Yếu tố môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh bắc ninh​ (Trang 83 - 87)

3.3.3.1. Công tác phối hợp với các lực lượng, chính quyền sở tại, các cơ quan Ban, Ngành của tỉnh và các đơn vị có liên quan trên địa bàn

- Để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hóa XNK nói chung và hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng phải có sự phối hợp giữa các đơn vị trong Cục, các cơ quan thuế, ngân hàng khô bạc, và cơ quan môi trường... tuy nhiên hiện tại sự liên hệ này chưa được chặt chẽ, chưa mang tính thời sự, chưa có hệ thống cung cấp tài liệu liên ngành. Do vậy, cũng gây khó

khăn phức tạp trong việc quản lý hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu (do được miễn thuế nên dễ phát sinh những gian lận thương mại).

- Thông tin trao đổi giữa Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan ban ngành khác có liên quan chưa hiệu quả:

+ Tại địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh đã có một số trường hợp phát hiện doanh nghiệp bán nguyên liệu, vật tư, sản phẩm sản xuất xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu mà không khai báo Hải quan và đã bị Công an kinh tế, hoặc Quản lý thị trường phát hiện và xử phạt. Sự việc xảy ra, nhưng cơ quan Hải quan không được chia sẻ thông tin, điều này thể hiện cơ chế phối hợp chia sẻ thông tin của cơ quan Hải quan với các cơ quan ban ngành khác còn hạn chế. Do đó để thu thập thông tin cho công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan đối với hàng hóa XNK nói chung và hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng cần phải tăng cường hơn nữa cơ chế phối hợp giữa Đội Kiểm soát Hải quan, Công an khu công nghiệp, Khu chế xuất và các Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp.

+ Để thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp được nhanh chóng, việc thu thuế XNK được thực hiện thông qua hệ thống điện tử kết nối giữa Doanh nghiệp – Ngân hàng thương mại – Kho bạc – Hải quan. Tuy nhiên, đường truyền nhận dữ liệu về tình trạng nộp thuế của doanh nghiệp giữa Kho bạc và Hải quan thường xuyên bị lỗi, vì vậy công chức phụ trách kế toán thuế tại Chi cục Hải quan hàng ngày vẫn phải trực tiếp tới Kho bạc để nhận bảng kê nộp thuế xác nhận doanh nghiệp đã đóng thuế và mang về Chi cục. Khi đó công chức tiếp nhận mới được phép thông quan hàng hóa, gây mất thời gian, tăng chi phí không đáng có cho cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp.

- Công tác trao đổi thông tin giữa Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh và các Cục Hải quan địa phương khác trong cả nước chưa thường xuyên và chưa phát huy hết hiệu quả của công tác này:

Doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh nhưng có thể thực hiện thủ tục Hải quan tại Cục Hải quan Hải Phòng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh...nơi thuận tiện nhất cho doanh nghiệp, vì vậy công tác quản lý, kiểm

tra giám sát, kiểm soát khó khăn. Tuy nhiên hiện nay công tác phối hợp trao đổi thông tin giữa các Cục Hải quan vẫn thực hiện thủ công qua đường công văn, do đó chưa thực sự kịp thời, hiệu quả thông tin trao đổi chưa được như mong muốn.

3.3.3.2. Văn bản, chính sách pháp luật về thuế của Nhà nước

- Việc thay đổi, sửa đổi của các văn bản pháp luật quá nhanh, nhiều văn bản chồng chéo về nội dung, việc hướng dẫn thực hiện từ phía cơ quan cấp trên chưa kịp thời, chưa sát về nội dung dẫn tới khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan Hải quan khi áp dụng vào thực tế.

Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng lại gây khó khăn cho cơ quan Hải quan trong công tác quản lý đối với loại hình XNK này. Nguyên nhân, trước đây cơ quan Hải quan quản lý việc nhập khẩu và sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của doanh nghiệp dựa trên số lượng, nay thay đổi bằng quản lý trên giá trị, hơn nữa không có định mức để đối chiếu dẫn tới khó khăn khi thực hiện kiểm tra.

