Hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 89 - 92)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức ph

3.3.4. Hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử lý

Để có thể thực hiện tốt việc quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thì không thể bỏ qua quá trình kiểm tra, giám sát. Quá trình này đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Các cơ quan quản lý nhà nước chủ

80

động trực tiếp gặp gỡ, làm việc với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các đối tác Việt Nam hay địa phương nơi tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động; hoặc lập Đoàn đi kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra giấy phép, việc tuyển dụng nhân viên, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; Kiểm tra việc thực hiện các chương trình dự án, tình hình quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại các đơn vị, địa phương nơi có các chương trình dự án đang được triển khai….

Theo Nghị định 113/2009/NĐ-CP, nội dung theo dõi giám sát dự án đầu tư của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư (a) theo dõi tình hình thực hiện chế độ báo cáo của người quyết định đầu tư và chủ đầu tư theo quy định; (b) tổng hợp tình hình thực hiện dự án: tiến độ thực hiện, tình hình giải ngân, công tác đấu thầu, các khó khăn, vướng mắc chính sách ảnh hưởng đến dự án; (c)Phản hồi và xử lý các biện pháp xử lý của chủ đầu tư, của người quyết định đầu tư liên quan đến dự án; (d) Kịp thời báo cáo và đề xuất các phương án xủ lý khó khăn, các vấn đề vượt quá thẩm quyền.

Nội dung kiểm tra

- Việc chấp hành về lập, thẩm định, phê duyệt dự án, sử dụng vốn đầu tư và các nguồn lực của dự án, bố trí vốn đầu tư, giải ngân, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư; giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư dự án; nghiệm thu đưa dự án vào hoạt động.

- Năng lực quản lý thực hiện dự án của cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc và sai phạm trong quá trình thực hiện dự án; giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện của cơ quan trực tiếp quản lý chủ đầu tư.

Nội dung giám sát, đánh giá dự án đầu tư

- Đánh giá ban đầu: Đánh giá công tác chuẩn bị, tổ chức, huy động các nguồn lực của dự án, bảo đảm thực hiện dự án đúng mục tiêu, tiến độ theo phê duyệt. đánh giá những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện so với thời

81

điểm phê duyệt dự án. Đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh phù hợp với điều kiện thực tế.

- Đánh giá giữa kỳ: Đánh giá sự phù hợp của kết quả thực hiện dự án so với mục tiêu đầu tư, đánh giá mức độ hoàn thành công việc so với kế hoạch thực hiện. Các bài học kinh nghiệm rút ra từ việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án và quản lý thực hiện dự án

- Đánh giá kết thúc: Đánh giá quá trình chuẩn bị đầu tư dự án; đánh giá quá trình thực hiện các mục tiêu dự án; các nguồn lực huy động cho dự án; các lợi ích cho những người hưởng lợi; tính bền vững và các yếu tố đảm bảo tính bền vững của dự án. Các bài học rút ra sau quá trình thực hiện.

Tính đến nay, theo báo cáo của sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ, Sở Ngoại vụ các chủ dự án đã nộp báo cáo theo quy định của quy chế quản lý và sử dụng viện trợ. Theo dõi, đánh giá việc tiếp nhận và thực hiện các dự án PCPNN trong ngành, địa phương của mình; kịp thời phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vướng mắc, khó khăn, những vi phạm trong quá trình triển khai công tác tiếp nhận dự án liên quan để xử lý.

Theo Quyết định 73/2010/QĐ-UBND ngày 22/7/2010 của UBND tỉnh, Chủ dự án phải gửi báo cáo 6 tháng, báo cáo năm, báo cáo kết thúc dự án (sau 6 tháng kết thúc dự án). Chủ dự án lập báo cáo theo các mẫu quy định theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Thông tư 07/2010). Từ bảng 3.17 phản ánh số liệu có 20,42% chủ dự án nộp báo cáo đúng thời gian yêu cầu. Các dự án không nộp báo cáo gửi về cơ quan chức năng của tỉnh chiếm 21% với lý do Ban quản lý dự án chỉ báo cáo cơ quan chủ quản ở Trung ương, còn địa phương là cơ quan phối hợp thực hiện dự án. Báo cáo nộp chậm và chưa đảm bảo chất lượng chiếm 25,35%.

82

Bảng 3.9: Đánh giá chất lượng giám sát, đánh giá dự án PCPNN

STT Đánh giá

Nhóm đánh giá

TC PCPNN Dự án PCPNN Sở ban ngành Số

lượng Cơ cấu (%)

Số

lượng Cơ cấu (%)

Số

lượng Cơ cấu (%)

1 Rất tốt 0 0,00 0 0,00 0 0,00 2 Tốt 10 25,00 25 14,97 0,00 3 Bình thường 22 55,00 86 51,50 10 66,67 4 Kém 8 20,00 56 33,53 5 33,33 5 Rất kém 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Cộng 40 100 167 100 15 100

(Nguồn số liệu điều tra)

Qua bảng 3.9 cho thấy việc giám sát thực hiện dự án PCPNN ở Phú Thọ chưa được thực hiện thường xuyên và định kỳ cập nhật toàn bộ các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện dự án. Do đó, việc phân loại và phân tích thông tin không kịp thời để phản ảnh và đề xuất các biện pháp khắc phục, xử lý các sai phạm đảm bảo dự án PCPNN được thực hiện theo đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đạt chất lượng và hiệu quả, đúng quy định của pháp luật trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)