hàng xuất khẩu tại một số Cục Hải quan địa phương khác ở Việt Nam và bài học cho Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh.
1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu hàng xuất khẩu
❖ Kinh nghiệm quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở Cục Hải quan Đồng Nai
Cục Hải quan Đồng Nai là một trong những Cục Hải quan lớn, đóng góp số thu ngân sách Nhà nước hàng năm luôn tăng, điểm nổi bật là hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin, tin học rất phát triển. Ngay từ năm 1999, Cục Hải quan Đồng Nai đã xây dựng trang Website để cung cấp thông tin, chế độ chính sách về Hải quan cho doanh nghiệp. Cục Hải quan Đồng Nai là đơn vị đầu tiên của ngành mạnh dạn xây dựng và đưa trang thông tin của Cục lên website phục vụ doanh nghiệp, các chương trình ứng dụng tin học của ngành Hải quan được khai thác hiệu quả tại Cục Hải quan Đồng Nai, ngoài ra đơn vị còn xây dựng và đưa vào phục vụ công tác nghiệp vụ các chương trình ứng dụng để giúp cán bộ công chức Cục Hải quan Đồng Nai và doanh nghiệp thuận lợi trong việc khai thác, tra cứu. Đến nay, trang Website đã có
hơn 9 triệu lượt truy cập, hỗ trợ rất hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục Hải quan. Ngoài ra, Cục Hải quan Đồng Nai đã xây dựng chuyên mục: Tư vấn thủ tục Hải quan qua mạng trên internet để trả lời trực tuyến, miễn phí các vướng mắc về chính sách, thủ tục Hải quan cho doanh nghiệp trên địa bàn và cả nước rất được cộng đồng doanh nghiệp tín nhiệm. Cục Hải quan Đồng Nai luôn nỗ lực nghiên cứu, phát triển chương trình, phần mềm ứng dụng trong quản lý, đến nay đang vận hành 33 chương trình với 15 chương trình tự xây dựng và vươn lên trở thành một trong những đơn vị tiên phong của ngành Hải quan trong ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Song song với việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, Cục Hải quan Đồng Nai còn luôn chú trọng công tác hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, trụ sở làm việc nhằm góp phần tạo văn minh công sở, tạo vị thế tốt hơn cho cơ quan hải quan. Tại Đồng Nai, phần lớn DN đều thuộc các khu chế xuất, khu công nghiệp với gần 70% hàng hóa thuộc loại hình gia công, sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ra, do tính chất địa bàn nằm ngay gần TP.HCM nên nhu cầu tiêu thụ nội địa đối với các mặt hàng nguyên phụ liệu là rất lớn. Xuất phát từ thực tế đó, Cục Hải quan Đồng Nai luôn chú trọng công tác kiểm tra chống gian lận về định mức tiêu hao nguyên phụ liệu nhập gia công, sản xuất xuất khẩu, chống các hành vi tự ý tiêu thụ nguyên phụ liệu nhập gia công, nhập sản xuất. Cục Hải quan Đồng Nai đã xây dựng riêng các văn bản hướng dẫn thủ tục Hải quan thống nhất việc tiếp nhận, kiểm tra báo cáo quyết toán hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Các bản hướng dẫn này được gửi tới cho cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn để thực hiện. Hàng năm, Cục Hải quan Đồng Nai đều phối hợp với các Hiệp hội doanh nghiệp tổ chức Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp qua đó triển khai các văn bản mới và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Các hội nghị đều do Lãnh đạo Tỉnh chủ trì, có sự tham dự của Tổng lãnh sự quán Nhật Bản, Hàn Quốc..., sự tham dự của 10 Sở, ban ngành trong tỉnh, thu hút trên 100 doanh nghiệp tham dự mỗi Hội nghị.
Hội nghị chuyên đề về quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu do Tổng cục Hải quan tổ chức tại Bình Dương ngày 7-4, các đơn vị hải
quan địa phương đã nhận định, phân tích những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc, đồng thời kiến nghị các giải pháp quản lý hải quan đối với loại hình đặc thù này.
Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất; chia sẻ những thủ đoạn gian lận, vi phạm của DN, cũng như kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm, trốn thuế của DN đối với loại hình đặc thù này. Là các đơn vị hải quan trực tiếp triển khai các quy định mới, các đơn vị hải quan địa phương cho rằng, thực hiện các quy định mới, phương thức quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, chế xuất đã thay đổi cơ bản theo hướng tạo thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động XNK của các DN. Theo đó, các DN thực hiện theo nguyên tắc tự tuân thủ các quy định, thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, kế toán, thống kê, lưu giữ, bảo quản các chứng từ, sổ sách… có liên quan đến quá trình sản xuất, gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài và xuất trình khi cơ quan Hải quan kiểm tra.
