Quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 25 - 35)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.2. Quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN

1.1.2.1. Khái niệm về quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN

Có nhiều ý kiến thống nhất cho rằng: Quản lý là tác động có ý thức, bằng quyền lực theo một quy trình với những nguyên tắc, phương pháp, phong cách, nghệ thuật và các công cụ của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý để đạt được mục tiêu của tổ chức trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định [1].

Tuy nhiên, đến nay vẫn có nhiều cách hiểu về quản lý nhà nước với những cách tiếp cận khác nhau:

Tiếp cận từ sự ra đời của nhà nước và quá trình lao động, khái niệm quản lý được hiểu “là một phạm trù xuất hiện trước khi có nhà nước với tính chất là một loại lao động xã hội hay lao động chung được thực hiện ở quy mô lớn. Quản lý được phát sinh từ lao động, không tách rời lao động và bản thân quản lý cũng là một loại lao động”

Từ cách tiếp cận hệ thống thì quản lý nhà nước: “...là hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước từ cơ quan quyền lực Nhà nước: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, Ủy ban hành chính nhà nước, cơ quan kiểm soát: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân các cấp”. Theo đó, quan niệm này cho rằng quản lý nhà nước đã bao hàm cả bộ máy lập pháp, bộ máy hành pháp cũng như cơ quan tư pháp. Một cách tiếp cận khác cho rằng, quản lý nhà nước là hoạt động của riêng hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước: Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp,

16

các sở, phòng ban chuyên môn. Từ việc tìm hiểu trên đây, luận văn cho rằng: "Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang tính quyền lực nhà nước, bằng nhiều biện pháp, tới các đối tượng quản lý nhằm đạt các mục tiêu các chủ thể quản lý thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc quản lý nhà nước trên cơ sở pháp luật. Quản lý nhà nước phải luôn luôn gắn với những mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cụ thể".

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế. Quản lý nhà nước về kinh tế là nội dung cốt lõi của quản lý xã hội nói chung và nó phải gắn chặt với các hoạt động quản lý khác của xã hội

Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước về kinh tế được thực hiện thông qua cả ba loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý có tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan hành pháp (Chính phủ ở Trung ương và UBND tỉnh ở cấp tỉnh).

Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng các công cụ quản lý. Hiện nay công cụ quản lý nhà nước về kinh tế được hiểu theo 2 nghĩa: Dụng cụ và phương tiện, là tất cả những gì giúp nhà nước thực hiện được hành vi quản lý của mình.

Từ những khái niệm trên có thể đưa ra khái niệm về quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức Phi Chính phủ như sau: Quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước đến các hoạt động kinh tế của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài nhằm bảo đảm hoạt động của các tổ chức này theo đúng mục đích nhân đạo từ thiện, phù hợp với luật pháp và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, mặt khác, bảo vệ lợi ích chính đáng

17

của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài trong quá trình hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, bảo đảm cho mối quan hệ giữa các tổ chức này với các bên đối tác Việt Nam được hài hòa [10].

1.1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN

Quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài là một bộ phận trong tổng thể hoạt động quản lý nhà nước của nước ta nói chung. Chính vì vậy, lĩnh vực quản lý này cũng phải tuân thủ những nguyên tắc quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa, là những nguyên tắc cho thấy bản chất của xã hội chủ nghĩa của hoạt động quản lý nhà nước. Cụ thể có những nguyên tắc cơ bản sau đây:

Nguyên tắc nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, Đảng lãnh đạo

Đảng đã xác định đây là vừa nguyên tắc cơ bản vừa là cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội trong đó có quản lý công tác phi chính phủ nước ngoài. Nguyên tắc này đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước phải coi trọng vai trò là chủ của nhân dân, đồng thời khẳng định sự lãnh đạo của Đảng, cũng là khẳng định định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể nguyên tắc này yêu cầu: Quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trước hết phải đảm bảo đúng đường lối, chính sách chỉ đạo của Đảng về đối ngoại nói chung và đối ngoại nhân dân nói riêng; phải đảm bảo sự quản lý thống nhất ở tầm vĩ mô và chiến lược của nhà nước; phải đảm bảo sao cho tất cả vì nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân, phải tăng cường sự tham gia của nhân dân vào công tác quản lý, để người dân không chỉ đơn thuần là đối tượng nhận viện trợ mà trở thành một bên đối tác trong cơ chế hợp tác ba bên: Chính quyền - nhân dân - các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Nguyên tắc tập trung dân chủ

