Kiến nghị với tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 126 - 133)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Kiến nghị

4.4.2. Kiến nghị với tỉnh

- Tiếp tục quan tâm, tăng cường công tác quản lý nguồn vốn viện trợ và giám sát có hiệu quả hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh;

- Luôn tăng cường rà soát các cơ chế mà cụ thể là các quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn viện trợ cho các chương trình dự án, để kịp thời chỉnh sửa cũng như thay đổi sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí hàng năm của tỉnh để triển khai công tác vận động thu hút đầu tư và viện trợ nói riêng, bố trí vốn đối ứng kịp thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đã được cam kết viện trợ.

117

KẾT LUẬN

Quản lý Nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhờ vào chủ trương, đường lối rõ ràng, nhất quán của Đảng; những chính sách hợp lý của nhà nước và khuôn khổ pháp lý quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN khá cơ bản; cơ chế phối hợp QLNN tương đối đồng bộ; chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng được quan tâm... Qua đó đã tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức PCPNN góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Có thể nói để ngày càng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhiều yếu tố từ môi trường pháp lý đến tổ chức bộ máy, con người… Điều này đòi hỏi sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo tỉnh, sự nỗ lực và phối hợp nhuần nhuyễn của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động PCPNN tại địa phương.

Là một trong những lĩnh vực khá mới mẻ, nhiều phức tạp và nhạy cảm nên quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Để nâng cao hiệu quả QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN tỉnh Phú Thọ cần quan tâm thực hiện tốt hàng loạt các phương hướng và giải pháp như: Tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh; Nâng cao nhận thức về hoạt động PCPNN; Ban hành các văn bản pháp luật phù hợp thực tế của tỉnh Phú Thọ và nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực thi các văn bản pháp luật; Hoàn thiện bộ máy QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN và cơ chế phối hợp; Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Nâng cao hiệu

118

quả hoạt động kiểm tra, giám sát, hoạt động tổng kết, đánh giá và hoạt động dự đoán, lập kế hoạch ….

Cuối cùng, do hiện nay việc nghiên cứu về Quản lý Nhà nước đối với các tổ chức PCPNN và hoạt động của nó còn hết sức mới mẻ và khó khăn. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu, đề tài này chỉ cố gắng đi sâu nghiên cứu, xem xét và phân tích quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN để đưa ra những giải pháp kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về kinh tế đối với các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.

119

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án PCPNN năm 2008.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Báo cáo thu hút viện trợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2006-2010.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và WB (2008), Báo cáo hoàn thành và kết quả phát triển nông thôn tổng hợp giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc. 4. Ban chấp hành Trung ương Đảng (1994), Chỉ thị số 44-CT/TW ngày

20/9/1994 về mở rộng và đổi mới hoạt động đối ngoại nhân dân.

5. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2003), Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 24 tháng 01 năm 2003 về công tác phi chính phủ nước ngoài.

6. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2010), Quy chế về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại ban hành kèm theo Quyết định số 295-QĐ/TW ngày 23/3/2010.

7. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2011), Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 6/7/2011 về việc tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới.

8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Thông tư số 04/2001/TT-BKH ngày 05/06/2001 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30 tháng 3 năm 2010 về hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

10. Bộ Ngoại giao (2012), Thông tư số 05/2012/TT-BNG ngày 12/11/2012 hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức

120

phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

11. Bộ Tài Chính (2010), Thông tư số 225/2010/TT-BTC, ngày 31/12/2010 Quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc ngân sách nhà nước.

12. Chính phủ (1998), Nghị định 85/1998/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 1998 về việc tuyển chọn, sử dụng và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức và cá nhân nước ngoài.

13. Chính phủ (1999), Nghị định số 46/1999/NĐ-CP ngày 01/04/1999 sửa đổi một số điều của Nghị định số 85/1998/NĐ-CP ngày 20/10/1998 về việc tuyển chọn, sử dụng và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

14. Chính phủ (1999), Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19/04/1999 về các hoạt động tôn giáo.

15. Chính phủ (2007), Đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 - 2010.

16. Chính phủ (2009), Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

17. Chính phủ (2012), Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2012 về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

18. Chính phủ Nghị Định 93/2009/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

19. Đỗ Kim Chung (2003), Giáo trình Dự án phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

20. Hồ Hữu Tiến (2009), Bàn về vấn đề quản lý vốn viện trợ ODA ở Việt Nam - Trường Đại học kinh tế, Đà nẵng - Tạp chí Khoa học và

121

Công nghệ, Đại học Đà nẵng số 2(31)2009.

21. Hồ Quang Minh (2009), Tăng cường hiệu quả viện trợ cho phát triển bền vững (bài phát biểu của ông Hồ Quang Minh -Vụ trưởng Vụ kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Diễn đàn Hiệu quả viện trợ).

22. Nghị Định 113/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/12/2009 quy định về giám sát và đánh giá đầu tư.

23. Nông Thị Hồng Hạnh (2011), Nghiên cứu quản lý viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

24. Quyết định số 40/2013/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2013-2017

25. Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ (2014), Báo cáo phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 - 2010 văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII.

26. Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 12/3/2010 của Bộ kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN. 27. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2008), Chương trình xúc tiến vận động

viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2008-2010;

28. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2010), Chương trình xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2010-2015;

29. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2010), Chương trình xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2010-2015

30. WB (2008), Việt Nam đánh giá tình hình thực hiện dự án quốc gia 2007. 31. Website của các Bộ Kế hoạch và đầu tư, PACCOM, Bộ Ngoại giao và

122

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA I. Thông tin về người được điều tra

1.Họ và tên:... 2. Nơi công tác/làm việc:……….

II. Đánh giá công tác quản lý nhà nước

1. Các văn bản của nhà nước liên quan tới các tổ chức phi chính phủ  Hợp lý, dễ áp dụng

 Khó áp dụng, còn chồng chéo  Không ý kiến

2. Mức độ hài lòng với công tác quản lý nhà nước về kinh tế đối các tổ chức phi chính phủ  Rất tốt  Tốt  Bình thường  Kém  Rất kém

3. Mức độ hài lòng của anh( chị) về kết quả thẩm định dự án?  Rất tốt

 Tốt

 Bình thường  Kém

 Rất kém

4.Đánh giá của anh(chị) về chất lượng giám sát các dự án cơ quan quản lý nhà nước.

123  Rất tốt  Tốt  Bình thường  Kém  Rất kém

III. Đánh giá về việc xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật quản nước nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ

... ...

IV. Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện quản lý

... ...

V. Đánh giá về công tác giám sát, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật

... ...

VI. Đánh giá về công tác tổng kết và đánh giá hoạt động của các tổ chức Phi chính phủ nước ngoài

... ...

VII. Ý kiến góp ý khác

... ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 126 - 133)