Quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh bắc ninh​ (Trang 29 - 37)

đối với loại hình nhập nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

- Căn cứ kết quả xử lý thông tin hải quan và tiêu chí quản lý rủi ro, cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ báo cáo quyết toán; đối với tổ chức, cá nhân có thông tin nghi vấn có dấu hiệu gian lận thương mại thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan và xử lý theo quy định.

1.2.2. Quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. khẩu.

1.2.2.1. Xây dựng kế hoạch công tác hàng năm

Hải quan Việt Nam được Đảng và Nhà nước giao cho nhiệm vụ “Gác cửa nền kinh tế đất nước“, thực hiện nhiệm vụ quản lý toàn bộ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, hành lý cá nhân, phương tiện vận tải khi xuất cảnh nhập cảnh đây là nhiệm vụ pháp định của ngành Hải quan.

Hàng năm Tổng Cục Hải quan sẽ đề ra chỉ tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đối với các Cục Hải quan địa phương, cụ thể: chỉ tiêu về số thu nộp ngân sách, yêu cầu đối với nhiệm vụ quản lý, thực thi các chính sách đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên địa bàn được giao quản lý. Căn cứ vào chỉ tiêu, nhiệm vụ được Bộ Tài chính giao, Tổng Cục Hải quan yêu cầu các Cục Hải quan xây dựng kế hoạch công tác trọng điểm hàng năm, đồng thời dựa theo tình hình thực tế của các Cục Hải quan như: số thu nộp ngân sách năm trước liền kề, số lượng Doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, tình hình kinh tế xã hội địa bàn quản lý, tình hình kinh tế xã hội của đất nước... Theo yêu cầu của Tổng cục Hải quan, hàng năm (cuối năm dương lịch) các Cục Hải quan có trách nhiệm xây dựng kế hoạch công tác trọng tâm và báo cáo về Tổng cục Hải quan để Tổng cục Hải quan xây dựng kế hoạch công tác trọng tâm năm của ngành Hải quan báo cáo Bộ Tài chính.

Kế hoạch công tác trọng điểm hàng năm của Cục Hải quan xác định: tên nhiệm vụ được giao (công tác nghiệp vụ; công tác kiểm tra sau thông quan; công tác chống buôn lậu, chống gian lận thương mại và phòng chống ma túy; công tác tổ

chức cán bộ và xây dựng lực lượng; công tác văn phòng), lãnh đạo phụ trách, phòng/cán bộ được giao theo dõi, thời gian hoàn thành. Như vậy ở đây ta thấy trong kế hoạch của các Cục hải quan không có mục tiêu/kết quả cần đạt được mà chỉ đưa ra các nhiệm vụ phải thực hiện. Mục tiêu/kết quả tuy không thể hiện trên kế hoạch công tác trọng tâm năm của các Cục Hải quan nhưng việc thực hiện kế hoạch công tác năm là để hướng đến việc hoàn thành số thu nộp ngân sách được Tổng cục Hải quan giao theo chỉ tiêu và đảm bảo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan, kịp thời phát hiện, xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật về hải quan trên địa bàn được giao quản lý.

Nội dung kế hoạch liên quan đến: công tác nghiệp vụ, công tác kiểm tra sau thông quan; công tác chống buôn lậu, chống gian lận thương mại và phòng chống ma túy chính là việc thực hiện các mảng nghiệp vụ hải quan theo quy định của pháp luật như: Triển khai thực hiện các văn bản pháp luật (Luật, Nghị định, Thông tư...) liên quan đến hoạt động của cơ quan hải quan, đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin thông suốt, tăng cường công tác thu nợ thuế, triển khai thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan, triển khai thực hiện công tác kiểm soát hải quan chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, bảo hộ sở hữu trí tuệ...

