Đặc điểm về dân số, lao động và đơn vị tổ chức tại Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing đối với dịch vụ ứng dụng số tại viettel thái nguyên (Trang 64 - 73)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Đặc điểm về dân số, lao động và đơn vị tổ chức tại Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên năm 2018 theo số liệu thống kê có quy mô dân số là 1.255.000 người, tăng 11,3% so với năm 2017. Dân số khu vực thành thị chiếm 35,1% và khu vực nông thôn chiếm 64,9%.

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu dân số tỉnh Thái Nguyên năm 2018

Nguồn: Cục thống kê Thái Nguyên, 2018

Viettel được đánh giá là doanh nghiệp thành công với chiến lược “lấy nông thôn bao vây thành thị”. Tại Thái Nguyên, là một tỉnh có số lượng dân số vùng nông thôn chiếm 64,9% sẽ là một thị trường rất phù hợp với chiến lược mà Viettel đang thực hiện để phát triển dịch vụ viễn thông di động, Internet cáp quang cũng như các dịch vụ tiện ích khác bởi các đối thủ như Vinaphone, Mobifone và FPT thì lại chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng ở thành thị là chủ yếu.

Bảng 3.1. Cơ cấu dân số tỉnh Thái Nguyên năm 2018 phân theo đối tượng STT Đối tượng Số người (người) Cơ cấu (%)

1 Học sinh 197,340 15,72 2 Sinh viên 89,991 7,17 3 Công nhân 196,204 15,63 4 Nông dân 461,346 36,76 5 Thương nhân 109,203 8,70 6 Cán bộ công chức 70,870 5,65 7 Lực lượng vũ trang 23,749 1,89 8 Người già, trẻ nhỏ 106,298 8,47 Tổng 1.255.000 100

Nguồn: Cục thống kê Thái Nguyên, 2018

64.9%

35.1% Nông thôn

Tỷ lệ đối tượng khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số dân của tỉnh là công nhân, nông dân (≈ 55%). Ngoài ra, đối tượng sinh viên tuy chỉ chiếm 7,17% nhưng cũng là khách hàng tiềm năng nhà mạng hướng tới. Đặc điểm dân cư như vậy là một cơ hội tốt để Viettel Thái Nguyên thực hiện chiến lược truyền thông marketing như truyền thông tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; các khu công nghiệp và khu vực nông thôn ở các huyện trên địa bàn.

Bảng 3.2. Số lượng và cơ cấu đơn vị kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2018

STT Đối tượng Số lượng

(đơn vị) Cơ cấu (%) Ghi chú I Đơn vị kinh tế 77.042 96,47 II Đơn vị hành chính, sự nghiệp 2.233 2,80 1 Cơ quan hành chính 646 0,81 2 Đơn vị sự nghiệp 1.246 1,56 3 Tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể 341 0,43 III Đơn vị, tổ chức khác 585 0,73 Tổng cộng 79.860 100

Nguồn: Cục thống kê Thái Nguyên, 2018

Bảng trên cho thấy với số lượng đơn vị kinh tế trên 77 nghìn đơn vị (chiếm 96,47%) thì Thái Nguyên được coi là một thị trường rất thuận lợi cho các loại hình dịch vụ nói chung và dịch vụ viễn thông nói riêng, đặc biệt trong đó có thể kể đến là dịch vụ internet cáp quang hay dịch vụ kê khai thuế, bảo hiểm, hải quan, quản lý nhân sự...giúp cho việc giao dịch trực tuyến, đáp ứng tốc độ phát triển của thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay.

Bảng 3.3. Số lượng và cơ cấu đơn vị kinh tế, đơn vị hành chính, sự nghiệp, lao động phân chia theo vị trí địa lý năm 2018

STT Khu vực Số lượng đơn vị (đơn vị) Cơ cấu (%) Số lượng lao động (người) Cơ cấu (%) 1 TP.Thái Nguyên 28.487 35,67 126.823 35,17 2 TP.Sông Công 3.741 4,68 23.484 6,51 3 Huyện Phổ Yên 10.444 13,08 103.926 28,82 4 Huyện Định Hóa 5.497 6,88 13.348 3,70 5 Huyện Võ Nhai 3.294 4,12 8.862 2,46 6 Huyện Phú Lương 6.257 7,83 17.126 4,75 7 Huyện Đồng Hỷ 4.293 5,38 13.440 3,73 8 Huyện Đại Từ 8.822 11,05 23.446 6,50 9 Huyện Phú Bình 9.025 11,31 30.143 8,36 Tổng cộng 79.860 100 360.598 100