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, chỉ đạo mọi hoạt động tổ chức, sinh hoạt nội bộ và phong cách làm việc. Tập trung và dân chủ là một thể thống nhất, không đối lập, không hạn chế nhau, theo đó Nhà nước giữ quyền thống

18

nhất quản lý những vấn đề lớn, mang tính chiến lược, cơ bản trao cho trung ương, đồng thời giao quyền hạn và trách nhiệm giải quyết các vấn đề cụ thể cho các bộ, ngành và địa phương để phát huy tính sang tạo, chủ động và linh hoạt của các cấp, các ngành, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Tập trung là để tránh buông lỏng, thả nổi, lơ là quản lý dẫn đến các hiện tượng tự do chủ nghĩa, vô chính phủ, mất kiểm soát; dân chủ là để tránh thâu tóm quyền lực dẫn đến độc quyền, độc tài.

Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và

vùng lãnh thổ

Nguyên tắc này đòi hỏi các lĩnh vực có sự tham dự của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thì quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ phải phối hợp gắn bó với nhau. Các bộ ngành và các địa phương có trách nhiệm chung trong việc hoàn thành nhiệm vụ quản lý mà nhà nước giao cho từng bộ, ngành cũng như cho từng địa phương để đạt được mục đích quản lý chung. Giữ vững nguyên tắc này là đảm bảo tính hệ thống thứ bậc trên dưới của bộ máy nhà nước, đảm bảo được sự thống nhất giữa cơ cấu ngành với cơ cấu lãnh thổ.

Nguyên tắc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Nguyên tắc này đòi hỏi việc quản lý về kinh tế đối với các phi chính phủ nước ngoài phải dựa trên cơ sở pháp luật của nhà nước, không cho phép các cơ quan quản lý của nhà nước thực hiện việc quản lý một cách tùy tiện, theo cảm tính, theo ý muốn chủ quan. Để thực hiện tốt nguyên tắc này phải đảm bảo ba điều kiện: Thứ nhất, phải xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về phi chính phủ nước ngoài nói riêng; Thứ hai, phải giáo dục pháp luật, tăng cường nhận thức và ý thức thuân thủ pháp luật cho cả các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và người dân; Thứ ba, xử lý nghiêm minh mọi

19

vi phạm dù là phía Việt Nam hay phía nước ngoài theo đúng những quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Nguyên tắc công khai

Tổ chức hoạt động của nhà nước phải công khai, minh bạch. Các chính sách, quy định của Nhà nước phải được công khai cho dân biết cũng như cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài biết. Nguyên tắc này lại càng đặc biệt quan trọng bởi quản lý các tổ chức phi chính phủ có liên quan rất nhiều đến quản lý tiền, hàng viện trợ và một số quyền lợi kinh tế.

1.1.2.4. Đặc điểm của quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN là một bộ phận trong tổng thể hoạt động quản lý nhà nước về đối ngoại nhân dân, vì vậy nó cũng mang những đặc điểm chung của hoạt động QLNN về đối ngoại và đối ngoại nhân dân.

Có thể thấy quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có một số đặc điểm chính như:

Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị.

Việc quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN trước hết phải đảm bảo đúng đường lối, chính sách chỉ đạo của Đảng về đối ngoại nói chung và đối ngoại nhân dân nói riêng; phải đảm bảo sự quản lý thống nhất, tăng cường sự tham gia của nhân dân trong công tác quản lý, phát huy cơ chế hợp tác ba bên: Chính quyền- nhân dân vùng hưởng lợi - tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Do vậy, QLNN đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải luôn song hành với hệ thống chính trị, phù hợp với các quyết sách chính trị của Đảng và Nhà nước.

