Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý Hải quan đối với hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh bắc ninh​ (Trang 65 - 74)

nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh

Việc thực hiện quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan Bắc Ninh được thực hiện bởi các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục, phân quyền theo quy định của pháp luật.

Cụ thể về việc thực hiện quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan Bắc Ninh những năm 2015-2018 thu được những kết quả như sau:

3.2.2.1 Về công tác quản lý hồ sơ Hải quan

Số lượng hồ sơ hải quan tương đương với lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động nhập khẩu hàng hóa

quan Bắc Ninh quản lý ngày càng tăng, bao gồm các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI), doanh nghiệp gia công, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, còn lại là các doanh nghiệp nội địa và thông thường. Sự phân bố của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý thuộc Cục Hải Hải quan Bắc Ninh không đều (Bảng 3.3) .

Bảng 3.3 Số lượng DN trên địa bàn Cục Hải quan Bắc Ninh (giai đoạn 2015-2018) Chi cục Bắc Ninh Chi cục Tiên Sơn Chi cục Thái Nguyên Chi cục Bắc Giang Chi cục Yên Phong Năm 2015 157 150 185 155 - Năm 2016 1.473 546 240 338 - Năm 2017 1.512 598 529 520 190 Năm 2018 1.937 598 502 742 190

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của các Chi cục)

Hình 3.2 Số lượng DN trên địa bàn Cục Hải quan Bắc Ninh

Bảng số liệu 3.3 và Hình 3.2 cho thấy số lượng doanh nghiệp ở tất cả các chi cục trực thuộc Cục Hải quan Bắc Ninh đều có xu hướng gia tăng. Chi cục Hải quan Bắc Ninh quản lý số lượn doanh nghiệp nhiều nhất, gấp 3 - 4 lần so với các chi cục

0 500 1000 1500 2000 2500

Bắc Ninh Tiên Sơn Thái Nguyên Bắc Giang Yên Phong

khác. Chi cục Hải quan Yên Phong do mới thành lập năm 2017, nên số lượng doanh nghiệp đăng ký xuất nhập khẩu hàng hóa còn hạn chế.

Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh nên các loại hàng hóa xuất nhập khẩu cũng ngày càng đa dạng. Hàng hóa thuộc loại hình Nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu nằm trong nhóm doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp chế xuất. Số lượng doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp chế xuất tăng mạnh, luôn chiếm tỷ trọng lớn so với các loại doanh nghiệp còn lại ở tất cả các chi cục. Chẳng hạn như, thống kê năm 2018 của Chi cục Bắc Ninh, trong số 1.937 doanh nghiệp làm thủ tục hải quan thì có đến 427 doanh nghiệp thuộc loại hình FDI, 141 doanh nghiệp gia công, 97 doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, còn lại là các doanh nghiệp nội địa và thông thường.

Loại hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu: nguyên liệu sản xuất, nguyên liệu gia công như linh kiện điện tử, vải, điện thoại di động, hóa chất, giấy cúng thần ….

Đặc trưng của nền kinh tế thị trường là tìm kiếm lợi nhuận tối đa, coi lợi nhuận là động lực kinh doanh, kích thích nền kinh tế phát triển. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, thị trường mang tính quốc tế cao hơn cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường chứa đựng những mặt hạn chế vốn có của nó như tự phát, cạnh tranh khốc liệt…Bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn chân chính, một số doanh nghiệp do chạy theo lợi nhuận nên chỉ tập trung vào khai thác các yếu tố có lợi cho mình và sử dụng bất cứ “phương tiện” nào có được, kể cả kinh doanh phạm pháp, gian lận thương mại, trốn thuế nhằm mục đích lợi nhuận, hưởng được lợi thế cạnh tranh do ít tổn phí. Điều này làm cho công tác quản lý thuế và chống thất thu thuế xuất nhập khẩu gặp phải không ít khó khăn, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh tế xã hội, làm cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính sẽ khó tồn tại bên cạnh những doanh nghiệp gian dối.

