Quan điểm định hướng chung về quản lý về kinh tế đối với các tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 108 - 111)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm định hướng chung về quản lý về kinh tế đối với các tổ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

4.1. Quan điểm định hướng chung về quản lý về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chức phi chính phủ nước ngoài

4.1.1. Quan điểm định hướng chung về quản lý về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài của Đảng chức phi chính phủ nước ngoài của Đảng

Mọi phương hướng và giải pháp để tăng cường QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCP đều phải căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước; quan điểm chỉ đạo của Đảng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, bao quát toàn bộ quá trình quản lý.

Liên quan đến lĩnh vực này, Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 24/3/2003 của Ban Bí thư về công tác PCPNN đã nêu rõ “QLNN đối với hoạt động PCPNN là một bộ phận trong tổng thể công tác đối ngoại của nước ta, cụ thể hơn là của công tác đối ngoại nhân dân”. [2]. Do đó, phải quan tâm, chỉ đạo và quản lý công tác PCP như một hoạt động đối ngoại.

Chủ trương nhất quán của Đảng và nhà nước ta là khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức PCP hiểu biết hơn về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của Việt Nam; Góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.

Do đó, có thể thấy QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCP đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển KTXH và xây dựng nhà nước Việt Nam XHCN. QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCP phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phải luôn quán triệt, cụ

99

thể hóa, thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về công tác đối ngoại nhân dân và công tác PCP trong toàn bộ quá trình quản lý nhà nước.

Cụ thể QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCP phải luôn được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo mà Đảng đã đề ra cho hoạt động đối ngoại nói chung, như:

-Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân

-Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại.

-Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ hợp tác với các tổ chức PCP.

-Chú trọng mở rộng quan hệ đối ngoại.

Thực tế thời gian qua đã chứng minh và kiểm nghiệm rằng những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về hoạt động của các tổ chức PCP như trên là hoàn toàn đúng đắn. Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết đối với những thành quả có được trong QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN. Đảng đã động viên về mặt tư tưởng, đề ra phương hướng chính trị đúng đắn cũng như những nội dung, hình thức và biện pháp hoạt động có hiệu quả nhất.

Những quan điểm mang tính chỉ đạo này là cơ sở vững chắc cho việc đề ra những chính sách quản lý cụ thể cũng như cho việc triển khai thực hiện cụ thể các hoạt động quản lý đối với các tổ chức PCPNN ở nước ta hiện nay.

4.1.2. Quan điểm định hướng quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Phú Thọ chức phi chính phủ nước ngoài tại Phú Thọ

Trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo của Đảng, tại Phú Thọ lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh luôn xác định rõ hoạt động của các tổ chức PCP là tất yếu khách quan. Hoạt động của các tổ chức PCP đã có những đóng góp nhất định trong quá trình phát triển KTXH của tỉnh, tuy nhiên, đây cũng là lĩnh

100

vực nhạy cảm, có thể bị lợi dụng để gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình chính trị, công việc nội bộ, xâm hại an ninh và chủ quyền quốc gia.

Do đó, trong quá trình QLNN về kinh tế đối với hoạt động PCP tại tỉnh Phú Thọ, lãnh đạo tỉnh cần luôn quan tâm quán triệt những quan điểm chỉ đạo, tuân thủ những nguyên tắc cơ bản và theo sát đường lối chung mà Đảng và nhà nước đã đề ra. Bên cạnh đó, trong hoạt động quản lý cần luôn chú ý đảm bảo các yêu cầu như:

- QLNN về kinh tế đối với hoạt động của các tổ chức PCP là một bộ phận trong QLNN về đối ngoại và nó có vai trò hết sức quan trọng. Cần khẳng định rằng QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCP là một đòi hỏi tất yếu để đảm bảo các tổ chức PCP hoạt động đúng theo định hướng và pháp luật của nhà nước cũng như giúp chúng ta tranh thủ được nguồn viện trợ và những đóng góp, hỗ trợ tích cực của các tổ chức PCP, hạn chế những tác động tiêu cực của hoạt động PCP.

- QLNN về kinh tế đối với hoạt động của các tổ chức PCP cần có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với việc QLNN trên các lĩnh vực khác, nhất là QLNN về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng. Khi xử lý các công việc liên quan đến các tổ chức PCP cần xem xét cân nhắc cả ba mặt chính trị, kinh tế và an ninh, trong đó nhất thiết phải bảo đảm để yêu cầu an ninh của đất nước không bị xâm hại.

- Quyền lực QLNN đối với các tổ chức PCP là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước. Các tổ chức PCP cần phải hoạt động theo luật định.

- Các cơ quan QLNN cần luôn nắm vững nguồn gốc, mục đích, tính chất hoạt động của từng tổ chức PCP trước khi quyết định việc thiết lập và tăng cường quan hệ; Nắm vững các phương pháp quản lý, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và các cơ chế liên quan đến hoạt động của các tổ

101

chức PCP nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả QLNN về kinh tế đối với hoạt động của các tổ chức PCP.

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình KTXH luôn thay đổi và ẩn chứa nhiều yếu tố phức tạp. Trong khi đó quy mô và tính chất phức tạp của hoạt động các tổ chức PCP ngày càng gia tăng. Điều này đòi hỏi phương thức và nội dung quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức PCP cũng cần có những thay đổi tương ứng linh hoạt, đáp ứng xu thế chung mà vẫn tuân theo các quy định chung của nhà nước.

Để đáp ứng yêu cầu này không phải là việc đơn giản. Nó đòi hỏi cần phải có sự quan tâm đến nhiều yếu tố; nhiều mối quan hệ phối hợp và sự nỗ lực của nhiều cơ quan đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)