Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 118 - 122)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.5. Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nếu chỉ quan tâm đến việc hoàn thiện môi trường pháp lý, thể chế, tổ chức bộ máy mà bỏ qua yếu tố con người thì sẽ không thể đạt được kết quả mong muốn bởi con người luôn là trung tâm của mọi hoạt động.

Do đó, muốn tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý, muốn nâng cao chất lượng công tác quản lý về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN, muốn cải tạo bộ máy thì cũng cần phải chú ý đến việc nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực kể cả đội ngũ cán bộ quản lý lẫn cán bộ tác nghiệp trực tiếp.

Một thực tế đáng lo ngại là cho đến nay, tại tỉnh vẫn chưa thực sự có đủ một đội ngũ cán bộ làm công tác PCPNN có tính chuyên nghiệp mà đa phần

109

vẫn còn nhiều cán bộ kiêm nhiệm hay làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân. Có một số cán bộ chuyên trách được đào tạo tương đối căn bản nhưng chủ yếu ở cơ quan đầu mối và số lượng này rất hạn chế, không đủ để đảm bảo thực hiện khối lượng công việc lớn và chưa đủ tạo thành lực lượng chuyên nghiệp đáp ứng được những yêu cầu về nguồn lực con người.

Trong thời gian tới, để xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ, cần quan tâm đến một số yếu tố chính sau:

Một là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia quản lý và làm việc trực tiếp với các tổ chức PCPNN. Trước hết cần quán triệt theo tinh thần chỉ đạo của chỉ thị 19-CT/TW là “Cần đặc biệt quan tâm lựa chọn cán bộ vững vàng về chính trị, có hiểu biết về đối ngoại, nhất là về các tổ chức PCPNN, biết ngoại ngữ để bố trí vào các công việc liên quan đến tổ chức PCPNN”

Một trong những yêu cầu thiết yếu đầu tiên đối với cán bộ làm công tác quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN và trực tiếp có quan hệ phối hợp với các tổ chức PCPNN là phải nắm vững và quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm của Đảng, nhà nước Việt Nam và phải nắm chắc các văn bản quản lý của nhà nước đối với các tổ chức PCPNN.

Công tác PCPNN là loại hình công tác có tính đặc thù cao. Chính vì vậy đòi hỏi cần phải xác định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp tác nghiệp. Lực lượng này phải đáp ứng những tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực như:

-Về phẩm chất, căn bản cần có lập trường chính trị vững vàng, phải trung thành với tổ quốc, tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, có tư cách đạo đức trong sáng.

-Về năng lực, đội ngũ này nhất thiết phải nắm vững lý luận căn bản về chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đặc biệt là đường lối, chính sách đối ngoại. Phải có kiến thức về đối ngoại nhân dân và về các tổ chức PCPNN.

110

-Trên góc độ quản lý, đội ngũ này phải được trang bị các kiến thức quản lý hành chính nhà nước nói chung và QLNN trên lĩnh vực PCPNN nói riêng; cần thiết phải có phông kiến thức xã hội, nhất là về pháp luật và phải có trình độ ngoại ngữ tinh thông.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng bổ sung, kế thừa phải luôn được quan tâm chú trọng thực hiện bởi các lý do như:

-Đào tạo, bồi dưỡng là giải pháp tối ưu và lâu dài cho vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ. Đào tạo, bồi dưỡng phải theo tiêu chí và theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể. Các cơ quan đầu mối quản lý cần đặc biệt quan tâm lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ phụ trách hoạt động PCPNN và phải coi đây là một trong số những lĩnh vực công tác đối ngoại được ưu tiên.

-Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện xuyên suốt và đầy đủ tất cả các khâu từ đào tạo, bồi dưỡng trước khi nắm giữ chức vụ; đào tạo, bồi dưỡng để đề bạt và đào tạo, bồi dưỡng khi đang nắm giữ chức vụ. Đào tạo, bồi dưỡng phải quán triệt gắn với sử dụng và theo sát nhu cầu thực tế. Cần đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác PCPNN cả về tài chính, nhân sự, thông tin…Phương pháp học tập, nghiên cứu, trao đổi cần phải thường xuyên đổi mới và được cập nhật.

