Thông qua tìm hiểu kinh nghiệm thực tế về công tác quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nêu trên, căn cứ tình hình thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm chủ yếu đối với công tác quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh như sau:
Một là: Cần có sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra sát sao hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu từ các cấp lãnh đạo, để thống nhất về phương hướng quản lý tạo nên sự đồng bộ trong hoạt động từ cấp trên xuống đơn vị cơ sở, từ lãnh đạo đến cán bộ công chức thừa hành. Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, cách ứng xử, hoạt động nghiệp vụ theo phương châm “Thuận lợi – Tận tụy – Chính xác”, phải coi doanh nghiệp là đối tác hợp tác để thực thi nhiệm vụ.
+ Tổ chức phân công công việc, luân chuyển, điều động đúng với chuyên môn nghiệp vụ của từng cán bộ công chức. Riêng đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu liên quan nhiều tới chuyên ngành kế toán, tài chính cần sự tỉ mỉ, cận thận vì vậy nên ưu tiên nữ giới đảm nhiệm công việc này.
+ Tổ chức đào tạo sơ cấp, chuyên sâu về kế toán, tài chính phục vụ tốt cho công tác Kiểm tra sau thông quan trong hoạt động quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Ba là: Tăng cường kiểm soát quá trình doanh nghiệp thực hiện thủ tục Hải quan với hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu từ khâu nhập khẩu, sản xuất đến khi xuất khẩu, hoàn thuế, báo cáo quyết toán.
Bốn là: Đảm bảo về cơ sở vật chất, hệ thống thông tin tốt, đầy đủ cho công chức Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.1.1. Thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp
- Thu thập thông tin và tài liệu thứ cấp về công tác quản lý hải quan nói chung và đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu từ các nguồn tổng hợp Văn bản Chính phủ, báo cáo tổng kết hàng năm tại các chi cục làm thủ tục hải quan, báo cáo kết luận của một số hội nghị chuyên đề kiểm tra sau thông quan do Tổng cục Hải quan tổ chức; Tham khảo các tài liệu liên quan như: kinh nghiệm quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của Cục Hải quan TP Hà Nội, Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa..trên internet, sách, báo, tạp chí, luận văn và công thông tin điện tử của Tổng Cục Hải quan Việt Nam và của các Cục Hải quan một số tỉnh.
- Thu thập thông tin về tình hình chung, về nhân sự; các số liệu thống kê về kim ngạch xuất nhập khẩu và các dữ liệu liên quan đến công tác quản lý hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu của Cục Hải quan Bắc Ninh và các đơn vị trực thuộc (thuộc khối văn phòng và các chi cục) thông qua các báo cáo tổng kết các năm 2015, 2016, 2017, 2018.
2.1.2. Thu thập thông tin, tài liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là các thông tin thu thập thông qua phiếu điều tra, khảo sát theo 02 mẫu chuẩn bị sẵn. Bao gồm:
- Khảo sát ý kiến của cán bộ hải quan về tình hình quản lý nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp. (Phụ lục 1)
- Khảo sát ý kiến của doanh nghiệp về thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu (Phụ lục 2)
Thời gian thực hiện điều tra khảo sát: Từ tháng 1 – tháng 4 năm 2019
2.2. Phương pháp xử lý thông tin
2.2.1 Phương pháp xử lý thông tin định tính
Trong nghiên cứu này, đối tượng mà đề tài hướng tới là: Công tác quản lý của Cục Hải quan Bắc Ninh đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, do vậy:
- Phần tổng quan tài liệu: Tập trung đề cập đến những yếu tố cấu thành vấn đề, đưa ra những thuộc tính và bản chất của các yếu tố đó, để có thể hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn. Cụ thể ở đây: tập trung hiểu rõ về Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; các văn bản của Nhà nước quy định về Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và vai trò của Hải đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Từ đó, xác định được nội dung của công tác quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Qua đó, xác định các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu để có thể so sánh, đánh giá giữa các Cục Hải quan khác nhau trong cả nước.
