Nhóm các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ​ (Trang 47 - 52)

5. Kết cấu luận văn

2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu định lượng

a. Chỉ tiêu về vòng quay vốn cho vay

Vòng quay vốn cho vay =

Doanh số thu nợ trong kỳ

x 100% Dư nợ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi nợ của ngân hàng nhanh hay chậm, luân chuyển vốn nhanh hay chậm; quá trình đánh giá cần xem xét tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung dài hạn trong tổng dư nợ, tuy nhiên, về mặt lý thuyết, vòng quay vốn cho vay nhanh thể hiện chất lượng cho vay cao.

b. Chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn =

Tổng dư nợ cho vay

x 100% Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này cho biết khả năng cho vay của ngân hàng so với khả năng huy động vốn. Do ngân hàng phải trả lãi cho các khoản tiền mà ngân hàng đi vay nên ngân hàng cần tận dụng tối đa các khoản vốn huy động để tạo ra lợi nhuận bù đắp chi phí và có lãi. Mục đích của ngân hàng là làm sao tạo ra được nhiều khoản cho vay lành mạnh và có hiệu quả, góp phần mở rộng và tăng cường sự ổn định hoạt động của ngân hàng.

c. Chỉ tiêu về tình trạng khoản cho vay (nợ quá hạn, nợ xấu)

* Nợ quá hạn: Những khoản vay đến hạn trả nợ (gốc, lãi), khách hàng không

trả được nợ, không được ngân hàng cơ cấu lại nợ (gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) sẽ chuyển sang trạng thái nợ quá hạn.

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay là chỉ tiêu Tỷ lệ nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Dư nợ quá hạn

x 100% Tổng dư nợ cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh về tình hình nợ quá hạn của ngân hàng trong cho vay tại mỗi thời điểm; tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng thấp, nhiều khoản cho vay không trả nợ đúng hạn, không đủ điều kiện cơ cấu lại nợ, tiềm ẩn rủi ro lớn. Tuy nhiên, thực tế quá trình vay vốn chịu tác động của nhiều yếu tố nên việc không thực hiện đúng lịch trả nợ như tính toán khi cho vay là không tránh khỏi. Do vậy, khi đánh giá chỉ tiêu này, để đánh giá chi tiết, nhiều góc độ, cần đặt vào một số cách phân loại (1) Nợ quá hạn theo nguyên nhân khách quan/chủ quan; (2) Nợ quá hạn theo thời gian quá hạn; (3) Nợ quá hạn theo biện pháp bảo đảm tiền vay có hay không có tài sản bảo đảm; (4) Nợ quá hạn theo khả năng thu hồi.

Do nhiều yếu tố tác động nên, hiện tại, thông thường tỷ lệ nợ quá hạn ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được.

Chỉ tiêu nợ quá hạn phản ánh về việc khoản cho vay có được trả nợ đúng hạn hay không. Tuy nhiên để đánh giá toàn diện hơn về tình trạng khoản cho vay, người

* Nợ xấu trong cho vay của ngân hàng thương mại

Nợ xấu được xác định dựa theo 2 yếu tố cơ bản: (1) Đã quá hạn trả nợ trên 90 ngày; (2) Khả năng trả nợ đáng lo ngại.

Hiện tại ở Việt Nam, việc phân loại nợ được thực hiện theo hai phương pháp: i) Phương pháp định tính; ii) Phương pháp định lượng. Luận văn sẽ trình bày chi tiết gắn với thực trạng chất lượng hoạt động cho vay ở phần sau.

Theo đó, dư nợ cho vay của ngân hàng thương mại được phân ra thành 5 nhóm: Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn; Nhóm 2 - Nợ cần chú ý; Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn; Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ; Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn.

Nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại là các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Chỉ tiêu nợ xấu bên cạnh việc đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng theo thời gian cho vay; đã có những đánh giá toàn diện hơn về khoản nợ với các chỉ tiêu định tính từ các thông tin về ngành nghề, quy mô khách hàng, các yếu tố tài chính của khách hàng (tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh), các yếu tố phi tài chính (pháp lý, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng, bảo đảm tiền vay,…), các yếu tố bất thường (suy giảm tài chính, thu hồi nợ theo kết luận thanh tra,…) đều là căn cứ đánh giá chất lượng khoản cho vay, phản ánh chính xác chất lượng khoản cho vay.