Đánh giá thực trạng về công tác quản lý hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở Cục Hải quan Bắc Ninh, nhằm xác định các mặt còn tồn tại để đưa ra những giải pháp khắc phục được trình bày ở những phần tiếp theo dưới đây.

Trong giai đoạn 2015-2018 cùng với cả nước, địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh có nhiều thành tựu trong thu hút vốn đầu tư phát triển kinh doanh sản xuất, với việc thành lập nhiều khu, cụm công nghiệp là điều kiện quan trọng để đẩy mạnh hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu với quy mô tập trung gắn với ứng dụng công nghệ mới. Điều này tất yếu dẫn đến kết quả là kim ngạch nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn quản lý của Cục, từ đó có thể thấy được vị trí, tầm quan trọng của phương thức kinh doanh thương mại này trong tiềm năng phát triển trong thời gian tới.

Cụ thể , theo số liệu thống kê của các Cục Hải quan Bắc Ninh thì kim ngạch hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tăng theo thời gian (Bảng 3.4).

Bảng 3.4 Kim ngạch nhập khẩu Cục Hải quan Bắc Ninh từ năm 2015-2018

Năm

Kim ngạch nhập khẩu (triệu USD)

Trong đó hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu Kim ngạch (triệu USD) Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng, giảm (%) 2015 43.188,23 14.822,20 34,32 - 2016 53.791,64 37.302,11 69,35 151,66 2017 71.247,18 45.131,85 63,34 20,99 2018 72.800,52 49.101,32 67,45 8,79

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Cục Hải quan Bắc Ninh)

Bảng 3.4 cho thấy, kim ngạch nhập khẩu hàng năm ở Cục Hải quan Bắc Ninh tăng đáng kể trong 4 năm (2016-2018), tăng từ 43.188,23 lên 72.800,52 triệu USD. Thống kê cũng cho thấy, chỉ số kim ngạch hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu cũng tăng dần, từ 14.822,20 triệu USD vào năm 2015, tăng đến 49.101,32 triệu USD vào năm 2018. Như vậy, tốc độ gia tăng kim ngạch của hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tăng mạnh, năm sau luôn cao hơn so với năm trước. Đặc biệt năm 2016 là một bước tiến vượt bậc của kim ngạch hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng đạt trên 150% so với cùng kỳ năm 2015. Tỷ trong hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tương đối cao và ổn định trong 3 năm từ 2016 đến năm 2018, đạt trên 60%.

Để thấy rõ hơn về vai trò của hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu trong chiến lược phát triển kinh tế trên địa bàn, chúng tôi tiếp tục đánh giá về kim ngạch xuất khẩu loại hình kinh doanh này giai đoạn 2016 -2018 (Bảng 3.5)

Bảng 3.5 Kim ngạch xuất khẩu Cục Hải quan Bắc Ninh từ năm 2015-2018

Năm Kim ngạch xuất khẩu

Trong đó từ hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu Kim ngạch Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng, giảm 2015 51.676,17 36.328,35 70,3 - 2016 54.789,06 39.508,39 72,11 8,75362 2017 76.540,36 57.520,08 75,15 45,5895 2018 84.420,00 62.926,67 74,54 9,39948

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Cục Hải quan Bắc Ninh)

Kết quả Bảng 3.4 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu cũng tăng hàng năm giống như kim ngạch xuất khẩu chung từ tất cả các mặt hàng. Đến năm 2018, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ hàng hóa nhập khẩu tăng gấp 1,7 lần so với năm 2015. Tỷ trọng xuất khẩu từ hàng hóa nhập khẩu trong cả 4 năm thống kê là tương đối lớn, đều chiếm hơn 70% trong tổng số kim ngạc xuất khẩu của Cục Hải quan Bắc Ninh.

