khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2018
3.2.1. Công tác lập kế hoạch quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh
Cũng như phần Tổng quan tài liệu đã trình bày, Cục Hải quan Bắc Ninh giống như các Cục Hải quan khác trong cả nước không xây dựng kế hoạch riêng đối với việc quản lý hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Hằng năm, kế hoạch quản lý Hải quan được xây dựng chung cho tất cả các loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu dựa theo các mẫu biểu hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
Báo cáo tổng kết công tác năm được Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh hoàn thành vào 15/10 hàng năm, trong báo cáo tổng kết công tác năm gửi Tổng Cục Hải quan, nội dung. Phương hướng nhiệm vụ năm sau“ xác định các mục tiêu nhiệm vụ của năm sau của từng lĩnh vực, ví dụ: Kế hoạch thực hiện công tác giám sát quản lý,
quản lý thuế, công nghệ thông tin: Tiếp tục thực hiện đúng các quy định của Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Luật quản lý thuế và các văn bản dưới luật. Đảm bảo việc thực hiện thủ tục hải quan đúng quy định, quy trình đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động XNK của doanh nghiệp; thực hiện tốt chủ trương, Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp điều hành thu ngân sách nhà nước; Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm phấn đấu thu đạt và vượt chỉ tiêu thu ngân sách năm 2018 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan giao; Nâng cấp, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống phòng máy chủ, hệ thống mạng LAN,WAN; Giám sát, duy trì đảm bảo hệ thống mạng chạy ổn định thông suốt. Tiếp tục hỗ trợ các Chi cục giải quyết vướng mắc liên quan hệ thống VNACCS/VCIS; kế hoạch thực hiện công tác xử lý, thu thập thông tin và quản lý rủi ro: Rà soát, thu thập, cập nhật thông tin doanh nghiệp trên địa bàn Cục theo kế hoạch; tăng cường công tác phối hợp và thu thập thông tin đối với các doanh nghiệp, hàng hóa xuất, nhập khẩu để nâng cao hiệu quả phân tích, đánh giá phục vụ công tác xây dựng hồ sơ rủi ro và thiết lập, áp dụng tiêu chí lựa chọn đối với doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn quản lý của Cục; Tăng cường thu thập thông tin để phân tích, đánh giá đối với các doanh nghiệp hủy tờ khai trên địa bàn theo Kế hoạch, yêu cầu của Tổng cục Hải quan; Thực hiện kiểm tra công tác cập nhật hồ sơ vi phạm trên Hệ thống thông tin quản lý vi phạm hải quan (QLVP14) theo Quyết định 1002/QĐ-TCHQ; công tác thu thập, cập nhật hồ sơ doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quản lý rủi ro (Riskman) theo Quyết định 464/QĐ-BTC của Bộ Tài chính và Quyết định 282/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan tại các Chi cục Hải quan trực thuộc; Tăng cường kiểm tra các đơn vị thực hiện công tác thu thập thông tin và quản lý rủi ro; kế hoạch thực hiện công tác Kiểm tra sau thông quan : Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, công tác thanh tra kiểm tra nhằm hạn chế việc gian lận trốn thuế và thu hồi nợ đọng thuế; Tập trung triển khai nghiệp vụ QLRR theo định hướng đánh giá, phân loại tuân thủ, kiểm soát có hiệu quả để góp phần chống thất thu thuế. Tập trung thực hiện kiểm tra sau thông quan vào các lĩnh vực có rủi ro cao, mặt hàng, doanh nghiệp trọng điểm, nghiên cứu triển khai các đoàn kiểm tra có sự phối hợp giữa khâu trong và sau
thông quan; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cuộc kiểm tra sau thông quan, khẩn trương xử lý kết luận các cuộc kiểm tra ở giai đoạn hoàn thành, nhanh chóng củng cố hồ sơ, căn cứ pháp lý mời doanh nghiệp làm việc để ban hành Quyết định ấn định thuế và xử phạt vi phạm ( nếu có); Tuân thủ chặt chẽ quy trình kiểm tra sau thông quan, quy trình ban hành văn bản, quy chế làm việc, tiếp xúc Doanh nghiệp và thể thức văn bản; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác kiểm tra sau thông quan cho cộng đồng doanh nghiệp, tăng cường công tác phối kết hợp với các cơ quan hữu quan để làm tốt hơn công tác kiểm tra sau thông quan; Thu thập thông tin, tài liệu các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý, xây dựng đề xuất kế hoạch kiểm tra sau thông quan năm 2018 khoa học, hợp lý để thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra (Trích Báo cáo Kết quả thực hiện công tác năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2018 –Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh)
Tháng 1 hàng năm, Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh phải xây chương trình công tác trọng tâm của năm. Kết cấu kế hoạch gồm các tiêu chí: Tên đề án/ nhiệm vụ được giao; Lãnh đạo Cục phụ trách; Phòng/cán bộ được giao theo dõi; Thời gian hoàn thành. Tiêu chí: Tên đề án/nhiệm vụ được giao xác định những việc phải làm liên quan đến công tác Nghiệp vụ; công tác kiểm tra sau thông quan; công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, phòng chống ma túy; công tác tổ chức cán bộ, xây dựng lực lượng; Công tác văn phòng.
