5. Kết cấu luận văn
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
* Môi trường kinh tế, xã hội
Giai đoạn 2014 - 2016 chứng kiến rất nhiều yếu tố khó khăn cho hoạt động ngân hàng, nhưng cũng là giai đoạn phục hồi sau suy thoái. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mặc dù đã có dấu hiệu khởi sắc nhưng vẫn nằm trong bối cảnh những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao, thị trường bất động sản diễn biến phức tạp, sức ép nợ xấu còn nặng nề, hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm, năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp...
Hoạt động ngân hàng đã đạt được những kết quả cực kỳ quan trọng về giảm tỷ nợ xấu, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, giảm mặt bằng lãi suất, quản lý thị trường vàng,… tuy nhiên vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn về bài toán giải quyết nợ xấu trong trung dài hạn, kích cầu tiêu dùng, phá băng thị trường bất động sản,…
Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đạt được những kết quả tích cực, song vẫn là tỉnh nghèo và gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách thấp, nền doanh nghiệp hoạt động chủ yếu quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, các tổ chức tín dụng trên địa bàn cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Trong bối cảnh đó, tình hình khách hàng vay vốn tiếp tục còn khó khăn là điều dễ thấy, tác động trực tiếp tới chất lượng khoản vay tại ngân hàng ở góc độ rủi ro; ở góc độ hiệu quả của ngân hàng là sự chia sẻ khó khăn với việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng, đồng nghĩa hiệu quả từ hoạt động cho vay của ngân hàng giảm tương ứng.
Bên cạnh đó, biến động phức tạp của thị trường bất động sản về giảm giá trị, giảm khả năng thanh khoản là yếu tố tác động lớn tới tài sản bảo đảm của hoạt động cho vay tại ngân hàng.
* Môi trường pháp lý: Tính thống nhất, đồng bộ, kịp thời của hệ thống văn
bản pháp luật tác động đến hoạt động ngân hàng còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó là sự thực thi các quy định pháp luật của một số cơ quan liên quan thiếu tính nhất quán, đồng bộ, ảnh hưởng trực tiếp tới các giao dịch liên quan hoạt động cho vay.
Các quy định về tính tự chủ của ngân hàng, quyền tự quyết trong xử lý tài sản bảo đảm tiền vay nếu khoản vay xảy ra rủi ro đã được quy định cụ thể, tuy nhiên, quá trình thực hiện gặp nhiều vướng mắc do việc thực thi các quy định pháp luật của một số cơ quan liên quan thiếu đồng bộ, dẫn đến tiến độ xử lý tài sản bảo đảm trong quá trình thu hồi nợ xấu thường kéo dài. Bên cạnh đó, các bước theo trình tự xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng qua cơ quan pháp luật kéo dài, thủ tục thi hành án phức tạp,… cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến chất lượng
Các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm tương đối đầy đủ, rõ ràng, tuy nhiên gắn với thực tiễn còn nhiều điều chưa có phương án giải quyết cụ thể, dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng trong quá trình cho vay như yếu tố sở hữu của các thành viên trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình gắn liền với đất tại địa phương chưa được thực hiện nhưng vẫn là tài sản thế chấp, những quy định pháp lý về tài sản hình thành trong tương lai còn nhiều vướng mắc,…
Vấn đề thông tin thiếu minh bạch của doanh nghiệp là vấn đề phổ biến. Tuy nhiên, chế tài pháp luật liên quan đến xử lý thiếu minh bạch trong thông tin của doanh nghiệp còn hạn chế; cơ chế, khả năng kiểm soát, phối hợp kiểm soát thông tin doanh nghiệp của các cơ quan liên quan (ngân hàng, thuế, hải quan,…) còn hạn chế dẫn đến những nhận định, đánh giá thông tin thiếu đầy đủ, thiếu chính xác, ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định khi cho vay.