- Phần đánh giá thực trạng công tác quản lý của Cục Hải quan Bắc Ninh đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu:
+ Phân tích các kết quả thu được của công tác quản lý hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở Cục Hải quan Bắc Ninh và xác định được diễn biến qua các năm 2015-2018, từ tỷ trọng của loại hình này trong các chỉ tiêu kinh tế xác định được vai trò và tầm quan trọng của nó;
+ Đồng thời, phân tích thực trạng và làm nổi bật các kết quả về công tác quản lý của Cục Hải quan Bắc Ninh qua các việc phân loại đánh giá qua các chỉ tiêu, và kết quả khảo sát bằng phiếu.
+ Phân tích, đánh giá các mặt ưu điểm, nhược điểm của các yếu tố chủ quan (Về đội ngũ cán bộ công chức; Về công nghệ thông tin của Cục Hải quan Bắc Ninh và về năng lực của doanh nghiệp trên địa bàn) tác động đến kết quả của công tác quản lý hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan Bắc Ninh; từ đó đề đưa ra các giải pháp đối với Cục Hải quan Bắc Ninh để áp dụng quản lý trong thời gian tới.
+ Phân tích các yếu tố khác quan (Xu thế hội nhập quốc tế Sự thay đổi quá nhanh của các văn bản pháp luật Về những rủi ro mà doanh nghiệp trên địa bàn gặp phải) để kiến nghị các ban ngành tạo điều kiện hành lang pháp lý và các vấn đề liên
quan cho loại hình nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan Bắc Ninh.
2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin định lượng
- Thống kê số liệu từ các báo cáo tổng kết hàng năm (2015-2018) của Cục hải quan Bắc Ninh và các đơn vị trực thuộc, mô tả mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ phát triển hay không phát triển và phân tích, đánh giá các diễn biến đó để đưa ra các giải pháp, định hướng cho giai đoạn tiếp theo.
- Số liệu sơ cấp thu thập được được tổng hợp và thống kê, tính toán tỷ lệ % các ý kiến. Mô tả các số liệu sơ cấp và các số liệu thứ cấp thu thập dưới dạng bảng biểu, đồ thị, sơ đồ..
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CỤC
HẢI QUAN TỈNH BẮC NINH
3.1. Khái quát về Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh
Ngày 03 tháng 7 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã ký Quyết định số 1669/QĐ-BTC về việc thành lập Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh trực thuộc Tổng cục Hải quan. Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh được thành lập, trên cơ sở sáp nhập các đơn vị: Chi cục Hải quan Bắc Ninh, Chi cục Hải quan cảng nội địa Tiên Sơn (thuộc Cục Hải quan Hà Nội), Chi cục Hải quan Thái Nguyên (Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng), Chi cục Hải quan quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang (Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn).
Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh đi vào hoạt động kể từ ngày 11 tháng 8 năm 2012. Việc thành lập Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về Hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, XNK tại Bắc Ninh và các tỉnh lân cận, góp phần vào sự phát triển của khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Sự ra đời của Cục Hải quan Bắc Ninh cũng góp phần quan trọng vào việc cải cách thủ tục hành chính về hải quan trên địa bàn, đồng thời thúc đẩy công tác quản lý Nhà nước về hải quan theo phương thức tập trung, hiện đại và phù hợp với thông lệ quốc tế theo mục tiêu phát triển của Hải quan Việt Nam.
Hiện, toàn tỉnh có hơn 60 làng nghề truyền thống. Đây là yếu tố thuận lợi, là tiềm năng lớn để phát triển KT-XH, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu bức thiết trong việc tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về thủ tục XNK để đưa các sản phẩm truyền thống của địa phương ra thị trường quốc tế. Ngoài ra, Bắc Ninh cũng đã có 15 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó 10 KCN đã đi vào hoạt động.
Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh là đơn vị mới được thành lập, sau 7 năm hoạt động được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tổng cục Hải quan, UBND các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, các Sở, ban ngành và sự quan tâm của cộng
đồng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài các tỉnh nêu trên, Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh luôn nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện toàn diện và hiệu quả kế hoạch cải cách phát triển, hiện đại hóa hải quan và các nhiệm vụ trọng tâm khác, góp phần thực hiện phương châm hoạt động của Hải quan Việt Nam “Chuyên nghiệp – Minh bạch – Hiệu quả”.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh
Cơ cấu tổ chức hiện nay của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh bao gồm: 01 Cục trưởng, 03 Cục phó, Khối văn phòng Cục và các đơn vị trực thuộc như Hình 3.1 dưới đây. Phòng Chống buôn lậu và Xử lý vi phạm và Chi cục Hải quan quản lý các khu công nghiệp Yên Phong là 02 đơn vị non trẻ nhất mới được thành lập Quý II năm 2017.