Nguồn: Cục thống kê Thái Nguyên, 2018

Xét về số lượng và cơ cấu đơn vị kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp phân theo vị trí địa lý, nhận thấy TP.Thái Nguyên, huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình và huyện Đại Từ là những nơi có số lượng đơn vị kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp tập trung tương đối nhiều (trên 11%) đặc biệt là TP.Thái Nguyên chiếm 35,67% trong tổng số đơn vị kinh tế, đơn vị hành chính đóng trên địa bàn. Nắm bắt được đặc điểm này sẽ giúp cho Viettel Thái Nguyên đưa ra chiến lược tập trung đẩy mạnh hơn công tác truyền thông tại những vùng có lợi thế để chiếm lĩnh thị phần, tránh truyền thông dàn trải, đồng đều vào những khu vực ít đơn vị, tổ chức như Võ Nhai, Định Hóa. Cụ thể như cần đẩy mạnh hoạt động quảng cáo (xây dựng bảng, biển quảng cáo, áp phích tại các khu công nghiệp; quảng cáo trên website; fanpage...), tăng

cường công tác tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm dịch vụ như tổ chức hội thảo với Hội doanh nghiệp tỉnh...

Xét về số lượng và cơ cấu lao động, TP.Thái Nguyên và huyện Phổ Yên cũng là hai khu vực tập trung số lượng lao động vượt trội hơn hẳn so với các khu vực còn lại (tổng cộng chiếm gần 64% số lao động của tỉnh). Đây là đặc điểm rất thuận lợi cho Viettel Thái Nguyên phát triển dịch vụ đối với khách hàng cá nhân như dịch vụ di động, dịch vụ internet và ứng dụng My Viettel, ViettelPay...

Như vậy, có thể nói Thái Nguyên là một thị trường rất thuận lợi và có tác động tích cực đến hoạt động truyền thông của Viettel. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, Viettel Thái Nguyên cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông và thay đổi chính sách kinh doanh, tập trung khai thác thị trường trên diện rộng đặc biệt là tập trung hoạt động truyền thông marketing vào những khu vực nhiều lao động và nhiều đơn vị tổ chức như TP.Thái Nguyên, huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình; thêm nhiều ưu đãi dành cho khách hàng, có chế độ chăm sóc đặc biệt đối với khách hàng lâu năm.

3.2.5. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh dịch vụ viễn thông của Viettel Thái Nguyên bao gồm: Vinaphone, Mobifone, FPT và Vietnamobile. Đối với dịch vụ ứng dụng số, tùy thuộc từng loại dịch vụ mà có các đối thủ cạnh tranh khác nhau, cụ thể:

a) Đối với khách hàng cá nhân:

My Viettel cung cấp dịch vụ CSKH trên di động dành cho đối tượng sử dụng mạng Viettel nên đối thủ cạnh tranh của dịch vụ này phụ thuộc vào việc khách hàng đó sử dụng nhà mạng nào. Muốn tăng số lượng người dùng dịch vụ My Viettel, giúp giảm số lượng phản hồi, báo lỗi dịch vụ... qua tổng đài viên, giảm được số lượng nhân viên trực tổng đài online, giữ được thị phần và nâng cao vị thế trước đối thủ cạnh tranh thì đồng nghĩa với việc Viettel Thái Nguyên cần phải thu hút, làm gia tăng số lượng thuê bao sử dụng mạng di động và mạng internet của mình.

Biểu đồ: 3.2. Thị phần thuê bao di động tại Thái Nguyên năm 2018

Nguồn: Sở TT &TT Thái Nguyên, 2018

Theo số liệu thống kê năm 2018, Viettel vẫn đang là nhà mạng chiếm lĩnh thị trường dịch vụ di động tại Thái Nguyên với thị phần 75,6%, tiếp sau đó là Vinaphone với 18,05%; Mobifone với 5,57% và 0,78% còn lại là mạng khác như Vietnammobile.