* Các yếu tố từ phía khách hàng. Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay giai đoạn 2014 - 2016 tại BIDV Phú Thọ cho thấy, các nguyên nhân xảy ra rủi ro trong cho vay của ngân hàng từ phía khách hàng chủ yếu là do:
(1) Quan hệ sở hữu, quyền lợi, trách nhiệm các thành viên góp vốn, quan hệ sở hữu của nhóm khách hàng có liên quan; các mối quan hệ này trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp bị xung đột lợi ích dẫn đến mất đoàn kết, không tạo được sự thống nhất trong doanh nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng khoản vay tại ngân hàng. Đối với yếu tố nhóm khách hàng liên quan, là việc thành lập ra nhiều pháp nhân, hoạt động nhiều lĩnh vực, ở nhiều địa bàn, vay vốn nhiều ngân hàng,…; rủi ro xảy ra thường mang yếu tố lan truyền, khó quản lý tình hình hoạt động, dòng tiền thực chất của doanh nghiệp.
(2) Tiềm lực tài chính thực sự tham gia vào phương án/dự án vay vốn không khả thi, không bền vững, bên cạnh đó, đa phần các doanh nghiệp trên địa bàn là doanh nghiệp quy mô nhỏ, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh, thị trường tiêu thụ hẹp, khả năng và kinh nghiệm quản trị không tốt… nên không chống đỡ được những biến động phức tạp, kéo dài của môi trường kinh doanh, dẫn đến hoạt động đổ vỡ, ảnh hưởng chất lượng khoản vay tại ngân hàng.
Thực trạng chất lượng cho vay tại BIDV Phú Thọ thời gian qua chủ yếu khó khăn do tình hình hoạt động của một số khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xi măng, thi công xây lắp. Do tác động của nền kinh tế và chính sách điều tiết vĩ mô như cắt giảm đầu tư công, thị trường bất động sản trầm lắng, tác động trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ trả nợ tại ngân hàng.
(3) Thông tin cung cấp thiếu minh bạch, việc chấp hành chế độ kế toán không đầy đủ, đặc biệt có trường hợp khách hàng chủ doanh nghiệp vi phạm pháp luật hình sự trong kinh doanh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng khoản vay tại ngân hàng.
3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng
Một là, việc thực hiện các chính sách của ngân hàng trong hoạt động kinh
doanh, quản lý chất lượng hoạt động cho vay còn gặp khó khăn. Thông thường, từ khi có các chính sách điều tiết vĩ mô đến khi đi vào thực tiễn có một độ trễ nhất định về thời gian, vấn đề đặt ra là chính sách của ngân hàng trong thời kỳ đó đảm bảo tính linh hoạt, phù hợp với khả năng của khách hàng và thực tiễn thị trường. Ví dụ về việc bảo lãnh của Ngân hàng phát triển Việt Nam cho doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại để giải quyết vấn đề tài sản bảo đảm là một chủ trương đúng, tuy nhiên thực tiễn không thể triển khai được vì khả năng đáp ứng của doanh nghiệp đối với các điều kiện của Ngân hàng phát triển.
Bên cạnh đó, đối với các khách hàng gặp khó khăn, đã chuyển nợ xấu nhưng đánh giá có khả năng phục hồi nếu có các giải pháp hỗ trợ tài chính cụ thể. Tuy nhiên, phát sinh mâu thuẫn về việc tiếp tục cho vay vì cho vay mới đồng nghĩa với việc tăng thêm nợ xấu, tăng thêm dự phòng rủi ro, giảm chất lượng hoạt động của ngân hàng, nhưng không hỗ trợ thì không có khả năng thu hồi vốn đã cho vay. Đây là vấn đề lớn trong ứng xử tín dụng của ngân hàng.
Hai là, việc thực hiện quy trình tín dụng, công tác kiểm tra, kiểm soát còn chưa tốt. Việc thực hiện quy trình của một số bộ phận đôi khi chưa đầy đủ, xảy ra các
ban đầu, và hỗ trợ, tư vấn khách hàng, kiểm tra, giám sát sau khi cho vay. Do vậy, chưa nắm bắt được đầy đủ thông tin hoặc chưa kiểm soát hết được tình hình của khách hàng cũng như nắm bắt chính xác, kịp thời những khó khăn của khách hàng để có những chính sách linh hoạt trong quản lý, hạn chế rủi ro. Thực tế, quá trình nhận diện rủi ro sau cho vay còn chưa kịp thời, dẫn đến các biện pháp ứng xử mang tính thụ động, khi rủi ro đã xảy ra.
