Về đổi mới điều hành, tổ chức hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ​ (Trang 124 - 126)

5. Kết cấu luận văn

4.2.5. Về đổi mới điều hành, tổ chức hoạt động cho vay

BIDV đã có những định hướng và chỉ đạo cụ thể đối với hoạt động cho vay, gắn với thực tế BIDV Phú Thọ, mục tiêu trong ngắn hạn là xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, cơ cấu lại nền khách hàng, tăng trưởng dư nợ cho vay gắn với đảm bảo quản lý tốt chất lượng khoản vay.

Để thực hiện được mục tiêu này, BIDV Phú Thọ cần có một Chương trình hành động cụ thể, xác định rõ từng mục tiêu trọng tâm, lượng hóa mục tiêu bằng các chỉ tiêu định lượng, định tính; gắn với đó là biện pháp thực hiện, bộ phận thực hiện, lãnh đạo chỉ đạo, kiểm soát; tiến độ thực hiện; định kỳ báo cáo, đánh giá, đề xuất khó khăn vướng mắc để giải quyết, tháo gỡ và có chỉ đạo linh hoạt, kịp thời.

Mục đích của việc xây dựng Chương trình hành động này nhằm xác định cụ thể công việc phải thực hiện, mục tiêu đạt được về kết quả, thời gian, trên cơ sở đó có phân bổ nguồn lực một cách phù hợp từ việc giao kế hoạch kinh doanh, phân công thành viên ban lãnh đạo chỉ đạo, sắp xếp, bố trí nhân lực, nguồn lực hợp lý cho từng Phòng, đảm bảo mỗi cấu phần của chương trình phải được thực hiện đạt kết quả cao nhất, tổng hợp các cấu phần là sự hoàn thành các mục tiêu đề ra và quan trọng hơn là hoàn thành kế hoạch kinh doanh được giao.

* Đối với công tác xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro:

Thường xuyên rà soát các khoản nợ tiềm ẩn, các khoản nợ quá hạn, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ bị kéo nhóm nợ do các tổ chức tín dụng khác theo CIC để

nhóm 2, nợ xấu; Thường xuyên đánh giá, theo dõi chặt chẽ khách hàng, khoản cấp tín dụng và tài sản bảo đảm, kịp thời nắm bắt thông tin tại các tổ chức tín dụng khác để đưa ra các phán quyết tín dụng và biện pháp ứng xử phù hợp, hạn chế tối đa việc phát sinh nợ xấu mới.

Hiện tại, thực tế tại BIDV Phú Thọ khách hàng có nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro tập trung chủ yếu ở Phòng Khách hàng doanh nghiệp và Phòng Giao dịch Thụy Vân; trọng tâm trong thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của các Phòng này là thực hiện xử lý thu hồi nợ, mục tiêu tăng trưởng tín dụng là mục tiêu thứ hai. Với số liệu lãi treo chưa thu được tại các Phòng này hiện chiếm tới 90% tổng số lãi treo của cả Chi nhánh, mục tiêu trong giao kế hoạch kinh doanh cho các Phòng này là thu giảm nợ xấu, thu lãi treo, đóng góp vào lợi nhuận của Chi nhánh từ việc thu lãi treo; việc đánh giá kế hoạch kinh doanh đối với các Phòng này tập trung tỷ trọng điểm cao đối với các chỉ tiêu liên quan xử lý nợ, tỷ trọng điểm lớn hơn so các chỉ tiêu liên quan tăng trưởng để tạo động lực.