Cục Hải quan Bắc Ninh giống như các Cục Hải quan khác trong cả nước không xây dựng kế hoạch quản lý riêng đối với từng loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, và hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu cũng không là một loại trừ. Việc quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như mặc định là chức năng của Hải quan, Cơ quan Hải quan chỉ căn cứ vào quy định của pháp luật để thực hiện những gì pháp luật yêu cầu phải làm đối với từng đối tượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể. Kế hoạch công tác cũng là một kế hoạch mang tính tổng thể các hoạt động quản lý của Cục Hải quan, đối tượng quản lý được xác định chung là toàn bộ các đối tượng được nêu tại Điều 12 Luật Hải quan ngày 23/06/2014 (trong đó có
cả đối tượng “hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu”) chứ không xác định hoạt động quản lý riêng cho đối tượng cụ thể nào.
Phương hướng nhiệm vụ công tác năm sau, kế hoạch công tác trọng tâm hàng năm chỉ là việc báo cáo cấp trên những mục tiêu chung chung không có định lượng, không định lượng được bằng con số cụ thể của từng nhiệm vụ. Một con số được định lượng rõ ràng nhất liên quan đến thực hiện nhiệm vụ hàng năm của các Cục Hải quan địa phương là chỉ tiêu thu nộp ngân sách hàng năm do Tổng cục Hải quan giao cho các Cục Hải quan, Cục Hải quan căn cứ vào tình hình thực tế của các đơn vị (Chi cục, Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội kiểm soát) để phân bổ nhiệm vụ thu nộp ngân sách nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu nộp ngân sách mà Tổng cục Hải quan giao.
Cục Hải quan Bắc Ninh triển khai thực hiện quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu cụ thể như sau:
A. Tại khâu thông quan hàng hóa:
- Thủ tục Hải quan đăng ký tờ khai nhập khẩu và xuất khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được thực hiện tại 5 Chi cục Hải quan:có thể chia làm 2 nhóm:
- Nhóm 1: Tại Chi cục chia thành 02 Đội: Đội nghiệp vụ và Đội Tổng hợp, mô hình này đang được triển khai tại Chi cục Hải quan cảng nội địa Tiên Sơn, Chi cục Hải quan quản lý các Khu công nghiệp Bắc Giang, Chi cục Hải quan Thái Nguyên. Cụ thể:
+ Đội Nghiệp vụ có nhiệm vụ: thực hiện việc làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu; kiểm tra thực tế hàng hóa nhập, xuất;
+ Đội Tổng hợp có nhiệm vụ thực hiện công tác kế toán thuế, tiếp nhận và thực hiện kiểm tra báo cáo quyết toán nguyên vật liệu, kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế và làm thủ tục ra quyết định hoàn, không thu thuế, …;
- Nhóm 2: Tại Chi cục chia thành 3 Đội: Đội Nghiệp vụ , Đội Tổng hợp, Đội Quản lý Thuế, mô hình này đang được thực hiện tại Chi cục Hải quan Bắc Ninh.
+ Đội Nghiệp vụ: Chuyên trách làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu; kiểm tra thực tế hàng hóa nhập, xuất;
+ Đội Quản lý Thuế: thực hiện công tác kế toán thuế; tiếp nhận và thực hiện kiểm tra báo cáo quyết toán nguyên vật liệu, kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế và làm thủ tục ra quyết định hoàn, không thu thuế, …;
+ Đội Tổng hợp: thực hiện báo cáo, văn thư, lưu trữ và các công việc khác. B. Tại khâu kiểm tra sau thông quan
Công tác Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan.
- Tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan: Thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với các doanh nghiệp có hoạt động XNK trên cả 3 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên. Cụ thể:
+ KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan đối với các tờ khai có nghi vấn do Chi cục Hải quan chuyển, hoặc các tờ khai do công chức/nhóm công chức xác định lựa chọn kiểm tra trên cơ sở phân tích, đánh giá, xác định tính chất, mức độ vi phạm lớn, mức độ rủi ro cao, số thuế chênh lệch dự kiến lớn ngoài thời hạn 60 ngày đến 5 năm;
+ KTSTQ tại trụ sở người khai Hải quan: đối với các tờ khai Hải quan đã được thông quan trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến thời điểm công bố quyết định kiểm tra.