Dự báo về hoạt động nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh bắc ninh​ (Trang 100 - 103)

Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới

Ngày 24/8/2015, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1467/QĐ-TTg về “Phê duyệt Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Mục tiêu chung của Đề án là phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân từ 11% - 12%/năm trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020. Phấn đấu cân bằng thương mại ổn định vào năm 2020 và đạt thặng dư thương mại bền vững từ năm tiếp theo.

Từ mục tiêu đó đưa ra những định hướng nhằm phát triển thị trường, củng cố vững chắc và từng bước mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại các thị trường truyền thống bao gồm Đông Nam Á, Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), Trung Quốc, Australia, hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU), Nga và các nước Đông Âu, Ca-na-da, Ấn Độ. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tập trung và tạo bước đột phá mở rộng thị trường xuất khẩu mới, có tiềm năng tại khu vực Châu Phi, Mỹ Latinh, Trung Đông và Ấn Độ. Đồng thời, giảm bớt sự phụ thuộc của xuất khẩu vào một số thị trường nhất định nhằm hạn chế rủi ro trước những biến động của thị trường cũng như các yếu tố kinh tế, chính trị khu vực và thế giới; Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại tại những thị trường truyền thống và thị trường mới tiềm năng; Tham gia sâu, rộng vào hệ thống phân phối tại các thị trường khu vực, đặc biệt là thị trường khu vực Châu Mỹ và Châu Âu; Khai thác và tận dụng tốt cơ hội mở cửa thị trường theo lộ trình cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu; Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA); Đẩy mạnh hoạt động đàm phán thương mại song phương và đa phương, tạo thuận lợi cho xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam; Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước phát triển đã ký FTA với Việt Nam để tiếp nhận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia ngày càng sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Cùng với sự phát triển của cả nước theo định hướng của Chính Phủ, xuất khẩu hàng hóa sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hoạt động XNK của Việt Nam, nổi bật là hàng dệt may, da giày, điện tử, gỗ…

Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh quản lý Hải quan trên 3 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên. Trong những năm gần đây do được sự quan tâm của Đảng,

Nhà nước, UBND tỉnh nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của 3 tỉnh khá cao. Chủ yếu là phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn theo hướng công nghệ cao, sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế, hạn chế các ngành công nghiệp gia công, lắp ráp, các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho các ngành công nghiệp chủ lực nhằm tạo ra chuỗi giá trị gia tăng cao cho các sản phẩm công nghiệp nội tỉnh. Từng bước tiến đến hình thành cụm công nghiệp liên kết (cluster) trên cơ sở lấy doanh nghiệp lớn là hạt nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ là các vệ tinh cung ứng. Mô hình này được áp dụng rất hiệu quả tại Công ty Samsung và các Công ty vệ tinh của Samsung, Công ty TNHH Canon Việt Nam, Công ty TNHH Microsoft.

+ Qua số liệu về kết quả hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 2015 – 2018 có thể thấy được rằng, loại hình nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu luôn chiếm tỷ lệ cao: số lượng tờ khai và kim ngạch xuất nhập khẩu của hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đều chiếm trên 65% tổng số tờ khai và kim ngach XNK của Cục. Nguyên nhân là do phần lớn các doanh nghiệp XNK trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh là các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xuất khẩu hàng điện tử, điện thoại di động, máy in… Các doanh nghiệp này đã, đang phát triển và sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trước tình hình căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, có nhiều dự báo cho rằng tình hình hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh trong những năm sắp tới sẽ diễn ra rất sôi động, có khả năng tốc độ phát triển cao hơn năm trước do các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu từ Trung Quốc chuyển dịch nhà máy sản xuất đến địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang.

+ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016 của Quốc Hội có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2016 đã đưa trường hợp "Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu" vào diện miễn thuế nhập khẩu, tương tự như đối với hàng gia công xuất khẩu, thay vì trước đó chỉ được ân hạn nộp tối đa 275 ngày. Ngay cả những trường hợp phát sinh trước ngày 01/9/2016, hiện

chưa có sản phẩm để xuất khẩu, nếu chưa nộp thuế cũng được miễn nộp thuế nhập khẩu theo quy định mới. Như vậy, những lô hàng thuộc diện ân hạn nộp 275 ngày, tức nhập khẩu từ tháng 12/2015 đến nay sẽ hưởng lợi từ quy định chuyển tiếp tại Điều 21 của Luật số 107/2016/QH13.

Về hoàn thuế, nếu trước đây, điểm d Khoản 1 Điều 19 Luật thuế XNK 2005 chỉ chấp nhận hoàn thuế cho hàng nhập sản xuất xuất khẩu là nguyên liệu, vật thì nay đối tượng này được mở rộng theo hướng không phân biệt đó là nguyên liệu hay vật tư.

Chính vì các lý do nêu trên, đòi hỏi Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh phải có những giải pháp cụ thể để quản lý hiệu quả đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh bắc ninh​ (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)