Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế đối với hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 113 - 115)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế đối với hoạt động

của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và cơ chế phối hợp

Nội dung QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cơ quan, nhiều cấp chính quyền. Do đó, để hệ thống các cơ quan này hoạt động có hiệu quả giữa chúng cần xác lập mối quan hệ chặt chẽ, đúng đắn tạo thành một cơ chế đồng bộ trong QLNN về kinh tế đối

104

với hoạt động của các tổ chức PCPNN. Tất cả những yêu cầu này muốn thực hiện được phải được luật hóa thành những nguyên tắc và quy định cụ thể.

Như đã phân tích ở chương 3, bộ máy tổ chức QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN ở nước ta hiện nay đã được cơ bản hình thành bao quát từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương do đặc thù khác nhau lại có một cơ chế quản lý hoạt động PCPNN khác nhau.

Tại tỉnh Phú Thọ, bộ máy quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN đã được hình thành tương đối đầy đủ. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đối với từng cơ quan cũng như lĩnh vực cụ thể mà mình phụ trách cũng đã được quy định tương đối rõ ràng. Tuy nhiên trong thời gian tới để bộ máy này hoạt động hiệu quả hơn nữa cần lưu ý một số vấn đề sau:

Một là, phải phát huy hơn nữa vai trò của cơ quan đầu mối quản lý hoạt động của các tổ chức PCP. Theo Chỉ thị 19/CT-TW Ban Bí thư thì phải

coi trọng việc củng cố cơ quan đầu mối viện trợ PCP cả ở trung ương và địa phương. Việc củng cố phải được thực hiện trên mọi khía cạnh, từ cơ cấu tổ chức đến chất lượng đội ngũ cán bộ, từ phương thức tiếp cận đến các mối quan hệ. Trong đó cần quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các cơ quan liên quan.

Bên cạnh đó, Sở Ngoại vụ tỉnh kết hợp với các ban, ngành liên quan cũng cần khẳng định vai trò của cơ quan đầu mối như cần nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước; Nắm vững quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành, từng địa phương, từng thời kỳ và nhu cầu vận động, tài trợ; Nắm vững các tổ chức PCP, dự án mình quản lý; Kịp thời tham mưu đề xuất lãnh đạo tỉnh về các vấn đề liên quan đến hoạt động của các tổ chức PCP và có cách tiếp cận xử lý công việc sâu sát nhưng mềm dẻo.

Hai là, cần nâng cao hiệu quả phối hợp trong quản lý hoạt động của các tổ chức PCP. Mặc dù đã ban hành Quy chế quản lý các hoạt động phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo Quyết định số

105

31/2011/QĐ-UBND ngày 18/10/2011 nhưng kết quả là việc phối hợp quản lý còn chưa nhuần nhuyễn.

Bên cạnh việc đó cũng cần tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý với các cơ quan, đơn vị có quan hệ phối hợp, tiếp nhận viện trợ của các tổ chức PCP, các địa phương nơi tổ chức PCP có hoạt động. Cũng cần lưu ý, trong quá trình xây dựng bộ máy và thiết lập quan hệ phải lưu ý chú trọng việc xây dựng và củng cố các mối quan hệ toàn diện chứ không thể một chiều. Có như vậy thì cơ chế phối hợp mới đầy đủ, thống nhất và quan hệ phối hợp mới rõ ràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 113 - 115)