Ba là, tính nhạy bén, chủ động, kinh nghiệm xử lý nợ của cán bộ chưa thực
sự tốt, ảnh hưởng nhất định đến kết quả công tác xử lý, thu hồi nợ xấu.
Bên cạnh đó, cán bộ quản lý khách hàng chủ yếu tập trung các sản phẩm cho vay, đến nhóm các khách hàng vay vốn, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, chưa có sự đầu tư đúng mức về nhóm khách hàng doanh nghiệp chỉ sử dụng dịch vụ tiền gửi, thanh toán tại BIDV Phú Thọ nhưng đang vay vốn tại ngân hàng khác. Do vậy, chưa khai thác tốt tiềm năng từ nền thông tin khách hàng sẵn có, ảnh hưởng tới kết quả cơ cấu lại, chuyển dịch cơ cấu khách hàng, phát triển khách hàng mới quan hệ vay vốn nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, phân tán rủi ro.
Bốn là, tình trạng thiếu thông tin, hoặc thông tin không chính xác vẫn tồn tại,
đặc biệt thông tin tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, ảnh hưởng lớn tới chất lượng thẩm định, quyết định cho vay.
Tóm lại, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay và chất lượng cho vay tại BIDV Phú Thọ thời gian qua ở những mặt đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Qua đó, thấy được vai trò quan trọng của chất lượng hoạt động cho vay tại Chi nhánh, đồng thời nghiên cứu, đề xuất những giải pháp trong thời gian tới để khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhận diện và đánh giá rõ những nhân tố tác động với mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng cho vay của BIDV Phú Thọ.
Chương 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ THỌ 4.1. Các định hướng trong hoạt động của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ
4.1.1. Phương hướng hoạt động của BIDV Phú Thọ
- Quán triệt và thực hiện theo định hướng, mục tiêu, trọng tâm và các giải pháp thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị BIDV, tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả những nội dung chỉ đạo của BIDV về thực hiện kế hoạch kinh doanh; tiếp tục tập trung khắc phục các tồn tại, yếu kém trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả và chất lượng hoạt động.
- Nhiệm vụ trọng tâm quan trọng nhất trong chỉ đạo điều hành và thực hiện kế hoạch kinh doanh là quản lý, thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, xử lý nợ có nguy cơ chuyển nhóm nợ xấu. Đây là nội dung trọng yếu, quan trọng trong việc thực hiện và hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2017 và các năm tiếp theo. Đồng thời, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nợ xấu, nợ nhóm 2, nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý rủi ro các khoản vay và khách hàng vay vốn. Tiếp tục cơ cấu lại nền khách hàng vay vốn, giảm dần dư nợ tại các lĩnh vực có mức độ tập trung tín dụng quá cao. Kiên quyết, triệt để trong việc thu hồi nợ xấu, lãi treo, nợ quá hạn, nợ hạch toán ngoại bảng.
- Tập trung đẩy mạnh tăng trưởng cho vay gắn với nâng cao hiệu quả, gia tăng thu nhập từ hoạt động cho vay. Mở rộng phát triển khách hàng vay vốn trên cơ sở sàng lọc, cơ cấu lại nền khách hàng ổn định, bền vững. Ưu tiên phát triển mở rộng khách hàng mới, tình hình tài chính tốt.
- Tiếp tục gia tăng tỷ trọng hoạt động bán lẻ trong kết quả hoạt động của Chi nhánh. Mục tiêu trước mắt năm 2017, tỷ trọng hoạt động bán lẻ phải đóng góp ít nhất 50% kết quả hoạt động của Chi nhánh. Đẩy mạnh tăng trưởng huy động vốn bán lẻ nhằm giảm dần phụ thuộc vào nguồn vốn từ các định chế tài chính. Nâng cao
- Hoàn thiện cơ chế động lực, gắn thu nhập của cán bộ nhân viên vào kết quả công việc nhằm động viên, khuyến khích cán bộ hoàn thành tốt công việc được giao góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tạo sự gắn bó lâu dài với BIDV.
