5. Kết cấu luận văn
3.3.1. Nhóm các yếu tố khách quan
Thứ nhất, về môi trường kinh tế: Giai đoạn 2014 - 2016, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi. Năm 2016 được đánh giá là một năm đầy thách thức với nền kinh tế Việt Nam bởi những vấn đề nội tại vẫn ngổn ngang trong khi diễn biến quốc tế có nhiều bất thường. Trong bối cảnh thế giới hồi phục khó khăn, rủi ro nhiều, kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu cải thiện cả ở góc độ sản xuất kinh doanh cũng như ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhìn lại giai đoạn 2014-2016 vừa qua, chính sách tiền tệ có nhiều đổi mới. Ngành ngân hàng đã và đang triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp điều hành, qua đó góp phần vào việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Từ định hướng đó, BIDV Phú Thọ đã thực hiện đúng định hướng điều hành của NHNN và BIDV cả về chỉ tiêu tăng trưởng, định hướng lĩnh vực ưu tiên, chất lượng tín dụng và lãi suất cho vay, đáp ứng các nhu cầu vốn tín dụng hợp lý cho phát triển sản xuất kinh doanh và dịch vụ, cùng phối hợp và thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giảm tỷ lệ nợ xấu. BIDV Phú Thọ liên tục triển khai các gói tín dụng đồng hành cùng doanh nghiệp lớn, gói tín dụng tri ân khách hàng xuất nhập khẩu, gói tín dụng cạnh tranh dành cho khách hàng xuất nhập khẩu VVIP, gói tín dụng hỗ trợ sản xuất kinh doanh, cho vay ưu đãi mua ô tô đối với KHDNNVV; triển khai các các gói tín dụng cho vay lãi suất ưu đãi đối với các sản phẩm vay tiêu dùng, vay mua ô tô, vay hỗ trợ nhà ở,… đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn và chất lượng.
Thứ hai, về môi trường pháp lý: Trong những năm gần đây, với việc Việt
Nam đã trở thành thành viên của WTO sức ép mạnh mẽ của nền kinh tế trong và ngoài nước, môi trường pháp lý ở nước ta đã và đang ngày được hoàn thiện, tạo điều kiện ngày một tốt hơn cho sự phát triển của các thành phần kinh tế. Cụ thể là một loạt các văn bản luật như: Luật các tổ chức tín dụng 2010, Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật đất đai năm 2003, Bộ Luật dân sự 2005,... Tất cả những cố gắng đó của Cơ quan quản lý nhà nước đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các doanh nghiệp phát triển, trong đó các Ngân hàng thương mại là đối tượng vừa trực tiếp vừa gián tiếp có cơ hội tranh thủ những thuận lợi đó.
Luật tổ chức tín dụng mới và kèm theo nó là một loạt các quyết định và thông tư đã cho phép các ngân hàng thương mại được tự chủ hơn (được tự quyết nhiều hơn) trong hoạt động tín dụng/cho vay, nhờ đó hoạt động tín dụng/cho vay của các ngân hàng cũng được phát triển lên một bước, chất lượng tín dụng/cho vay được cải thiện.
Mặc dù Nhà nước đã có cố gắng nhất định trong việc soạn và sửa đổi một số văn bản luật nhưng nhìn chung hệ thống văn pháp luật của nước ta hiện vẫn chưa thật đồng bộ và thường xuyên thay đổi, thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp…gây khó khăn cho ngân hàng khi kí kết thực hiện hợp đồng tín dụng cũng như trong khâu xử lý và thu hồi nợ.
Trong bối cảnh nền kinh tế nhiều thành phần, môi trường cạnh tranh trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng gay gắt hơn. Số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng gia tăng với chất lượng tốt, với cơ chế cho vay thông thoáng hơn, đã tạo ra áp lực cho hệ thống các ngân hàng thương mại quốc doanh, trong đó có BIDV Phú Thọ. Điều đó đòi hỏi Chi nhánh phải có sự điều chỉnh các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả nói chung, chất lượng cho vay nói riêng.
Thứ ba, về khách hàng:
Đối với khách hàng là người lập phương án, dự án xin vay và sau khi được ngân hàng chấp nhận, khách hàng là người trực tiếp sử dụng khoản tiền đã vay để kinh doanh. Vì vậy, khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, chất lượng khoản vay. Ảnh hưởng này từ phía khách hàng đối với BIDV Phú Thọ được nhận diện bởi các nhân tố sau:
- Năng lực của khách hàng: Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Nếu năng lực của khách hàng yếu kém, thể hiện ở việc không dự đoán được những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường; không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối và maketing sản phẩm …thì sẽ dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh. Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, chất lượng cho vay của chi nhánh bị ảnh hưởng. Và ngược lại năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng lớn, vốn vay càng được sử dụng có hiệu quả, thể hiện chất lượng
khoản vay của Chi nhánh tốt. Thực tế tại Chi nhánh, bên cạnh các khách hàng là doanh nghiệp hoạt động tốt, còn một số ít doanh nghiệp hoạt động yếu kém hay năng lực quản lý, điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp yếu kém, không có chiến lược hoạt động hiệu quả lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh với các đối thủ dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài, không có khả năng trả nợ, làm phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn tại Chi nhánh (Công ty Phương Mười, Công ty TNHH TM&DV Tuấn Hùng,..).
