Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 122 - 125)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát

Tương tự như nguồn tài trợ ODA, viện trợ của các tổ chức PCPNN mang ý nghĩa xã hội rất lớn cùng với nỗ lực của chính quyền đa số viện trợ của các tổ chức PCP trực tiếp đến đối tượng hưởng lợi vào tình cảm và trái tim người nhận, vì thế càng cần phải hạn chế những biểu hiện tiêu cực hoặc thất thoát. Trong thời gian qua, tại tỉnh tuy chưa nảy sinh nhiều biểu hiện tiêu cực như trong hoạt động tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, nhưng lác đác đây đó trong quá trình tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN cũng đã có những dấu hiệu bất ổn, sử dụng nguồn tài trợ không đúng mục đích hoặc không đúng đối tượng.

Điều này đã được nêu rõ trong chỉ thị 19-CT/TW của Ban Bí thư là “Hoạt động của các tổ chức PCPNN rất đa dạng, được coi là vì mục đích nhân đạo, phi lợi nhuận, phi chính trị, phi tôn giáo; nhưng một số thế lực đã lợi dụng hoạt động của một số ít tổ chức này vào các mục đích chính trị, can thiệp vào công việc nội bộ, xâm hại an ninh và chủ quyền của nước ta”. Do đó, cần phải nắm vững nguồn gốc, mục đích, tính chất hoạt động của từng tổ chức PCPNN trước

113

quản lý chặt chẽ, phát hiện và xử lý kịp thời, thỏa đáng những hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức này.

Qua đó, có thể thấy nếu không chú trọng công tác kiểm tra thì cho dù các dự án đề ra ban đầu có đúng, có thiết thực chăng nữa nhưng khi tổ chức thực hiện rất có thể sẽ không được tốt, không đem lại kết quả như dự kiến. Bằng các hoạt động kiểm tra, thanh tra thường xuyên sẽ kịp thời phát hiện những biểu hiện vi phạm, làm sai quy định cũng như những thiếu sót và lỗ hổng trong cơ chế quản lý nhà nước. Từ đó kịp thời đề ra kiến nghị cụ thể và xác thực làm cơ sở cho việc đổi mới và hoàn thiện cơ chế QLNN. Đây chính là một hình thức đấu tranh chống tham nhũng hữu hiệu bằng biện pháp phòng ngừa, phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay.

Tại Phú Thọ, trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát cần được quan tâm tới một số việc như:

Một là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp kiểm tra giám sát. Cần đẩy

mạnh hơn nữa việc hoàn thiện cơ chế phối hợp kiểm tra giám sát. Trong thời gian qua, việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc kiểm tra giám sát còn hạn chế trong quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh. Công tác phối hợp vẫn còn chưa chặt chẽ, rời rạc. Do đó, cần có sự phân công rõ rệt trong kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan đầu mối phụ trách tại địa phương. Cụ thể

-Giữa Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư cần thường xuyên phối hợp kiểm tra việc thực hiện, tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ. Kiểm tra so sánh số liệu báo cáo nhằm đảm bảo nguồn viện trợ này được sử dụng đúng mục đích và tránh bị thất thoát.

-Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Ngoại vụ và cơ quan quản lý địa phương trong việc kiểm tra giấy phép, nhân viên và hoạt động của các tổ chức

114

PCPNN xem có thực hiện đúng theo những gì đã cam kết và quy định của nhà nước không.

Ngoài ra, cơ chế phối hợp và trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý cũng cần được tăng cường. Trước đây, việc phối hợp kiểm tra và trao đổi thông tin thường được thực hiện theo định kỳ 1 năm. Tuy nhiên, do những biến động không ngừng của tình hình mới, cần rút ngắn thời gian lại là 6 tháng hoặc 3 tháng một lần để kịp thời đánh giá tình hình, rút ra bài học kinh nghiệm và có những đề xuất, bổ sung hoặc thay đổi, điều chỉnh cần thiết về chính sách hoặc biện pháp cho phù hợp với tình hình mới.