Một trong những thay đổi lớn nhất về phương thức quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu là thực hiện báo cáo quyết toán sử dụng nguyên vật liệu theo năm tài chính. Mục đích của báo cáo quyết toán theo năm tài chính là tôn trọng quản trị nội bộ của DN. Hiện nay một số DN sử dụng hệ thống quản trị nội tốt để có thể kết xuất dữ liệu trình cho cơ quan Hải quan khi có yêu cầu. Tuy nhiên, vẫn còn một số DN thực hiện quản trị nội bộ chưa tốt, chủ yếu theo dõi thủ công, nhất là đối với loại hình gia công dẫn đến sự chênh lệch số liệu giữa các bộ phận trong nội bộ DN, việc kết xuất số liệu báo cáo theo năm tài chính rất khó khăn.
Theo các đơn vị Hải quan địa phương, hiện công tác quản lý của cơ quan Hải quan đã phát sinh một số vấn đề khó thực hiện, cần tháo gỡ, sửa đổi cho phù hợp với thực tế.
❖ Vướng mắc trong việc quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục hải quan Đồng Nai
Đại diện của Cục Hải quan Đồng Nai cho biết, tại điểm 5 công văn số 1501/TCHQ–GSQL ngày 29-2-2016 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn: Việc triển
khai theo dõi, thu thập, phân tích thông tin, đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Trong khi đó, hiện tại mỗi Chi cục có khoảng trên 200 DN thực hiện hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và chế xuất, nếu quy định thu thập thông tin thường xuyên, liên tục sẽ không đủ nhân lực để thực hiện và cũng không có mốc thời gian cụ thể. Từ vướng mắc này, Cục Hải quan Đồng Nai kiến nghị Tổng cục Hải quan có hướng dẫn khống chế cụ thể thời gian thu thập thông tin là thường xuyên, liên tục và định kỳ tối đa 3 tháng, công chức phải báo cáo Chi cục trưởng 1 lần đối với 1 DN về kết quả thu thập thông tin (trừ trường hợp có thông tin dấu hiệu vi phạm thì phải báo cáo ngay).
❖ Vướng mắc trong việc quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục hải quan Bình Dương
Đối với việc theo dõi, kiểm tra hoạt động của DN sản xuất hàng xuất khẩu, hiện nay, cơ quan Hải quan chưa có hệ thống thông tin nào để theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu tồn kho và sản phẩm đã xuất khẩu, sản phẩm tồn… làm cơ sở để đối chiếu với Báo cáo quyết toán theo năm tài chính của DN. Việc thông báo cơ sở sản xuất của DN thực hiện thủ công, hệ thống chưa có chức năng tiếp nhận và kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất nên công chức hải quan phải mở sổ theo dõi. Để thực hiện tốt việc quản lý, theo dõi DN có hoạt động gia công, sản xuất hàng xuất khẩu, DN chế xuất, Cục Hải quan Bình Dương kiến nghị, thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro; tổ chức tốt việc thu thập thông tin DN; định kỳ hàng tháng phải có đánh giá mức độ rủi ro của từng DN để có biện pháp kiểm tra cho phù hợp, đảm bảo mỗi DN phải được kiểm tra ít nhất 1 lần. Đồng thời lập danh sách DN chưa được kiểm tra cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất để có biện pháp sàng lọc, đánh giá và thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất.
❖ Vướng mắc trong việc quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục hải quan TP Hồ Chí Minh
Khi Thông tư 38/2015/TT-BTC có hiệu lực, có bắt buộc phải tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất của tất cả DN đang làm gia công, sản xuất hàng xuất khẩu hay không. Trên thực tế các DN này đã hoạt động nhiều năm (trước khi Thông tư
38/2015/TT-BTC có hiệu lực) và đang thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, sản xuất hàng xuất khẩu, Hải quan Khu chế xuất. Cục Hải quan TP.HCM đề xuất chỉ kiểm tra DN gia công, sản xuất hàng xuất khẩu mới phát sinh. Các trường hợp trước đây đã kiểm tra cơ sở sản xuất thì trước mắt chưa kiểm tra, Cục sẽ có kế hoạch kiểm tra khi có thông tin thay đổi cơ sở sản xuất của DN.
❖ Vướng mắc trong việc quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục hải quan Long An
Việc kiểm tra hồ sơ trước, hoàn thuế, không thu thuế sau theo quy định tại Khoản 6 Điều 129 Thông tư 38/2015/TT-BTC được thực hiện tại trụ sở người nộp thuế. Vấn đề này tại Cục Hải quan Long An, gây khó khăn cho cả DN và Hải quan vì mất rất nhiều thời gian nhưng hiệu quả quản lý mang lại không cao. Theo phân tích của Cục Hải quan Long An, trên thực tế, nhiều DN có trụ sở rất xa trụ sở cơ quan Hải quan. Qua tìm hiểu, đa số DN đều mong muốn kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan. Để tạo thuận lợi cho DN, Cục Hải quan Long An kiến nghị sửa đổi theo hướng: Kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan, DN có trách nhiệm mang hồ sơ đến xuất trình cho cơ quan Hải quan. Trường hợp qua kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan nếu chưa đủ điều kiện hoàn thuế, không thu thuế thì tiến hành kiểm tra tại trụ sở DN.