Qua các chỉ số về kim ngạch nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của Cục Hải quan Bắc Ninh giai đoạn 2016 -2018, cho thấy môi trường đầu tư tại địa bàn 3 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên đã hấp dẫn nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investement). Lĩnh vực sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh tốt đang là xu hướng được các nhà đầu tư nước ngoài đề cao chú trọng như: sản xuất điện thoại di động, máy hút bụi, máy tính bảng, máy vi tính…phù hợp với định hướng quy hoạch, phát triển của tỉnh. Đây cũng là một trong các yếu tố dẫn tới hoạt động nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu tại đại bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh diễn ra mạnh mẽ, vẫn đang trên đà phát triển.

Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu có xuất xứ từ nhiều quốc gia trên thế giới: Pháp, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ), Anh, Nhật, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc,…; sản phẩm xuất khẩu tới nhiều nước: Anh, Mỹ, Thụy Điển, Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á…. Hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, ASEAN thì triển vọng hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam có khả năng phát triển và thâm nhập sâu rộng hơn tới các quốc gia khác trên thế giới.

Việc phát triển mạnh hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Bắc Ninh đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, qua đó đã giúp đào tạo hàng vạn công nhân lành nghề, làm tăng thu nhập, đời sống của người dân.

3.2.2.2 Về công tác quản lý định mức đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của doanh nghiệp

Quản lý định mức nhằm tránh gian lận thương mại về thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về định mức và khi khai báo trên hệ thống. Cán bộ hải quan kiểm tra thấy hợp lệ thì duyệt còn không hợp lệ thì yêu cầu doanh nghiệp giải trình. Việc kiểm tra được thực hiện tự động và kiểm tra thực tế sau thông quan, phát hiện sai phạm qua hệ thống rủi ro.

Nội dung Số phiếu chọn

Tỷ lệ %

Doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng định mức có hợp lý không? - Tất cả các DN đều xây dựng định mức NPL để sản

xuất hàng xuất khẩu hợp lý 1 2,5 - Đa số các DN xây dựng định mức hợp lý? 15 37,5 - Ít DN xây dựng định mức hợp lý 20 50 - Không có DN nào xây dựng định mức hợp lý 4 10 Xu hướng sai phạm do khai sai định mức từ giai đoạn 2015 - 2018?

- Xu hướng tăng 13 32,5 - Xu hướng giảm 25 62,5 - Không thay đổi 2 5

Kết quả khảo sát qua 40 phiếu dành cho cán bộ Hải quan cho thấy, tỷ lệ khai báo sai định mức ở thời điểm hiện tại là khoảng 40%. Tỷ lệ khai báo không hợp lý giai đoạn 2015 -2018 giảm dần các năm chứng tỏ trong giai đoạn này doanh nghiệp đã cải tiến công tác xây dựng định mức cho sản phẩm. Định mức khai báo đã gần đúng với mức tiêu hao trong quá trình sản xuất; bên cạnh đó, cơ quan hải quan Cục Hải quan Bắc Ninh cũng đã tăng cường các biện pháp kiểm tra, nâng mức chế tài xử lý đối với việc khai báo sai định mức nên đã hạn chế được việc sai sót trong quá trình thực hiện.

Sự phức tạp của việc quản lý định mức nên công chức hải quan phải có năng lực trình độ chuyên ngành, cơ sở dữ liệu ngành hàng để kiểm tra. Mặt khác, ở thời điểm tiệp nhận định mức công chức hải quan do áp lực về mặt thời gian thông quan nhanh chóng cũng không có điều kiện kiểm tra, xác minh mà chủ yếu chấp nhận theo khai báo của doanh nghiệp còn vấn đề tính xác thực, tính hợp lý của định mức đều chuyển sang khâu kiểm tra thực tế hàng hóa khi xuất khẩu hoặc khi thanh khoản.

