Những điểm còn hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing đối với dịch vụ ứng dụng số tại viettel thái nguyên (Trang 104 - 105)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.2. Những điểm còn hạn chế

- Việc xác định thị trường mục tiêu về dịch vụ ứng dụng số của Viettel Thái Nguyên được đánh giá là chính xác nhưng hoạt động truyền thông lại chưa có sự lan tỏa, tập trung mạnh vào những huyện, thành có số lượng người, đơn vị, tổ chức đông đảo tại các khu công nghiệp lớn như KCN Yên Bình, KCN Điềm Thụy ở huyện Phổ Yên, Phú Bình.

- Chất lượng ứng dụng đôi lúc còn chậm, gây lỗi trong giao dịch, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng, còn tồn tại nhiều phản hồi tiêu cực nên gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động truyền thông tại Viettel Thái Nguyên.

- Chi nhánh Viettel Thái Nguyên chưa thiết kế thông điệp truyền thông về dịch vụ ứng dụng số riêng cho tỉnh, các chương trình khuyến mại, kích thích tiêu thụ chủ yếu do Tập đoàn Viettel triển khai, chi nhánh Thái Nguyên còn hạn chế trong việc đưa ra các biện pháp kích thích và thu hút mạnh đối với khách hàng tiềm năng tại khu vực nông thôn.

- Chưa đẩy mạnh truyền thông đối với dịch vụ giải pháp công nghệ tại những khu công nghiệp trong tỉnh, cụ thể như việc marketing cho dịch vụ chữ ký số: khai báo hải quan, bảo hiểm, thuế qua mạng...

đến việc chăm sóc khách hàng thiếu kỹ năng, đôi khi xử lý thông tin còn chậm. - Kênh phân phối rộng là một điểm mạnh, tuy nhiên cũng gây khó khăn trong công tác quản lý bởi các kênh nhỏ chưa có sự chuyên nghiệp nên việc gây dựng lòng tin đối với khách hàng chưa cao, ví dụ như việc tâm lý khách hàng ở vùng nông thôn khi muốn chuyển tiền sẽ nghĩ ngay đến ngân hàng thương mại chứ chưa quen với việc có sự tồn tại của các điểm chuyển/rút tiền của Viettel.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing đối với dịch vụ ứng dụng số tại viettel thái nguyên (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)