Kể từ ngày 01/01/2019, khi dịch vụ chuyển mạng giữ số chính thức có hiệu lực, đây là một cơ hội cho Viettel Thái Nguyên trong cuộc đua này. Tuy nhiên, để thu hút được số lượng khách hàng từ mạng khác chuyển đến thì Viettel Thái Nguyên cần phải đem đến cho họ chất lượng và sự hài lòng, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng cũng như có chính sách chăm sóc khách hàng hoàn hảo. My Viettel cũng sẽ theo đó mà gia tăng số lượng người dùng nếu như Viettel Thái Nguyên làm tốt công tác truyền thông marketing trong lĩnh vực mạng di động này.

ViettelPay theo nhận xét của đông đảo người dùng thì nó được đánh giá là giống như một “ví điện tử”, có các chức năng tương tự ví điện tử như thanh toán, chuyển/nạp tiền... Hiện nay, ViettelPay có những đối thủ cạnh tranh lớn

75.6% 18.05% 5.57% 0.78% Viettel Vinaphone Mobifone Khác

nhất đó là Momo, ZaloPay, Ví việt. Mỗi ứng dụng đều có những nền tảng hệ sinh thái sẵn có được tận dụng như Momo có thế mạnh đối tác đông đảo; ZaloPay đang sở hữu một cộng đồng người dùng Zalo sẵn có và trải rộng; Ví việt được đánh giá là ví điện tử tốt nhất Việt Nam mang đến giải pháp thanh toán bảo mật cao được đảm bảo bởi Ngân hàng Bưu điện Liên Việt; còn ViettelPay lại chiếm ưu thế về hệ thống phân phối rộng lớn nhất trên 63 tỉnh thành. Thay vì sử dụng các dịch vụ của đối thủ thì khách hàng có sử dụng ViettelPay hay không tùy thuộc vào công tác truyền thông marketing của Viettel Thái Nguyên đối với dịch vụ này đem lại cho khách hàng những lợi ích và tiện ích gì hơn đối thủ của mình.

Bảng 3.4. Số lượt tải xuống trên kho ứng dụng tính đến tháng 12/2018 STT Tên dịch vụ Nhà cung cấp Số bản tải xuống Cơ cấu (%) Ghi chú 1 Momo M-Service JSC 6.630.000 38,7 Số liệu được làm tròn 2 ZaloPay Zion Company 4.475.000 26,1

3 Ví Việt Liên Việt PostBank 1.580.000 9,2

4 ViettelPay Viettel 3.270.000 19,1

5 Vimo Vimo Technology JSC 1.180.000 6,9

Tổng 17.135.000 100

Nguồn: App Annie, 2018

Theo Báo cáo năm 2018 của Công ty nghiên cứu thị trường - App Annie, ViettelPay đang xếp hạng thứ 3 trong top 5 ứng dụng ví điện tử tốt nhất, an toàn nhất tại Việt Nam. Là một ứng dụng mới được triển khai đưa vào kinh doanh tháng 6/2018, thị phần 19,1% chưa phải là con số mong đợi thực sự của nhà mạng tuy nhiên so sánh với các ứng dụng khác thì có thể nói ViettelPay cũng là ứng dụng phát triển tương đối ổn. Để phát triển hơn nữa dịch vụ này, Viettel

nói chung và chi nhánh Thái Nguyên nói riêng cần phải có những hoạt động marketing mạnh mẽ hơn nữa để giành lấy thị phần trong tương lai như tăng cường quảng cáo trên diện rộng và tập trung vào đối tượng truyền thông ở khu vực nông thôn.

Ngoài các ví điện tử trên, các ngân hàng thương mại cũng cho ra mắt ứng dụng ngân hàng số dựa trên nền tảng là khách hàng đăng ký tài khoản của ngân hàng đó, giúp cho việc quản lý tài khoản và có chức năng tương tự ViettelPay như thanh toán, chuyển tiền, nạp thẻ, mua vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, đặt phòng khách sạn... Đây là rào cản tương đối lớn trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng số ViettelPay của nhà mạng Viettel. Có thể nói ở khu vực thành thị để cạnh tranh với các ứng dụng ngân hàng này thì không phải dễ dàng.

