5. Kết cấu của luận văn
4.1. Quan điểm định hướng chung về quản lý về kinh tế đối với các tổ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
4.1. Quan điểm định hướng chung về quản lý về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chức phi chính phủ nước ngoài
4.1.1. Quan điểm định hướng chung về quản lý về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài của Đảng chức phi chính phủ nước ngoài của Đảng
Mọi phương hướng và giải pháp để tăng cường QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCP đều phải căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước; quan điểm chỉ đạo của Đảng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, bao quát toàn bộ quá trình quản lý.
Liên quan đến lĩnh vực này, Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 24/3/2003 của Ban Bí thư về công tác PCPNN đã nêu rõ “QLNN đối với hoạt động PCPNN là một bộ phận trong tổng thể công tác đối ngoại của nước ta, cụ thể hơn là của công tác đối ngoại nhân dân”. [2]. Do đó, phải quan tâm, chỉ đạo và quản lý công tác PCP như một hoạt động đối ngoại.
Chủ trương nhất quán của Đảng và nhà nước ta là khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức PCP hiểu biết hơn về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của Việt Nam; Góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.
Do đó, có thể thấy QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCP đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển KTXH và xây dựng nhà nước Việt Nam XHCN. QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCP phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phải luôn quán triệt, cụ
99
thể hóa, thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về công tác đối ngoại nhân dân và công tác PCP trong toàn bộ quá trình quản lý nhà nước.
Cụ thể QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCP phải luôn được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo mà Đảng đã đề ra cho hoạt động đối ngoại nói chung, như:
-Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân
-Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
-Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ hợp tác với các tổ chức PCP.
-Chú trọng mở rộng quan hệ đối ngoại.
Thực tế thời gian qua đã chứng minh và kiểm nghiệm rằng những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về hoạt động của các tổ chức PCP như trên là hoàn toàn đúng đắn. Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết đối với những thành quả có được trong QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN. Đảng đã động viên về mặt tư tưởng, đề ra phương hướng chính trị đúng đắn cũng như những nội dung, hình thức và biện pháp hoạt động có hiệu quả nhất.
Những quan điểm mang tính chỉ đạo này là cơ sở vững chắc cho việc đề ra những chính sách quản lý cụ thể cũng như cho việc triển khai thực hiện cụ thể các hoạt động quản lý đối với các tổ chức PCPNN ở nước ta hiện nay.