20

Mọi hoạt động quản lý nhà nước phải đảm bảo nằm trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Việc quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN phải dựa trên cơ sở pháp luật của Nhà nước và pháp luật được sử dụng làm công cụ chủ yếu để quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Tính thống nhất và linh hoạt

Quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN phải dựa trên cơ sở quy định chung của pháp luật; không cho phép các cơ quan quản lý của Nhà nước thực hiện việc quản lý một cách tùy tiện, theo cảm tính hay theo ý muốn chủ quan.. Bên cạnh đó, trong quá trình quản lý cũng cần có sự linh hoạt, giao một số quyền hạn và trách nhiệm qua đó tạo điều kiện cho các bộ, ngành và địa phương có thể chủ động, linh hoạt giải quyết một số vấn đề cụ thể nào đó. Qua đó, phát huy tính sáng tạo, chủ động và quyền làm chủ của các cấp, các ngành.

Tính công khai, minh bạch

Các chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý về kinh tế liên quan đến hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cần phải được công khai, minh bạch. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng bởi quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có liên quan rất nhiều đến quản lý nguồn tiền, hàng viện trợ và một số quyền lợi kinh tế.

1.1.2.5. Vai trò của quản lý nhà nước đối về kinh tế với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển KTXH của đất nước, vai trò đó thể hiện ở các điểm sau:

Một là, quản lý nhà nước nhằm đảm bảo các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Cùng với việc thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương và đa dạng hóa các mối quan hệ số lượng các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

21

hoạt động tại Việt Nam ngày càng tăng lên. Có thể thấy quan hệ với cộng đồng PCPNN đang trở thành một bộ phận quan trọng trong tổng thể quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Các tổ chức PCPNN đã và đang góp phần không nhỏ cùng nhà nước khắc phục các tác động tiêu cực của quá trình phát triển. Chính vì lẽ đó, cũng như các lĩnh vực khác, nó tất yếu cần có sự quản lý của nhà nước. Có thể nói quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài là điều hết sức cần thiết, hướng hoạt động của các tổ chức này vào mục tiêu phát triển của đất nước.

Mục đích của QLNN về kinh tế đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN là nhằm hướng dẫn các tổ chức này hoạt động phù hợp với định hướng của Việt Nam, phù hợp với những yêu cầu, nhiệm vụ phát triển KTXH của công cuộc đổi mới và phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. QLNN về kinh tế cũng là để đảm bảo cho các tổ chức PCPNN hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và những chính sách hiện hành của Việt Nam, đồng thời không trái với pháp luật quốc tế.

Hai là, quản lý nhà nước về kinh tế để phát huy mặt tích cực của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Không chỉ nhằm mục đích quản lý, quản lý nhà nước còn nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động và phát huy những tác dụng tích cực của mình và qua đó thu hút tối đa mọi nguồn lực đóng góp cho sự phát triển KTXH của Việt Nam.

Là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua nhiều năm bị chiến tranh tàn phá, thường xuyên bị thiên tai đe doạ, cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã không ngừng nỗ lực đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Trong sự nghiệp to lớn và nặng nề này, chúng ta luôn cần huy động và tranh thủ sự

22

giúp đỡ quí báu, có hiệu quả của chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế trong đó có cả các tổ chức PCPNN.

QLNN còn nhằm mục đích khai thác có hiệu quả nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Sự hỗ trợ của các tổ chức PCPNN tuy không lớn so với các nguồn viện trợ khác như viện trợ ODA, song cũng là một nguồn lực quan trọng giúp nhà nước tháo gỡ khó khăn trong giai đoạn khôi phục, xây dựng kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhìn chung nguồn viện trợ này có tác dụng thiết thực đối với nhiều ngành, địa phương và cơ sở, nhất là những cơ sở nghèo và là một nguồn bổ sung đáng kể cho ngân sách quốc gia. Do đó nó có một ý nghĩa nhất định đối với nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là khi nguồn viện trợ này được tập trung cho các vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai.

Bên cạnh đó, ngoài hình thức viện trợ hàng hóa và trang thiết bị trực tiếp (thường là trong những trường hợp cứu trợ khẩn cấp) các tổ chức PCPNN còn hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án trên nhiều lĩnh vực khác nhau như giúp đỡ người khuyết tật, giải quyết các vấn đề xã hội, giáo dục đào tạo, viện trợ y tế; phát triển nông thôn, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường... Không chỉ viện trợ về vật chất mà các tổ chức phi chính phủ nước ngoài còn tài trợ qua nhiều hình thức khác như hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao kinh nghiệm, công nghệ, nâng cao dân trí, chăm sóc y tế, phổ cập giáo dục… Do đó cần phải quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)