Chỉ tiêu đánh giá liên quan là chỉ tiêu Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu =

Dư nợ xấu

x 100% Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ nợ xấu càng thấp chứng tỏ chất lượng khoản cho vay của ngân hàng càng tốt; tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng khoản cho vay thấp, phát sinh nhiều khoản nợ rủi ro, phát sinh chi phí trích lập dự phòng rủi ro cao, giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đánh giá chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu ở từng thời điểm cần có sự so sánh với các thời điểm khác nhau để đánh giá xu hướng của chất lượng khoản cho vay, tình hình, kết quả thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn trong hoạt động của ngân hàng.

d. Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận

Mục tiêu kinh doanh của ngân hàng thương mại là lợi nhuận, mọi hoạt động, chỉ tiêu đánh giá cần có sự gắn kết với mục tiêu lợi nhuận. Chất lượng cho vay là tiêu chí quan trọng tác động lớn, trực tiếp tới lợi nhuận hoạt động của ngân hàng, do vậy, đánh giá nội dung này cần xem xét ở một số chỉ tiêu liên quan:

* Chỉ tiêu về lãi dự thu, lãi treo: Lãi là nguồn thu chính từ hoạt động cho

vay, được xác định bởi hai yếu tố là lãi suất cho vay và số tiền cho vay. Chất lượng của khoản vay ở góc độ lãi thu được thể hiện là việc thu đầy đủ, đúng hạn số tiền lãi phát sinh, đồng thời tối đa hóa nguồn thu từ việc đẩy nhanh vòng quay vốn cho vay. Lãi dự thu, lãi treo đều là những khoản lãi chưa thu được của khách hàng, tuy nhiên, căn cứ vào chất lượng của khoản cho vay (kết quả phân loại khoản vay) để phân biệt là lãi dự thu hay lãi treo và để hạch toán ghi nhận hay chưa ghi nhận vào doanh thu từ hoạt động cho vay của ngân hàng.

Để đánh giá hiệu quả và chất lượng của cho vay, cần đánh giá biến động của lãi dự thu, lãi treo trong từng thời kỳ; so sánh tỷ trọng với tổng dư nợ để đánh giá kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng ở góc độ thu lãi, thể hiện kết quả của chất lượng cho vay. Chất lượng cho vay tốt thể hiện khi kiểm soát được tỷ lệ lãi dự thu, lãi treo so tổng dư nợ cho vay ở mức độ phù hợp, có phương án quản lý, thu hồi cụ thể.

* Chỉ tiêu về dự phòng rủi ro phải trích, đã trích. Dự phòng rủi ro là một

chỉ tiêu không thể thiếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của ngân hàng. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.

Rõ ràng rằng với những khoản vay chất lượng càng thấp thì chi phí trích lập dự phòng rủi ro càng lớn, tác động trực tiếp tới hiệu quả chất lượng hoạt động cho vay nói chung của ngân hàng; chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu. Bên

cần xem xét để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay, tình hình tài chính của ngân hàng. Hai chỉ tiêu này thể hiện hai mặt của dự phòng rủi ro theo đúng tên gọi của nó, một là số tiền ngân hàng phải trích ra cho dự phòng và hai là số tiền ngân hàng đã trích được để thực hiện dự phòng.

Đánh giá chất lượng cho vay ở góc độ dự phòng rủi ro thực hiện đánh giá kết hợp với chỉ tiêu nợ xấu, quy mô dư nợ cho vay, tăng trưởng dư nợ cho vay, đánh giá biến động trong từng thời kỳ.

* Chỉ tiêu về thu nợ hạch toán ngoại bảng: các khoản nợ xấu đủ điều kiện

được ngân hàng thương mại sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để chuyển từ hạch toán nội bảng sang hạch toán ngoại bảng. Như vậy, nói cách khác, bản chất các khoản nợ ngoại bảng là nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng, nhưng đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để cơ cấu lại báo cáo và tình hình tài chính của ngân hàng.

Do vậy, rất cần thiết với đánh giá chỉ tiêu này để đánh giá khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, phản ánh chất lượng thu hồi nợ đã xử lý, đóng góp vào kết quả lợi nhuận của ngân hàng và thực trạng chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng.

* Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của các khoản cho vay của ngân

hàng, nó cho biết một đồng dư nợ cho vay mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận; tỷ lệ này càng cao chứng tỏ lợi nhuận do hoạt động cho vay mang lại càng lớn, đó là một trong những nhân tố tạo nên chất lượng cho vay cao của ngân hàng.

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay Tổng dư nợ cho vay bình quân

- Chỉ tiêu đánh giá mức độ đóng góp của hoạt động cho vay trong tổng thể hoạt động của ngân hàng.

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay Tổng lợi nhuận của ngân hàng

Tóm lại, việc đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại là một vấn đề lớn, phức tạp, cần có sự đánh giá của từng chỉ tiêu trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác, so sánh, đánh giá biến động với các mốc thời gian, một mặt để thấy được thực trạng chất lượng cho vay của ngân hàng, mặt khác để có được những định hướng, chính sách, biện pháp trong quản lý hoạt động cho vay để phát huy mặt tích cực, khắc phục những điểm yếu, hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ​ (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)