Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ​ (Trang 99 - 103)

5. Kết cấu luận văn

3.4.1. Kết quả đạt được

BIDV Phú Thọ thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của hệ thống BIDV, có vận dụng đánh giá phù hợp, linh hoạt với thực tế trên địa bàn và sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên, BIDV Phú Thọ từng bước đạt được kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, đặc biệt yếu tố chất lượng cho vay được coi là nhiệm vụ trọng tâm có tính quyết định đến việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, thể hiện ở các mặt:

Một là, quy mô cho vay tăng trưởng tốt; cơ cấu dư nợ cho vay chuyển dịch

đúng định hướng của BIDV, phù hợp với xu thế thị trường.

Hoạt động cho vay có sự tăng trưởng tốt cả về quy mô dư nợ cho vay, doanh số cho vay, vòng quay vốn, ở cả cho vay ngắn hạn, trung dài hạn, cả đối với khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp và khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Tốc độ tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2014 - 2016 đạt 47%, thấp hơn mức bình quân của hệ thống ngân hàng trên địa bàn là 56%, thị phần dư nợ cho vay được duy trì ổn định ở mức 11% năm 2016. Gắn tăng trưởng quy mô với chỉ tiêu vòng quay vốn cho thấy chất lượng hoạt động cho vay của BIDV Phú Thọ có xu hướng chuyển dịch tốt với việc vòng quay vốn tăng từ 3,06 lần năm 2014 lên 3,47 lần năm 2016; bên cạnh đó, hiệu suất sử dụng vốn tăng từ 128% năm 2014 lên 133% năm 2016 cũng thể hiện việc

BIDV Phú Thọ tập trung khai thác tốt nguồn vốn huy động được, đẩy nhanh vòng quay vốn cho vay, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay.

Việc tăng trưởng quy mô dư nợ cho vay một mặt đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển, tiêu dùng trên địa bàn, phù hợp với lợi thế về chính sách cho vay, uy tín, hình ảnh của BIDV,… nhưng mặt khác thể hiện chất lượng trong tăng trưởng quy mô cho vay, đánh giá tích cực của hội sở chính BIDV trong định hướng phát triển đối với BIDV Phú Thọ.

Hội sở chính BIDV hàng năm thường xuyên xem xét, đánh giá đối với từng chi nhánh, từng địa bàn về khả năng và hiệu quả trong việc tăng trưởng quy mô cho vay để xem xét giao mức tăng trưởng cho năm kế tiếp; BIDV Phú Thọ với một quá trình tăng trưởng ổn định, hiệu quả và khả năng quản trị luôn thuộc nhóm chi nhánh được giao và hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ở mức cao hơn mức bình quân của hệ thống.

Bên cạnh quy mô được mở rộng, cơ cấu dư nợ cho vay được chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn; tăng tỷ trọng dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình; tăng tỷ trọng dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở góc độ hiệu quả của hoạt động cho vay, với tỷ trọng dư nợ khách hàng cá nhân tăng từ 24% năm 2014 lên 32% năm 2016 đã có tác động tích cực tới lợi nhuận của BIDV Phú Thọ; thực tế, mặc dù việc tăng trưởng dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân khó hơn so nhóm khách hàng tổ chức, tuy nhiên, chênh lệch từ hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân lại rất ổn định và cao hơn khá nhiều so với nhóm khách hàng tổ chức, bên cạnh đó, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thấp nên càng làm tăng hiệu quả của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Qua đó cho thấy sự chuyển dịch phù hợp trong cơ cấu hoạt động cho vay của BIDV Phú Thọ.

Về tỷ trọng cho vay trung dài hạn được kiểm soát ở mức từ 25% - 28% cũng là phù hợp với định hướng kiểm soát tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trong tổng dư nợ; nhằm hạn chế rủi ro tiềm ẩn từ các dự án đầu tư trung dài hạn, đặc biệt giai đoạn khủng hoảng thời gian vừa qua.

Việc cơ cấu lại dư nợ cho vay còn thể hiện ở mục tiêu hướng tới nhóm ngành nghề trọng điểm như đầu tư công nghệ cao, giá trị gia tăng của sản phẩm lớn, kiểm soát tỷ trọng cho vay với các lĩnh vực xi măng, vật liệu xây dựng (gạch, sắt thép,…), bất động sản,… để phân tán rủi ro.

Hai là, việc tăng trưởng quy mô cho vay, quá trình chuyển dịch cơ cấu cho

vay gắn liền với quá trình quản trị chất lượng khoản vay.

Ở góc độ quản trị rủi ro đối với khoản vay, các chỉ tiêu định lượng về chất lượng khoản vay như tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ở mức thấp.

Về nợ quá hạn, đến hết năm 2016, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 0,8% tổng dư nợ so với 1,3% năm 2014, thể hiện kết quả tốt trong quản lý chất lượng hoạt động cho vay của BIDV Phú Thọ. Phân tích cơ cấu nợ quá hạn dưới các góc độ khách hàng, loại vay, thời gian quá hạn… cho thấy chất lượng hoạt động cho vay của BIDV Phú Thọ được đảm bảo; nợ quá hạn giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng.

Về nợ xấu, đến hết năm 2016, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,74% tổng dư nợ so với 1,22% năm 2014; gắn với kết quả thực hiện chuyển hạch toán ngoại bảng và thu nợ từ ngoại bảng, đánh giá chất lượng hoạt động cho vay của BIDV Phú Thọ qua chỉ tiêu này cho thấy kết quả tốt của chi nhánh trong xử lý, thu hồi nợ xấu trong bối cảnh giai đoạn 2014 - 2016, nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn.