- Một số doanh nghiệp đã lợi dụng lợi dụng các khe hở trong văn bản pháp luật để lách luật: Tại khoản 6 điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định: Trường hợp người khai Hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ pháp luật Hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật Hải quan có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai Hải quan sau. Việc khai Hải quan được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc giao nhận hàng hóa. Cơ quan Hải quan chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa (không kiểm tra thực tế hàng hóa). Đối với mỗi lần giao nhận, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải có chứng từ chứng minh việc giao nhận hàng hóa (như hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,…), chịu trách nhiệm lưu giữ

tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra.

Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng quy định này để gian lận như: xuất bán nhiều hơn so với khai báo trong tờ khai Hải quan để hoàn thuế, xuất bán ít hơn so với khai báo, phần chênh lệch tiêu thụ nội địa mà không kê khai thuế.

3.3.3.3. Hệ thống CNTT, phần mềm nghiệp vụ

Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS khi sử dụng có bất cập, chưa được nâng cấp phù hợp với công tác quản lý: Hệ thống VNACCS/VCIS được sử dụng tạo thuận lợi trong việc thông quan hàng hóa nhanh chóng, cơ sở dữ liệu được tập trung về một đầu mối tại Tổng cục Hải quan, tuy nhiên cũng đã bộc lộ những hạn chế gây khó khăn cho công tác thu thập, phân tích, xử lý thông tin của khâu kiểm tra sau thông quan như: VCIS không theo dõi, kiểm tra, kết xuất dữ liệu đối với các tờ khai sửa, xóa, đặc biệt là chưa phát hiện, kiểm tra, theo dõi đối với các tờ khai trùng dữ liệu; ngoài ra khi DNCX thực hiện khai tờ khai xuất bán phế liệu cho doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp nội địa phải thực hiện đăng ký tờ khai nhập khẩu đối ứng và kê khai, nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT nếu có trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu. Tuy nhiên, hệ thống VNACCS/VCIS không tự động cảnh báo tờ khai nhập khẩu đối ứng của doanh nghiệp nội địa, dẫn tới có tờ xuất, mà không có tờ nhập, gây thất thu thuế cho NSNN.

- Một số phần mềm nghiệp vụ của ngành Hải quan có giao diện chưa thuận tiện cho việc cập nhật và khai thác thông tin, hay gặp sự cố, tốc độ truy cập còn chậm gây khó khăn cho công tác thu thập thông tin:

+ Các phần mềm nghiệp vụ chưa được khai thác triệt để, việc cấp user và password sử dụng chỉ mang tính hình thức, khó khăn trong việc tra cứu thông tin do việc phân quyền sử dụng còn bị hạn chế.

+ Có thể nói rằng hệ thống thông tin về cơ sở dữ liệu hiện hành mà cơ quan Hải quan đã và đang thu thập, sử dụng là căn cứ vô cùng quan trọng để xác định thời hạn nộp thuế, áp dụng biện pháp cưỡng chế, phân loại hồ sơ hoàn thuế, kiểm tra, hỗ trợ cho việc xác định trị giá tính thuế cho hàng hoá NK hoặc quyết định hình thức, mức độ kiểm tra trong quá trình thực hiện thủ tục Hải quan. Bên cạnh các phần mềm đã và

đang phát huy tốt như hệ thống thông tin quản lý rủi ro (Riskman), hệ thống kế toán thuế tập trung... vẫn còn một số hệ thống cần phải nâng cấp, như hệ thống thông tin quản lý giá tính thuế GTT01, phần mềm nghiệp vụ MHS (Hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu phân loại và mức thuế) dẫn đến chất lượng thông tin thu được chưa cao, chưa thật sự hiệu quả khi sử dụng trong công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh bắc ninh​ (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)