Hai là, cần tăng cường công tác đi cơ sở. Các cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là các cán bộ được phân công quản lý và tham gia hoạt động với các tổ chức PCPNN, cần phải tăng cường phối hợp cùng các sở ngành, địa phương đi kiểm tra thực tế tại cơ sở nơi có hoạt động, có dự án của các tổ chức PCPNN triển khai; yêu cầu các cấp ủy đảng và các cấp chính quyền quan tâm, chỉ đạo kiểm tra hoạt động của bộ phận phụ trách quan hệ với các tổ chức PCPNN, nhất là trong việc thực hiện các quy định về phê duyệt dự án, chế độ báo cáo. Đồng thời, cần huy động sự tham gia của các đoàn thể quần chúng vào việc thực hiện và giám sát các dự án của các tổ chức PCPNN.

Cần chú ý chuẩn bị kỹ các nội dung, kế hoạch kiểm tra trước khi đi khảo sát, kiểm tra thực tế để kết quả kiểm tra đi sâu vào thực chất. Kết quả kiểm tra phải được báo cáo trung thực nếu có sai phạm thì cần được xử lý nghiêm túc.

Tăng cường đi công tác, khảo sát các đơn vị cơ sở cũng là cơ sở để tổng hợp phân tích, từ đó mới đưa ra được giải pháp cụ thể. Việc khảo sát cũng nhằm hạn chế quản lý về mặt hành chính, dựa vào báo cáo mà nắm bắt tình hình hoạt động một cách sát thực hơn. Kịp thời phát hiện những vi phạm để xử lý cũng như nhân rộng thực hiện các dự án được triển khai có hiệu quả.

115

Ba là, nâng cao hiệu quả công tác giám sát. Cần tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát bằng nhiều hình thức như:

-Huy động sự tham gia của các đoàn thể và người dân, nhất là những người trực tiếp hưởng lợi từ các hoạt động, các dự án viện trợ của các tổ chức PCPNN. Chú ý đa dạng hóa hình thức tham gia của người dân vào hoạt động giám sát như bày tỏ ý kiến, thảo luận, đánh giá, tham mưu… Sự tham gia của nhân dân cũng cần được thực hiện ở nhiều khâu như giám sát từ khi lập kế hoạch cho đến khi dự án được triển khai thực hiện.

-Xây dựng một đội ngũ giám sát và mạng lưới các tổ chức tư vấn độc lập làm nguồn lực bổ sung hỗ trợ các cơ quan quản lý trong giám sát hoạt động của các tổ chức PCPNN.

Bốn là, xây dựng cơ chế khen thưởng rõ ràng, động viên kịp thời và chính xác. Việc kiểm tra, giám sát phải luôn gắn liền với nhận xét, khen thưởng và kỷ luật. Do đó, cần có cơ chế, chính sách và hình thức động viên, khen thưởng bằng vật chất và tinh thần kịp thời và thích đáng đối với các cá nhân và tập thể có đóng góp xứng đáng. Cũng cần lưu ý việc ghi nhận những đóng góp của các tổ chức PCPNN bằng các hình thức tuyên dương, khen thưởng là phù hợp nhưng phải được thực hiện đúng cách và chính xác. Tránh khen thưởng tràn lan, hoặc chỉ mang tính chất hình thức không đi vào nội dung thực tế. Tránh tình trạng khen thưởng quá mức hoặc không kịp thời, dẫn đến tâm tư, không động viên được các tổ chức PCPNN tiếp tục phát huy những đóng góp của mình.

Bên cạnh đó, cũng cần có những hình thức nhắc nhở kịp thời và xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với những trường hợp sai phạm (kể cả đối với các tổ chức PCPNN, các cơ quan của Việt Nam) nhằm kịp thời ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực phát sinh trong hoạt động cũng như trong quá trình quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 122 - 125)