Ví dụ: Một khách hàng sinh sống tại thành phố A, làm việc cho doanh nghiệp B, tiền lương hàng tháng được trả vào tài khoản của họ tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, họ sẽ sử dụng ứng dụng Vietcombank để quản lý tài khoản, theo dõi thông tin biến động số dư tài khoản và các tiện ích sẵn có ở trên đó. Để khách hàng này sử dụng thêm ViettelPay trong khi các chức năng của Vietcombank cũng tương tự thì điều này sẽ rất khó thuyết phục họ.

b) Đối với khách hàng tổ chức

Tại Thái Nguyên, Viettel-CA hiện nay có hai sản phẩm cạnh tranh lớn nhất là VNPT-CA và FPT-CA, ngoài ra còn có sản phẩm của một số đơn vị khác như Bkav-CA, New-CA, VGCA... Có thể nói, mỗi nhà cung cấp dịch vụ đều có những thế mạnh cho riêng mình để tăng sức cạnh tranh với các đối thủ.

Biểu đồ 3.3. Thị phần dịch vụ chữ ký số tại Thái Nguyên năm 2016 – 2018

Nguồn: Sở TT&TT Thái Nguyên

Nhìn vào biểu trên ta thấy hiện nay VNPT-CA vẫn là chữ ký số dẫn đầu về thị phần tại tỉnh Thái Nguyênvà tốc độ tăng trưởng tương đối đều, mỗi năm tăng thêm trên 7,3%.Tiếp theo là Viettel-CA,số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ chữ ký số Viettel trong 03 năm qua cũng có xu hướng tăng lên. Năm 2017 tăng 10,72% so với năm 2016 và năm 2018 tiếp tục tăng thêm 3,81%. Là dịch vụ phát triển sau, số lượng tăng lên tuy chưa lớn nhưng cũng thể hiện được ưu thế của mình so với các đối thủ khi các đối thủ cạnh tranh khác bị giảm thị phần tại thị trường này.

Tuy vậy so với số lượng các đơn vị, tổ chức trên địa bàn (79.860 đơn vị) thì tổng số lượng đơn vị sử dụng chữ ký số năm 2018 mới chỉ chiếm 15,4%. Viettel Thái Nguyên cần phải đưa ra những chiến lược marketing phù hợp để thúc đẩy dịch vụ này phát triển mạnh hơn trong thời gian tới như tăng cường công tác truyền thông đến từng đơn vị, thêm các lợi ích kinh tế, gia tăng sự yêu thích về thương hiệu bởi các hoạt động PR, tuyên truyền...

3,292 3,645 3,784 4,018 4,312 4,627 2,509 2,691 2,663 1,220 1,248 1,252 - 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 5,000 2016 2017 2018 Viettel-CA VNPT-CA FPT-CA Khác

Bảng 3.5. So sánh giá cước dịch vụ chữ ký số của Viettel Thái Nguyên và đối thủ cạnh tranh

ĐVT: Đồng

Tên dịch vụ Phân loại Thời gian sử dụng

1 năm 2 năm 3 năm

Viettel-CA Đăng ký mới 1.826.000 2.741.000 3.109.000 Gia hạn 1.276.000 2.191.000 2.909.000 VNPT-CA Đăng ký mới 1.823.000 2.740.000 3.112.000 Gia hạn 1.273.000 2.191.000 2.912.000 FPT-CA Đăng ký mới 1.827.000 2.739.000 3.107.000 Gia hạn 1.277.000 2.189.000 2.907.000

Nguồn: Viettel Thái Nguyên

Nhìn vào bảng so sánh giá ba dịch vụ chữ ký số trên ta thấy các nhà cung cấp định giá dịch vụ tương đối giống nhau, sự chênh lệch không đáng kể.

Như vậy, dịch vụ ứng dụng số của Viettel là những sản phẩm có sau các đối thủ cạnh tranh nên để chiếm lĩnh thị phần thì không phải dễ dàng. Các đối thủ cạnh tranh với nhiều lợi thế về thị phần như đã phân tích ở trên sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động truyền thông của Viettel Thái Nguyên. Để tăng sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần thì Viettel Thái Nguyên cần phải đưa ra được lợi thế riêng của mình như dịch vụ chăm sóc khách hàng đặc biệt, thêm khuyến mại, chiết khấu, quà tặng, nâng cao uy tín và thương hiệu... đồng thời luôn phải đảm bảo về chất lượng dịch vụ được nhanh chóng, an toàn, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing đối với dịch vụ ứng dụng số tại viettel thái nguyên (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)