5. Kết cấu của luận văn
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông marketing
Tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của từng loại hình dịch vụ, khu vực vị trí địa lý... mà có các yếu tố ảnh hưởng khác nhau và mức độ ảnh hưởng khác nhau.
1.1.3.1. Yếu tố bên trong
a)Chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Có thể nói, chất lượng sản phẩm tốt sẽ đem lại thành công một nửa cho doanh nghiệp. Còn các hoạt động truyền thông chỉ có tác dụng tạo sự nhận biết, sự thu hút và thúc đẩy khách hàng mua hàng chứ không thể làm cho sản phẩm, dịch vụ đó tốt lên được.
Một sản phẩm, dịch vụ thực sự đem lại lợi ích cho khách hàng thì bản thân nó cũng đã tạo tính lan truyền rộng rãi mà doanh nghiệp không cần phải nói hay, nói tốt về nó nhiều. Khi đã dùng thử sản phẩm/dịch vụ, khách hàng cảm thấy hài lòng thì họ sẽ có xu hướng sử dụng trở lại lần sau. Ngược lại, sản phẩm/dịch vụ không tốt, không đem lại sự hài lòng thì khách hàng sẽ loại bỏ ngay sau khi dùng thử một lần, cho dù có truyền thông đến mức nào đi nữa thì cũng khó được người tiêu dùng chấp nhận sử dụng lại.
b)Tài chính
Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động truyền thông nói riêng. Tài chính quyết định tới việc lựa chọn các công cụ truyền thông, phương thức truyền thông... Nguồn ngân sách truyền thông dồi dào thì việc đưa ra quyết định đối với hoạt động truyền thông cũng dễ dàng hơn ví dụ như thay vì lựa chọn phương tiện truyền thông quảng cáo bằng tờ rơi, áp phích với chi phí thấp thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương tiện quảng cáo trên truyền hình với chi phí cao hơn nhưng hiệu quả phạm vi ảnh hưởng đến người nhận tin lại tốt hơn.
c)Nhân lực
Trình độ, năng lực, óc sáng tạo, sự nhạy bén...của nhân viên cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông bởi nó góp phần tạo ra những khách hàng tiềm năng và cách thức để nâng cao chất lượng phục vụ cũng như hình ảnh tốt đẹp cho doanh nghiệp. Nếu như lực lượng làm công tác truyền thông marketing không linh hoạt trong việc lựa chọn phương thức truyền thông phù hợp, không có óc sáng tạo để xây dựng một thông điệp khác biệt hay xác định công chúng mục tiêu không chính xác... thì hoạt động truyền thông không đem lại hiệu quả.
1.1.3.2. Yếu tố bên ngoài
a)Thị trường
Các yếu tố thuộc về nhân khẩu: số lượng dân cư, vị trí địa lý của dân cư theo khu vực nông thôn – thành thị, các thành phần dân cư, số lượng và cơ cấu lao động phân bố theo vị trí địa lý; số lượng và tình hình phân bố của tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp theo vị trí địa lý...đều có tác động đến hoạt động truyền thông của doanh nghiệp.
Thị trường mục tiêu chính là khách hàng của các chương trình truyền thông marketing. Việc lựa chọn phương pháp truyền thông phụ thuộc vào thị trường mục tiêu:
- Giai đoạn sẵn sàng của người mua - Phạm vi địa lý của thị trường
- Mức độ tập trung của khách hàng b)Công chúng mục tiêu
Đặc điểm của công chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bị thuyết phục của họ khi tiếp nhận thông tin truyền thông, cụ thể là:
Về trình độ: Những người có học vấn hay có tri thức cao thường khó bị thuyết phục và những người thiếu tự tin dễ bị thuyết phục hơn.
Về giới tính: Phụ nữ dễ bị thuyết phục hơn đàn ông. Trong đó, phụ nữ theo văn hóa truyền thống dễ bị thuyết phục hơn so với phụ nữ hiện đại.
những người có quan điểm độc lập.
Tùy thuộc từng đối tượng công chúng: số lượng, tuổi tác, ngành nghề, sự phù hợp với đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ mà các doanh nghiệp xác định công chúng mục tiêu khác nhau và nó ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông của doanh nghiệp.
c)Đối thủ cạnh tranh
Mọi doanh nghiệp đều có đối thủ cạnh tranh. Môi trường cạnh tranh cũng sẽ thúc đẩy các đơn vị kinh doanh nghiên cứu và thay đổi chiến lược truyền thông marketing. Với mỗi sản phẩm, dịch vụ sẽ tương thích với những chính sách truyền thông khác nhau và tùy thuộc chu kỳ sống của sản phẩm để có truyền thông marketing tích hợp hiệu quả. Môi trường cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải luôn thay đổi và tạo sự khác biệt trong thiết kế, triển khai chiến lược truyền thông. Điều này sẽ làm hoàn thiện hơn hoạt động truyền thông marketing của đơn vị kinh doanh ngành viễn thông nói riêng và các ngành khác nói chung.
d)Môi trường Chính trị – Pháp luật
Những sự kiện trong môi trường chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những quyết định truyền thông marketing, gồm các điều luật, các cơ quan Nhà nước, nhóm xã hội có uy tín ảnh hưởng đến các tổ chức kinh doanh, nó có thể khuyến khích hay hạn chế hoạt động kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp như:
- Sự ổn định về chính trị, ngoại giao;
- Các luật liên quan: luật đầu tư, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ...; - Các chính sách thuế: thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, hoàn thuế giá trị gia tăng..;
- Các chính sách thương mại, chính sách phát triển kinh tế ngành... e)Môi trường Kinh tế
Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tỷ giá hối đoái và lãi xuất, cán cân thanh toán, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, chu kỳ kinh tế, GDP bình quân đầu người... đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một quốc gia có GDP tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, chủng loại, thẩm mỹ, thị hiếu,...dẫn đến sẽ thay đổi quy mô thị trường và ngược lại. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải bám sát vào các yếu tố kinh tế này để đưa ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
f) Môi trường Văn hóa – Xã hội
Người làm marketing cần phải chú ý đến yếu tố nhân khẩu vì thị trường là do con người hợp thành. Yếu tố nhân khẩu cần được quan tâm có thể kể như số lượng dân số, cơ cấu dân cư, thành phần dân cư, trình độ học vấn... Những điều này ảnh hưởng đến chiến lược truyền thông sẽ phải thiết kế và triển khai thông điệp một cách phù hợp với môi trường dân cư và đặc điểm từng vùng, miền.
Mỗi vùng lãnh thổ sẽ có những giá trị văn hóa, các yếu tố xã hội đặc trưng và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại khu vực đó. Người làm truyền thông marketing cần phải nghiên cứu kỹ thị trường từng vùng, miền, nhóm khách hàng, đặc điểm tâm lý, thu nhập... để có thể đưa ra chiến lược truyền thông phù hợp.