Nội dung kế hoạch liên quan đến: công tác tổ chức cán bộ và xây dựng lực lượng; công tác văn phòng xác định các công việc phải làm như: Rà soát biên chế báo cáo Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính trong trường hợp cần bổ sung biên chế, xây dựng đề án thành lập thêm Chi cục, tổ/đội, đào tạo cán bộ, luân chuyển/ điều động cán bộ, triển khai thực hiện công tác xây dựng trụ sở đã được cấp trên phê duyệt, quản lý tài sản/ấn chỉ...

Khác với doanh nghiệp, việc xây dựng kế hoạch của cơ quan Hải quan không quá phức tạp bởi lẽ mặc dù có mục tiêu (chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao) nhưng do Hải quan là cơ quan hành chính sự nghiệp, mọi hoạt động đã được pháp luật quy định, kế hoạch công tác hàng năm thường được xây dựng theo một kết cấu thống nhất trong toàn ngành hướng đến việc hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu thu nộp ngân sách mà Tổng Cục Hải quan, Bộ Tài chính giao cho.

Từng đơn vị hải quan (từng Cục hải quan) xây dựng kế hoạch công tác năm cho toàn bộ hoạt động của đơn vị mình chứ không xây dựng kế hoạch chi tiết theo từng đối tượng quản lý, cụ thể ở đây là: không lập kế hoạch riêng cho việc quản lý hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Điều này cũng dễ hiểu vì hoạt động quản lý của cơ quan Hải quan gắn liền với việc thực thi các quy định của Pháp luật do Nhà nước ban hành.

1.2.2.2. Nội dung quản lý của Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Cơ quan hải quan có trách nhiệm: Kiểm tra cơ sở sản xuất; năng lực sản xuất của tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu; Kiểm tra việc sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, kiểm tra số lượng hàng hóa tồn kho của tổ chức, cá nhân gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Việc kiểm tra này thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro.

* Quản lý hồ sơ hải quan:

Gồm tờ khai hải quan và các chứng từ có liên quan như: hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan theo Điều 24 Luật Hải quan, Điều 16 Thông tư 38/2015TT-BTC ngày 25/3/2015. Việc quản lý hồ sơ hiện nay được thực hiện thông qua hệ thống VNAACS/VCIS (Hình 1.1)

Hình 1.1. Mô hình hệ thống VNACCS/VCIS

Mỗi luồng hàng được phân loại nói lên mức độ đánh giá của cơ quan Hai quan đối với hàng hóa trong quá trình quản lý rủi ro. Theo đó:

Mức (1) - Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;

Mức (2) - Luồng vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; Và mức (3) - Luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.

* Quản lý về định mức thực tế để sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo quy định tại Điều 55 Thông tư số 38/2015TT-BTC

- Định mức thực tế để sản xuất sản phẩm xuất khẩu, gồm:

a) Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm;

b) Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm;

c) Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao. Trường hợp lượng phế liệu, phế phẩm đã tính

vào định mức sử dụng hoặc định mức vật tư tiêu hao thì không tính vào tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư.

- Định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan Hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư

- Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm. Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức

* Quản lý về việc xử lý đối với phế phẩm, phế liệu, nguyên liệu dư thừa: Tại điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, cụ thể: Doanh nghiệp có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu huỷ. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên, thì tự chịu trách nhiệm tổ chức việc tiêu hủy, cơ quan hải quan không thực hiện giám sát.

* Quản lý về báo cáo quyết toán:

Báo cáo quyết toán được thực hiện theo nguyên tắc tổng trị giá nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Báo cáo quyết toán phải phù hợp với chứng từ hạch toán kế toán của tổ chức, cá nhân.

- Thời hạn nộp: định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

+ Tiếp nhận báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu do người khai Hải quan nộp;

+ Kiểm tra báo cáo quyết toán: Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán:

• Báo cáo quyết toán của tổ chức, cá nhân nộp lần đầu;

• Báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với Hệ thống của cơ quan Hải quan;

• Kiểm tra sau khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở người nộp thuế;

• Kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân.