Bảng 3.22. Ý kiến của khách hàng về khả năng trả nợ
STT Khả năng trả nợ Số ý kiến trả lời
đồng ý
Tỷ lệ (%)
1 Có khả năng trả đúng hạn 122 84
2 Có khả năng trả chậm so với thời hạn 19 13
3 Khó có khả năng trả nợ vay 5 3
Nguồn: Tổng hợp phân tích từ kết quả điều tra của tác giả năm 2016
Qua khảo sát về khả năng trả nợ của khách hàng tại Chi nhánh, tác giả đã khảo sát 146 khách hàng vay vốn tại Chi nhánh, kết quả cho thấy, 84% số ý kiến được hỏi trả lời có khả năng trả nợ đúng hạn đã cam kết với ngân hàng, 13% ý kiến cho rằng có thể sẽ trả chậm và 3% ý kiến cho rằng khó có khả năng để trả nợ số vốn đã được Chi nhánh cho vay. Kết quả này cũng có xu hướng như kết quả tác giả phân tích về thực trạng nợ xấu hiện nay của Chi nhánh.
Câu hỏi đặt ra là: nguyên nhân trả chậm hoặc khó có khả năng trả nợ ngân hàng. Câu hỏi này được đặt ra chỉ với nhóm 24 khách hàng (19 khách hàng trả chậm và 5 khách hàng khó trả được nợ nay)
Bảng 3.23. Ý kiến khách hàng về nguyên nhân trả chậm hoặc khó trả nợ
STT Nguyên nhân Số ý kiến trả lời
đồng ý
Tỷ lệ (%)
1 Gặp rủi ro trong SXKD 19 79
2 Gặp rủi ro trong cuộc sống 5 21
3 Các nguyên nhân khác 0 0
Phần lớn các khách hàng đều cho rằng nguyên nhân trả chậm hoặc không tra được nợ vay là do sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, rủi ro nên không có thu nhập để có thể trả lãi cho Chi nhánh, có 2 ý kiến cho rằng gặp rủi ro trong cuộc sống do ốm đau, bệnh tật nên không còn tiền để trả nợ vay từ ngân hàng.
- Sự trung thực của khách hàng: Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng cho vay của chi nhánh. Thực tế tại BIDV Phú Thọ vẫn tồn tại một số khách hàng doanh nghiệp vay vốn cung cấp các số liệu báo cáo tài chính không trung thực, vi phạm chế độ kế toán thống kê đã được ban hành, nguyên nhân do các doanh nghiệp này không hạch toán đúng doanh thu hoạt động, trốn thuế,... hoặc nộp báo cáo tài chính cho Ngân hàng có số liệu khác hoàn toàn với báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế, gây khó khăn cho cho chi nhánh trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, cũng như việc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn, tạo ra rủi ro tín dụng lớn khi cấp tín dụng.
Bên cạnh đo, việc khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục đích khi xin vay (dùng vốn kinh doanh ngắn hạn để đầu tư và tài sản cố định (bất động sản, máy móc thiết bị,...)) nên không trả được nợ đúng hạn, tiềm ẩn rủi ro phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn tại Chi nhánh (Công ty TNHH TM Hậu Nga, khách hàng Lê Thị Ngọc Ánh,...).
- Tài sản đảm bảo của khách hàng: Quyền sở hữu tài sản là một trong những tiêu chuẩn để được cấp tín dụng (có thể là tài sản đảm bảo hoặc tín chấp). Tuy nhiên hiện nay tại Chi nhánh có rất nhiều tài sản của các pháp nhân và cá nhân không có giấy chứng nhận sỡ hữu. Đặc biệt là tài sản của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Tài sản cố định phần lớn là nhà xưởng, máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ tiêu chuẩn thế chấp hoặc là các máy móc thiết bị đặc thù được nhập khẩu, việc thẩm định giá trị gặp khó khăn do thiếu thông tin về tài sản. Trong khi đó nhu cầu vay vốn ngân hàng là rất lớn. Như vậy nếu cho vay theo đúng quy định thì hầu hết các doanh nghiệp không đủ điều kiện để cho vay hoặc được cho vay