Bài học kinh nghiệm cho BIDV Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ​ (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu luận văn

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho BIDV Phú Thọ

Trước năm 2008, việc cho vay tại BIDV Phú Thọ được thực hiện theo quy trình cho vay kiểu cổ điển (áp dụng với hầu hết các NHTM nhà nước thời kỳ trước), đó là việc cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ quy trình cho vay (từ khâu tiếp xúc khách hàng, thu thập hồ sơ, trình thẩm định, giải ngân, kiểm soát và thu hồi nợ).

Tuy nhiên, đến năm 2013 thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIDV Phú Thọ đã chính thức triển khai việc thay đổi quy trình cấp tín dụng theo hướng tách biệt giữa bộ phận thẩm định quyết định tín dụng, bộ phận tác nghiệp, đồng thời có những thay đổi căn bản trong mô hình giám sát chất lượng cho vay/tín dụng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay vẫn còn những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng cho vạy và hiệu quả hoạt động chung của chi nhánh. Những kinh nghiệm đúc kết cho BIDV chi nhánh Phú Thọ như sau:

Thứ nhất, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay, xác định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh, bộ phận quản lý tín dụng, và quản lý rủi ro,...

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng. BIDV chủ yếu quan tâm đến tài sản thế chấp, các chỉ tiêu tín dụng và nguyên tắc tín dụng chưa được đặt lên hàng đầu như: vòng quay vốn lưu động, tính khớp đúng của kế hoạch trả nợ với các luồng tiền tương lai (doanh thu), chỉ số về khả năng thanh toán, chỉ số về hiệu quả sử dụng tài sản, bảo đảm tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm giữa các bộ phận, tính bắt buộc của các thủ tục kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro,… do vậy hậu quả có lúc nợ xấu lên đến 10% tổng dư nợ vay, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động không hiệu quả, bỏ trốn về nước.

Do đó, ngân hàng không những cần triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng mà còn quan tâm nhiều đến thông tin của khách hàng như: tư cách, mục đích vay, hiệu quả kinh doanh, dòng tiền, khả năng kiểm soát công nợ, năng lực quản trị và điều hành của khách hàng.

Thứ ba, tiến hành chấm điểm xếp hạng cho khách hàng theo hệ thống chỉ tiêu định sẵn để quyết định cho vay.

Thứ tư, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Theo đó Ngân hàng cần quy định việc phán quyết tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người, Hội đồng tín dụng hay Ngân hàng Hội sở.

Thứ năm, giám sát khoản vay: trước, trong và sau khi cho vay. Ngân hàng nên coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách liên tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp ứng xử kịp thời đối các tình huống rủi ro.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ​ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)