- Duy trì và phát triển hình ảnh, vị thế của BIDV trên địa bàn, nỗ lực giữ vững thị phần hoạt động. Chú trọng công tác phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động mạng lưới và kênh phân phối.
4.1.2. Các mục tiêu chủ yếu
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu kinh doanh chính BIDV Phú Thọ giai đoạn 2017 - 2018
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Tên chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018
Chỉ tiêu quy mô
Tổng tài sản 5.200 5.950
Dư nợ tín dụng cuối kỳ 5.150 5.900
Dư nợ tín dụng bán lẻ 1.950 2.500
Huy động vốn cuối kỳ 3.900 4.600
Chỉ tiêu chất lượng - hiệu quả
Tỷ lệ nợ xấu 0.8% 0.8%
Tỷ lệ nợ nhóm 2 2.0% 2.0%
Thu dịch vụ ròng 32.0 35.0
Chênh lệch thu chi 150.00 180.00
(Nguồn: Kế hoạch kinh doanh BIDV Phú Thọ, giai đoạn 2017 - 2018)
4.1.3. Các định hướng chủ yếu đối với từng mặt nghiệp vụ
* Công tác huy động vốn, bám sát điều hành của BIDV và diễn biễn thị trường để có những chính sách phù hợp, đảm bảo tính bền vững của nền vốn đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng.
Tập trung (1) Đẩy mạnh huy động nguồn vốn từ khách hàng dân cư, xây dựng kế hoạch, chính sách chăm sóc khách hàng nhất là nhóm khách hàng quan trọng, thân thiết.... nhằm duy trì và nâng hạng khách hàng hiện tại và mở rộng khách hàng mới; tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm huy
động vốn đến các tầng lớp dân cư trên địa bàn theo cách thức tiếp cận trực tiếp. (2) Tăng cường đàm phán các khách hàng là các tổ chức có nguồn tiền gửi lớn, khách hàng tiềm năng... để gia tăng nguồn tiền gửi từ các khách hàng này; xác định dòng tiền của khách hàng, tiếp thị đẩy mạnh thu hút nguồn vốn của khách hàng; gắn kết việc tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng huy động vốn thông qua các điều kiện cấp tín dụng; (3) Gia tăng nguồn vốn huy động từ các định chế tài chính, trong đó tập trung khai thác nguồn vốn từ bảo hiểm xã hội đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh; (4) Nâng cao phong cách giao dịch, chất lượng phục vụ khách hàng, thực hiện phong cách thân thiện, tận tình, chu đáo, cởi mở,… tạo lòng tin, sự hài lòng cho khách hàng.
* Công tác tín dụng, triển khai kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh, lấy mục
tiêu trọng tâm là đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác tín dụng. Trọng tâm với các nhóm nội dung:
(1) Triển khai hiệu quả các chương trình, gói tín dụng lớn của BIDV như ưu đãi giá vốn đối với nhóm đối tượng ưu tiên, gói ưu đãi cho các Tập đoàn kinh tế, gói khách hàng tốt... Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng có sự kiểm soát, tiếp tục triển khai các giải pháp, biện pháp đẩy mạnh tăng trưởng gắn với kiểm soát chất lượng, an toàn hoạt động tín dụng; gắn tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng nguồn vốn; tập trung rà soát, phân loại khách hàng, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để xác định nhu cầu vốn, xác định hạn mức tín dụng, xây dựng kế hoạch giải ngân, thu nợ bảo đảm sát thực, phù hợp với hoạt động SXKD của khách hàng.
(2) Tập trung xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro cao, thu lãi treo, thu nợ hạch toán ngoại bảng.
(3) Tiếp tục cơ cấu lại nền khách hàng trên cơ sở đánh giá chi tiết danh mục tín dụng, kết quả tổng hòa lợi ích khách hàng. Khảo sát số lượng doanh nghiệp trên địa bàn để phân giao các đơn vị thực hiện tiếp cận, mở rộng khách hàng mới, tiềm