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh
Hiện tại, biên chế của Cục là: 212 cán bộ, công chức, hợp đồng 68, và người lao động, trong đó có 162 nam chiếm 76,42%, 49 nữ chiếm 23,58%.
3.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ
Theo Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 6/9/2016 của Bộ tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh, như sau: Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh là tổ chức trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
Theo quy định Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh quản lý Nhà nước về hải quan trên địa bàn 3 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên.
Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
* Chức năng và nhiệm vụ của khối Văn phòng:
- Văn phòng: Tham mưu, giúp Cục trưởng quản lý, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng về công tác tài vụ - quản trị. Xây dựng dự toán kinh phí hàng năm của Cục và thực hiện dự toán khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên và đột xuất theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Cục…
- Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra; Tham mưu, đề xuất thực hiện các mặt công tác: tổ chức bộ máy; quản lý nhân sự; biên chế; tuyển dụng; hợp đồng lao động; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; chế độ chính sách cán bộ, công chức; bảo vệ chính trị nội bộ theo quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan. Thực hiện thanh tra chuyên ngành hải quan, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo chỉ đạo của Cục trưởng Cục Hải tỉnh Bắc Ninh.
- Phòng Nghiệp vụ: Tham mưu giúp lãnh đạo Cục các công việc liên quan tới chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ giám sát quản lý bao gồm: thủ tục Hải quan, kiểm tra Hải quan, giám sát Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và các nghiệp vụ khác có liên quan;
- Phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm: Có chức năng, nhiệm vụ là tham mưu cho Cục trưởng về các mặt công tác: phòng chống, buôn lậu; xử lý các vụ vi phạm hành chính và hình sự thuộc thẩm quyền Cục trưởng; thu thập xử lý thông tin
nghiệp vụ hải quan; tuyên truyền hỗ trợ cung cấp thông tin cho người khai hải quan, người nộp thuế; công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả; phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan để phòng chống khủng bố, rửa tiền trong lĩnh vực hải quan; công tác pháp chế và kiểm soát thủ tục hành chính
* Chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc:
- Đội Kiểm soát Hải quan: Tham mưu cho Cục trưởng về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; về thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả và trong công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để phòng, chống khủng bố, rửa tiền trong lĩnh vực Hải quan. Xây dựng phương án chống buôn lậu trọng điểm trong toàn Cục, trực tiếp tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác chống buôn lậu của các đơn vị trực thuộc Cục;
- Chi cục Kiểm tra sau thông quan: Thực hiện chức năng Kiểm tra sau thông quan giúp Cục trưởng trong việc quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kiểm tra sau thông quan; trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh.
- 05 Chi cục còn lại (Chi cục hải quan Bắc Ninh, Chi cục Hải quan Cảng nội địa Tiên Sơn, Chi cục Hải quan Thái Nguyên, Chi cục hải quan Quản lý KCN Bắc Giang, Chi cục Hải quan quản lý các KCN Yên Phong): Trực tiếp thực hiện các quy định quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong địa bàn hoạt động Hải quan.
3.1.3. Một số kết quả hoạt động chính của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2018 2015 – 2018
Nhờ sự chỉ đạo, tạo điều kiện của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Thái Nguyên cùng sự cố gắng, nỗ lực quyết tâm cao của tập thể cán bộ công chức, Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, Cục chú trọng đến công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan thông qua việc vận hành hiệu quả Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, Hệ thống thông quan tự động một cửa quốc gia, phối hợp thu qua ngân hàng, dịch vụ công trực tuyến và các hệ thống công nghệ thông tin cốt lõi của ngành. Nhờ đó thời gian thông quan chỉ trong vòng 3-5 giây