Trên cơ sở phương án quản lý, thu hồi nợ xấu đã được xây dựng đối với từng khách hàng, khoản vay, phân công các cán bộ chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện, kiểm soát, có sự tham gia trực tiếp của các thành viên Ban lãnh đạo Chi nhánh. Xử lý nợ là một công việc nhiều khó khăn, phức tạp, do vậy cần bố trí cán bộ có kinh nghiệm, có kỹ năng trong đàm phán, thuyết phục. Mặt khác, với thực tế công tác thu hồi nợ cho thấy, việc bố trí cán bộ thu hồi nợ độc lập, khác với cán bộ cho vay đối với khoản vay ban đầu có nhiều yếu tố tích cực trong kết quả thu hồi nợ. Mặc dù có thể có tâm lý đó không phải là khoản vay do mình tạo ra, cán bộ thu hồi nợ thiếu trách nhiệm, thiếu nhiệt tình hơn so với chính cán bộ đã cho vay ban đầu, tuy nhiên, nếu công tác chỉ đạo làm tốt, giải quyết được vấn đề tư tưởng đó, xác định là nhiệm vụ chung sẽ có được những đánh giá nhiều chiều hơn, khách quan hơn và kết quả thu hồi nợ tốt hơn. Thực tế, các ngân hàng đều đã và đang thành lập bộ phận xử lý nợ độc lập và đạt kết quả tốt.

Bên cạnh đó, kế hoạch thu nợ xấu, lãi treo phải có thời gian thực hiện cụ thể, phù hợp với thực tế Chi nhánh và từng khách hàng; cần phân đoạn kế hoạch thành những nhiệm vụ chi tiết để thực hiện, có tính trọng tâm, trọng điểm, tránh hiện tượng triển khai nhiều việc nhưng kết quả không đạt được công việc nào hoặc không công việc nào được triển khai.

* Đối với mục tiêu tăng trưởng cho vay đảm bảo chất lượng.

Như đề xuất ở trên không có nghĩa là các Phòng có nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro không thực hiện cơ cấu lại nền khách hàng, không tăng trưởng cho vay mới mà đó là mục tiêu thứ hai của các Phòng này để giữ và duy trì nền khách hàng ổn định. Việc tập trung tăng trưởng mở rộng cho vay trên cơ sở cơ cấu lại nền khách hàng, đảm bảo chất lượng khoản cho vay là mục tiêu trọng yếu của các đầu mối kinh doanh khác, có thời gian tập trung nhân lực, phát triển khách hàng, tận dụng lợi thế của mỗi đầu mối về địa bàn, nền khách hàng,…

Việc giao kế hoạch kinh doanh cho các đầu mối này cần tập trung vào các chỉ tiêu tăng trưởng, lợi nhuận mang lại từ hoạt động kinh doanh, tỷ trọng điểm đánh giá cho các chỉ tiêu này ở mức cao.

Gắn với việc tập trung xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro đã phát sinh, để đảm bảo chất lượng hoạt động cho vay, các khoản vay mới phải đảm bảo kiểm soát và hạn chế nhất việc phát sinh rủi ro mới.

Bên cạnh việc kiểm soát, hạn chế rủi ro, việc mở rộng cho vay phải đảm bảo nâng cao chất lượng cho vay ở góc độ hiệu quả khoản vay, nhằm tối đa hóa lợi ích mang lại cho ngân hàng, phù hợp với tình hình khách hàng, chia sẻ lợi ích, khó khăn với khách hàng. Chính sách cho vay cần thường xuyên đa dạng hóa các sản phẩm cho vay về kỳ hạn, lãi suất, chính sách khách hàng đối với từng nhóm khách hàng cụ thể. Việc gắn kết các chỉ tiêu chất lượng cho vay từ đẩy nhanh vòng quay vốn, xác định thời hạn vay phù hợp dòng tiền của khách hàng, kiểm soát tốt nợ quá hạn, nợ xấu, thu lãi cho vay đầy đủ, đúng hạn, áp dụng tối đa các biện pháp bảo đảm tiền vay,… phải được đánh giá, tính toán đến từng khách hàng, khoản vay, tạo nên một góc nhìn tổng thể về chất lượng và hiệu quả khoản vay để có định hướng và chính sách phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ​ (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)