-Phương thức đào tạo cũng cần được đa dạng hóa. Không chỉ đào tạo qua trường lớp bài bản mà bằng nhiều hình thức khác nhau như qua tập huấn, qua họp giao ban hoặc giao lưu trao đổi kinh nghiệm cũng góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác PCP. Cần khuyến khích động viên cán bộ tự đào tạo nâng cao năng lực, rút kinh nghiệm từ quá trình xử lý công việc thực tế. Xác định đào tạo, bồi dưỡng vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi và học tập là quá trình cả đời từ đó không ngừng trau dồi kiến thức và tu dưỡng phẩm chất.

-Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn nâng cao năng lực cho các cơ quan đối tác Việt Nam về công tác PCP, các quy định của Nhà nước. Qua

111

đó giúp họ nhận thức đầy đủ hơn về công tác PCP, kỹ năng vận động, xây dựng dự án và quan hệ hợp tác với các tổ chức PCP …

Trong công tác cán bộ cũng cần quan tâm, chú trọng hơn nữa đến vấn đề sử dụng cán bộ. Sử dụng cán bộ cần tuân thủ các nguyên tắc như:

-Cần phải căn cứ vào phẩm chất và năng lực; phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tuyển dụng, kiểm tra, sát hạch, đề bạt một cách khoa học và minh bạch.

-Sử dụng cán bộ cần có quy hoạch, có chiến lược dài hạn cũng như kế hoạch ngắn hạn.

-Trong sử dụng cán bộ cần luôn đổi mới và chuyển đổi một cách hợp lý. Điều này có nghĩa là phải tùy theo sự phát triển của thực tế khách quan mà không ngừng điều chỉnh, đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ cấu tri thức của đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, công tác chuyển đổi cũng cần lưu ý đảm bảo tính ổn định, nhất là đối với các cơ quan thường có quan hệ hợp tác với các tổ chức PCP. Việc chuyển đổi cần phải có hướng chuyển đúng và cần dựa theo yêu cầu công tác, cũng như cần tính đến những yếu tố khác như hứng thú, tuổi tác, kinh nghiệm và hoàn cảnh thực tế của cán bộ để phát huy năng lực của họ ở mức cao nhất.

Cần có chế độ đãi ngộ cán bộ hợp lý. Chính sách tiền lương, phúc lợi, nghỉ hưu và các bảo đảm về luật pháp là biện pháp hữu hiệu để thu hút nhân tài tiếp tục tham gia làm việc trong lĩnh vực này và để đảm bảo cho đội ngũ đạt được tính ổn định. Chế độ đãi ngộ xứng đáng cũng là biện pháp góp phần hạn chế tình trạng “Chảy máu chất xám” trong đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ có bề dày kinh nghiệm và kiến thức.

Hai là, nâng cao năng lực, nhận thức của nhân viên Việt Nam và người nước ngoài làm việc cho các tổ chức PCP. Đối với đội ngũ người Việt Nam làm việc trong các tổ chức PCP, cần tiếp tục quan tâm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức chính trị, trách nhiệm công dân

112

đối với tổ quốc; Nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức bảo vệ lợi ích quốc gia và tuân thủ tốt các quy định, hợp tác tốt với các cơ quan QLNN của Việt Nam.

Bên cạnh đó, định kỳ hàng năm cần tổ chức các chương trình tập huấn, phổ biến pháp luật và những quy định liên quan đến lĩnh vực này cho nhân viên của các tổ chức PCP. Qua đó giúp họ nắm và thực hiện đúng các quy định của nhà nước.

Các cơ quan chức năng liên quan đến việc quản lý hoạt động các tổ chức PCP trên địa bàn tỉnh cũng cần phải định kỳ gặp gỡ, tiếp xúc và đột xuất kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước liên quan đến vấn đề lao động. Từ đó kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở đối với các tổ chức PCP chưa thực hiện đúng yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)