Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 98 - 99)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Các nhân tố chủ quan

a. Năng lực của cán bộ tổ chức, quản lý

Năng lực và đạo đức của các cán bộ thực hiện chương trình PCPNN cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức PCPNN. Nhìn chung, hiện nay cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế của tỉnh năng lực còn nhiều hạn chế. Thiếu các kỹ năng về đàm phán, thiếu hiểu biết chuyên môn sâu về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, đặc biệt là ngoại ngữ và tin học. Nước ta hiện mới đang trong bước đầu chuẩn hoá chất lượng cán bộ quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, để có thể đạt được hiệu quả trong việc quản lý nhà nước về kinh tế, tỉnh cần có chiến lược cũng như hành động thiết thực để nâng cao trình độ về ngoại ngữ, tin học cũng như chuyên môn đội ngũ cán bộ quản lý.

Ngoài những năng lực về chuyên môn kể trên, các cán bộ quản lý dự án nhất thiết phải có những phẩm chất đạo đức tốt. Hiện nay chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ, nhiều người còn có tâm lý bao cấp, coi viện trợ không hoàn lại là thứ cho không, cho thì nhận không để ý. Do vậy, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Viện trợ PCPNN dự án hay phi dự án đều đòi hỏi trách nhiệm rất cao của Chính phủ nước tiếp nhận trước dư luận trong nước cũng như dư luận nước tài trợ.

b. Sự cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao và sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan

Sự tham gia rộng khắp của các ngành, các cấp và sự chỉ đạo sát sao đối với tất cả các giai đoạn của dự án là điều kiện quan trọng giúp cho dự án đi đúng hướng, đạt được kế hoạch đề ra và có tính bền vững khi kết thúc. Nhìn chung, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý tại tỉnh còn thiếu đồng bộ, vẫn chỉ ở mức tuân thủ các mệnh lệnh hành chính từ cấp trên, nên hiệu quả dự án không cao, tỷ lệ chậm tiến độ lên đến gần 50%,

89

dõi, giám sát hiệu quả để đảm bảo chọn lựa được các giải pháp đúng, các nguồn lực được sử dụng công khai, minh bạch, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng và đáp ứng trách nhiệm giải trình cũng như duy trì được lâu dài các lợi ích mà nguồn dự án PCPNN mang lại.

c. Chính sách của địa phương

Chính sách kinh tế - xã hội và thể chế kinh tế phù hợp với xu thế phát triển, có ý nghĩa quyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềm năng quốc gia cũng như thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài. Thực tế cho thấy, mặc dù chính phủ đã liên tục thực hiện các chính sách kinh tế mở “Đa phương hóa, đa diện hóa” đi đôi với hoàn thiện thể chế kinh tế, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, nhưng về góc độ địa phương, tỉnh hiện chưa có chính sách gì đặc biệt, đột phá để tăng cường sự hợp tác và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ. Để có thể quản lý hiệu quả về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, đòi hỏi tỉnh cần phải có các chính sách linh hoạt hơn, phù hợp hơn và thực hiện một cách quyết liệt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)