Các định hướng chủ yếu đối với từng mặt nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ​ (Trang 111 - 113)

5. Kết cấu luận văn

4.1.3. Các định hướng chủ yếu đối với từng mặt nghiệp vụ

* Công tác huy động vốn, bám sát điều hành của BIDV và diễn biễn thị trường để có những chính sách phù hợp, đảm bảo tính bền vững của nền vốn đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng.

Tập trung (1) Đẩy mạnh huy động nguồn vốn từ khách hàng dân cư, xây dựng kế hoạch, chính sách chăm sóc khách hàng nhất là nhóm khách hàng quan trọng, thân thiết.... nhằm duy trì và nâng hạng khách hàng hiện tại và mở rộng khách hàng mới; tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm huy

động vốn đến các tầng lớp dân cư trên địa bàn theo cách thức tiếp cận trực tiếp. (2) Tăng cường đàm phán các khách hàng là các tổ chức có nguồn tiền gửi lớn, khách hàng tiềm năng... để gia tăng nguồn tiền gửi từ các khách hàng này; xác định dòng tiền của khách hàng, tiếp thị đẩy mạnh thu hút nguồn vốn của khách hàng; gắn kết việc tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng huy động vốn thông qua các điều kiện cấp tín dụng; (3) Gia tăng nguồn vốn huy động từ các định chế tài chính, trong đó tập trung khai thác nguồn vốn từ bảo hiểm xã hội đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh; (4) Nâng cao phong cách giao dịch, chất lượng phục vụ khách hàng, thực hiện phong cách thân thiện, tận tình, chu đáo, cởi mở,… tạo lòng tin, sự hài lòng cho khách hàng.

* Công tác tín dụng, triển khai kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh, lấy mục

tiêu trọng tâm là đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác tín dụng. Trọng tâm với các nhóm nội dung:

(1) Triển khai hiệu quả các chương trình, gói tín dụng lớn của BIDV như ưu đãi giá vốn đối với nhóm đối tượng ưu tiên, gói ưu đãi cho các Tập đoàn kinh tế, gói khách hàng tốt... Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng có sự kiểm soát, tiếp tục triển khai các giải pháp, biện pháp đẩy mạnh tăng trưởng gắn với kiểm soát chất lượng, an toàn hoạt động tín dụng; gắn tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng nguồn vốn; tập trung rà soát, phân loại khách hàng, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để xác định nhu cầu vốn, xác định hạn mức tín dụng, xây dựng kế hoạch giải ngân, thu nợ bảo đảm sát thực, phù hợp với hoạt động SXKD của khách hàng.

(2) Tập trung xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro cao, thu lãi treo, thu nợ hạch toán ngoại bảng.

(3) Tiếp tục cơ cấu lại nền khách hàng trên cơ sở đánh giá chi tiết danh mục tín dụng, kết quả tổng hòa lợi ích khách hàng. Khảo sát số lượng doanh nghiệp trên địa bàn để phân giao các đơn vị thực hiện tiếp cận, mở rộng khách hàng mới, tiềm năng đối với tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ.

(4) Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng doanh nghiệp, cá nhân theo chỉ đạo của BIDV.

chỉnh cho các đối tượng khách hàng đặc thù, theo phân khúc khách hàng, tạo sự thuận tiện cho khách hàng nhằm gia tăng giá trị và góp phần nâng cao, hoàn thiện sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Tăng cường việc tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới tới các tổ chức và tầng lớp dân cư trên địa bàn như: các sản phẩm ngân hàng điện tử (Internet banking/Mobile banking, BSMS), dịch vụ thẻ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ​ (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)