3.2.2.3 Về công tác quản lý xử lý phế phẩm, phế liệu và NL dư thừa hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp

Tỷ lệ phần trăm hao hụt (%) của nguyên liệu, vật tư trong sản xuất phụ thuộc vào đặc tính lý, hoá của nguyên liệu; dây chuyền máy móc, công nghệ và kỹ năng lao động của người sản xuất. Tuy nhiên, phần lớn tỷ lệ hao hụt các doanh nghiệp đều mang tính ước lượng, quy định cào bằng ví dụ: Vải, cúc, chỉ... đều có hao hụt 3% nhưng cũng có mặt hàng tỷ lệ hao hụt cao (bông xơ sản xuất khăn mặt, áo len tỷ lệ hao hụt 24%).

Hải quan chỉ xác định và kiểm tra phần nguyên liệu, vật tư trực tiếp cấu thành vào một số sản phẩm đơn giản như quần áo, giày dép còn phần tiêu hao thực tế chỉ có thể biết được qua hạch toán kết quả sản xuất.

Nội dung Số phiếu

chọn Tỷ lệ %

Doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Bắc Ninh có xử lý phế phẩm, phế liệu, NL dư thừa đúng qui định không?

- Đa số các DN xử lý đúng quy định? 32 80 - Ít DN xử lý đúng quy định 6 15 - Không có DN nào xử lý đúng quy định 0 0

Hoặc như phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn sản xuất sản phẩm từ nguyên vật liệu là linh kiện điện tử, điện thoại. Đây là những loại nguyên vật liệu rất rất nhỏ và dễ rơi rụng, nên việc bảo quản, duy trì cũng là tương đối trùng khớp các số liệu khi được kiểm tra. Khi phát hiện những sai sót, dấu hiệu không trùng khớp Cục Hải quan Bắc Ninh yêu cầu giải trình. Hầu hết các doanh nghiệp đều giải trình tương đối hợp lý.

Cơ quan Hải quan không đủ khả năng để xác định chính xác mức tiêu hao nguyên liệu khi có nghi vấn. Thông thường, ngay từ khi bắt đầu sản xuất ra một sản phẩm mới, định mức đưa ra thường không chính xác, qua quá trình sản xuất doanh nghiệp mới có thể dần rút kinh nghiệm để điều chỉnh lại định mức tương đối đúng. Trên thực tế việc sản xuất ra một loại sản phẩm phải từ rất nhiều loại nguyên vật liệu, việc phân chia nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ hoàn toàn theo khai báo của doanh nghiệp, mang tính chủ quan, tương đối. Việc thực hiện kiểm tra định mức tại thời điểm thanh khoản chưa được quan tâm đúng mức, cán bộ theo dõi thanh khoản chủ yếu căn cứ kết quả của định mức đã được tiếp nhận để xử lý số liệu thanh khoản. Vì khi thanh khoản cán bộ thanh khoản có điều kiện để kiểm tra so sánh định mức của những mặt hàng tương tự trong doanh nghiệp đó hoặc đối chiếu với những mặt hàng tương tự của những doanh nghiệp khác. Nhưng việc kiểm tra so sánh của công chức không thường xuyên nên chưa phát hiện những vi phạm của doanh nghiệp, cũng chưa có đề xuất Lãnh đạo Chi cục tiến hành kiểm tra định mức tại trụ sở doanh nghiệp để kiểm tra sổ sách kế toán, phiếu nhập kho nguyên liệu vật tư, phiếu xuất kho thành phẩm, cách tính toán, thông số kỹ thuật… để xác định chính xác định mức thực tế. Đây là tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới.

Kết quả khảo sát cho thấy, có 32/40 phiếu (80%) ý kiến cho rằng các doanh nghiệp hiện nay đều xử lý phế phẩm, phế liệu, nguyên liệu dư thừa hợp lý và đúng quy định với môi trường và nghĩa vụ thuế.

3.2.2.4. Về công tác quản lý báo cáo quyết toán hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp

Hiện nay, theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC, doanh nghiệp thực hiện nộp quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL cho cơ quan Hải quan chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Căn cứ vào biểu mẫu này và các hướng dẫn thì để có thể kiểm tra báo cáo quyết toán, công chức Hải quan không chỉ phải có chuyên môn nghiệp vụ về hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu mà còn phải phải có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh bắc ninh​ (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)