Hàng năm, Chi cục tổng hợp các số liệu về số lượng tờ khai, về kim ngạch xuất nhập khẩu....của hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu gộp chung với các loại hàng hóa khác báo cáo Cục Hải quan, Cục Hải quan tổng hợp báo cáo của các Chi cục để báo cáo Tổng Cục Hải quan, Tổng cục Hải quan tổng hợp báo cáo của các Cục Hải quan để báo cáo Bộ Tài chính.

* Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan để quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu khi nhập khẩu hàng hóa (nguyên phụ liệu) để sản xuất và xuất khẩu hàng hóa đều phải có nghĩa vụ khai báo Hải quan để làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định của Pháp luật.

Doanh nghiệp đăng ký tờ khai trên hệ thống thông quan điện tử của Cơ quan Hải quan (hệ thống VNACC, VCISS) -> Hệ thống (VNACC,VCISS) sẽ tiếp nhận khai báo của Doanh nghiệp và phân luồng kiểm tra:

Luồng xanh -> Doanh nghiệp đến nhận hàng, đưa hàng về kho;

Luồng Vàng -> Doanh nghiệp mang hồ sơ giấy: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, bảng kê chi tiết hàng hóa...đến trụ sở Chi cục Hải quan nơi mình đăng ký làm thủ tục Hải quan để công chức Hải quan kiểm tra chi tiết tờ khai trước khi thông quan hàng hóa;

Luồng đỏ -> Doanh nghiệp xuất trình Tờ khai Hải quan và hàng hóa để cơ quan Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa. Tỷ lệ % kiểm tra thực tế hàng hóa do

Lãnh đạo Chi cục Hải quan xác nhận trên hệ thống thông quan điện tử (5% hoặc 10% hoặc toàn bộ lô hàng).

Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu là đối tượng giám sát hải quan kể từ khi đăng ký tờ khai cho đến khi được sản xuất thành hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Doanh nghiệp muốn chuyển đổi mục đích sử dụng, đưa đi gia công ngoài nhà máy của mình, tiêu hủy phế liệu... đều phải khai báo cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu có nghĩa vụ:Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan; sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu vào mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng thì phải làm thủ tục hải quan theo quy định; lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nguyên liệu, vật tư sử dụng để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong khu vực sản xuất; trường hợp lưu giữ ngoài khu vực sản xuất phải được sự đồng ý của cơ quan hải quan; thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, kế toán, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào, đưa ra cơ sở gia công, sản xuất; xuất trình sổ sách, chứng từ, hàng hóa khi cơ quan hải quan kiểm tra; thực hiện báo cáo quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.

1.2.2.3. Kiểm tra giám sát công tác Quản lý hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu thông qua việc thực hiện Kiểm tra sau thông quan, kiểm soát hải quan, thanh tra chuyên ngành Hải quan.

Việc Kiểm tra sau thông quan được thực hiện trong các trường hợp: khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu; khi cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro; khi cơ quan hải quan cần đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan

Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan, trụ sở người khai hải quan. Trụ sở người khai hải quan bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa.

Hình 1.2 Quy trình kiểm tra sau thông quan

Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm tiến hành kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, tổ chức tuần tra kiểm soát và tiến hành các hoạt động (thu thập thông tin, xây dựng cơ sở bí mật…)

theo quy định của pháp luật nhằm chủ động phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan của các cá nhân tổ chức có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng.

Thanh tra chuyên ngành Hải quan có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về Hải quan của doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để sản xuất xuất khẩu trong trường hợp đã cơ quan hải quan đã tiến hành kiểm tra sau thông quan và phát hiện hành vi vi phạm có tính chất phức tạp cần làm rõ thêm để đưa ra kết luận; thanh tra đối với doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để sản xuất xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp đã hoạt động trên 5 năm mà cơ quan hải quan chưa kiểm tra sau thông quan lần nào. Ngoài ra, Thanh tra chuyên ngành hải quan còn tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy chế công vụ, chấp hành các quy định pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh bắc ninh​ (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)