Qua đánh giá các chỉ tiêu chất lượng và chi tiết danh mục các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, những khoản có lãi treo lớn hoặc phải xử lý rủi ro đều tập trung vào một số ít khách hàng có tình hình hoạt động khó khăn, quá trình xử lý nợ kéo dài, đối với quy mô cho vay tăng trưởng mới, hạn chế và kiểm soát tốt nợ xấu mới phát sinh. Đối với danh mục các khoản nợ xấu, nợ quá hạn được xây dựng phương án chi tiết để quản lý, thu hồi cụ thể đến từng khách hàng, khoản vay, phân công chi tiết đến từng cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện. Kết quả công tác thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro còn nhiều khó khăn nhưng đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực.

Chất lượng khoản cho vay ở góc độ hiệu quả tín dụng được quan tâm, đánh giá, qua thực tế giai đoạn 2014 - 2016, với sự tăng trưởng quy mô cho vay, cơ cấu

lại danh mục cho vay và quản trị hiệu quả đến từng khoản vay, lợi nhuận mang lại từ hoạt động tín dụng đã có những sự chuyển dịch tương ứng theo chiều hướng bền vững, mặc dù còn chưa cao (tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động cho vay so tổng dư nợ bình quân đạt mức xấp xỉ 2%/năm).

Ba là, ở góc độ định tính, các yếu tố ảnh hưởng nâng cao chất lượng hoạt

động cho vay của BIDV Phú Thọ được chú trọng, điều chỉnh với mục tiêu hướng tới khách hàng, chia sẻ lợi ích để đạt được mục tiêu kế hoạch kinh doanh. Với những điều kiện bối cảnh còn nhiều khó khăn, BIDV Phú Thọ đã có những cụ thể hóa chi tiết định hướng điều hành của hệ thống BIDV phù hợp với tình hình thực tế như tập trung mở rộng cho vay bán lẻ, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay các lĩnh vực thế mạnh của địa phương như khoáng sản, chè, dệt may, tăng cường bán chéo sản phẩm cho vay kết hợp các sản phẩm ngân hàng khác, giữ vững và mở rộng nền khách hàng, áp dụng tối đa các biện pháp tháo gỡ khó khăn đối với những khách hàng khó khăn có khả năng phục hồi như cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất, cơ cấu lại tài chính,… Với chính sách phù hợp với địa bàn, thị trường và xu hướng của khách hàng, các khoản cho vay mới đảm bảo được chất lượng, các khoản dư nợ cũ gặp khó khăn được hỗ trợ, xử lý từng bước tháo gỡ, phục hồi.

Yếu tố quy trình cho vay, yếu tố con người luôn được coi trọng. Mọi khoản vay đều được thực hiện nghiêm túc quy trình, quy định của BIDV, Ngân hàng Nhà nước và pháp luật; công tác tiếp cận, thẩm định, phân tích tín dụng, dự báo, đánh giá rủi ro trước cho vay được coi trọng, rà soát kỹ lưỡng, đặt ra những giả thiết và biện pháp khắc phục để giảm thiểu rủi ro xảy ra, loại trừ những dự án kém hiệu quả, nâng cao chất lượng khoản vay, bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng. Thực tế tại BIDV Phú Thọ, 90% dư nợ của khách hàng vay có sự tham gia thẩm định độc lập của bộ phận quản lý rủi ro tại chi nhánh hoặc trụ sở chính BIDV, đảm bảo tính chặt chẽ, minh bạch trong quá trình đề xuất, thẩm định, phê duyệt và quản trị khoản vay; qua đó nhận diện sớm những dấu hiệu rủi ro để có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, giảm thiểu rủi ro. Mặt khác, quy trình cho vay của BIDV nói chung luôn được đánh giá là

quản lý và phòng ngừa rủi ro; tuy nhiên thường xuyên đòi hỏi sự linh hoạt, hướng tới khách hàng để có những điều chỉnh phù hợp.

Tóm lại, trong bối cảnh kinh doanh còn nhiều khó khăn, nhưng đánh giá thời gian qua, chất lượng cho vay của BIDV Phú Thọ đã đạt được những kết quả tích cực, quy mô cho vay tăng trưởng tốt, danh mục cho vay được cơ cấu, chuyển dịch đúng hướng, các chỉ tiêu về mức độ rủi ro cho vay được quản trị ở mức thấp, các chỉ tiêu hiệu quả từ hoạt động cho vay được giữ vững, có xu hướng tăng trưởng bền vững, các nhân tố tác động được đánh giá thường xuyên, linh hoạt trong thực hiện,… Kết quả hoạt động kinh doanh còn nhiều khó khăn, mức độ tăng trưởng lợi nhuận còn thấp nhưng với những định hướng, giải pháp cụ thể đã thực hiện, cùng với sự ổn định, phát triển của nền kinh tế nói chung là tiền đề tốt để BIDV Phú Thọ tiếp tục phát triển ổn định ở những năm tiếp theo.

Bên cạnh những mặt đạt được, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay và chất lượng cho vay tại BIDV Phú Thọ thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế và những nguy cơ cần được nhận định gắn với những giải pháp cụ thể cả trong ngắn hạn và dài hạn để khắc phục và phát triển vững chắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ​ (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)