5. Kết cấu luận văn
3.1.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Thọ
Với lịch sử 59 năm hình thành và phát triển, BIDV Phú Thọ luôn là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu trên địa bàn về quy mô, hiệu quả hoạt động. Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và kinh tế tỉnh Phú Thọ nói riêng những năm qua gặp nhiều khó khăn, BIDV Phú Thọ vẫn luôn cố gắng, nỗ lực để thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh.
Bảng 3.1: Kết quả một số chỉ tiêu chủ yếu hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2016
Đơn vị: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Tổng tài sản 3.126 3.732 4.467
2 Nguồn vốn huy động 2.360 2.603 3.338
Huy động vốn bình quân 2.131 2.330 2.675
3 Dư nợ cho vay cuối kỳ 3.023 3.708 4.449
4 Thu dịch vụ ròng 20,5 21,5 27,0
5 Chênh lệch thu chi 73,5 64,4 106,0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2014, 2015, 2016 - BIDV Phú Thọ)
Giai đoạn 2014 - 2016, quy mô tổng tài sản của BIDV Phú Thọ có bước tăng trưởng khá cao (43%); với đặc điểm là một chi nhánh, cơ cấu tổng tài sản chủ yếu là dư nợ cho vay, có mức tăng trưởng 47%. Nguồn vốn tại chi nhánh có sự tăng trưởng tốt đáp ứng mức tăng của dư nợ cho vay (đạt 41%); hoạt động dịch vụ đạt kết quả tương đối ổn định. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016 đạt chênh lệch thu chi là 106 tỷ đồng, tăng trưởng khá so 2014 (tăng 44%) mức độ tăng tương ứng với mức độ tăng chung của tổng tài sản và dư nợ cho vay.
Thực trạng cụ thể các mặt hoạt động kinh doanh chính:
3.1.4.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một trong những trọng tâm trong thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của BIDV Phú Thọ. Đánh giá các năm qua, tại BIDV Phú Thọ, nguồn vốn huy động có mức tăng khá, cơ cấu có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo lập nền vốn bền vững.
Chi nhánh thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, phù hợp định hướng của BIDV về điều hành vốn theo nguyên tắc “lấy sử dụng vốn quyết định huy động vốn” nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động; chủ động điều hành lãi suất, chính sách lãi suất đối với từng nhóm khách hàng đảm bảo sức cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh, tuân thủ đầy đủ quy định trần lãi suất của Ngân hàng nhà nước và BIDV; đẩy mạnh huy động vốn trên cơ sở đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng phục vụ và thường xuyên làm tốt công tác truyền thông, tiếp thị về các sản phẩm huy động vốn tới khách hàng.
Đến hết năm 2014, huy động vốn đạt 2.360 tỷ đồng, tăng 336 tỷ đồng (16,6%) so năm đầu năm, huy động vốn bình quân cả năm đạt 2.131 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2013.
Năm 2015, tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2015 đạt 2.603 tỷ đồng, tăng 243 tỷ đồng (10,3%) so đầu năm; số dư huy động vốn bình quân đạt 2.330 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm 2014.
Năm 2016, BIDV Phú Thọ tiếp tục triển khai các biện pháp đẩy mạnh huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn dân cư nhằm tạo lập nền vốn bền vững. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2016 đạt 3.338 tỷ đồng, tăng 735 tỷ đồng (28,2%) so năm đầu năm, huy động vốn bình quân cả năm đạt 2.675 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2015.
Qua số liệu ở trên cho thấy, giai đoạn 2014 - 2016, kết quả huy động vốn của BIDV Phú Thọ có sự tăng trưởng 978 tỷ đồng (41,4%). Trong cơ cấu nguồn vốn huy động: nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức có sự tăng trưởng tốt, nguồn vốn tiếp tục được duy trì. Từ đó, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ khách hàng tổ chức và dân cư có sự gia tăng tích cực, giảm dần sự phụ thuộc và nguồn vốn huy động từ định chế tài chính. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao hơn so tốc độ tăng trưởng bình quân các NHTM trên đại bàn (36%), thị phần huy động vốn của BIDV Phú Thọ ở mức 9,6%.
Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại BIDV Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2016
Đơn vị: Tỷ đồng
TT Cơ cấu nguồn vốn huy động
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) 1 Theo khách hàng 2.360 2.603 3.338 - Cá nhân 1.695 74 1.973 76 2.504 75 - Định chế tài chính 327 14 283 11 168 5 - Doanh nghiệp 284 12 347 13 666 20
2 Theo loại tiền tệ 2.360 2.603 3.338
- Nội tệ 2.171 94 2.455 94 3.215 96 - Ngoại tệ 135 6 148 6 123 4 3 Theo kỳ hạn 2.360 2.603 3.338 - Không kỳ hạn 321 14 424 17 666 20 - Kỳ hạn đến 12 tháng 1.167 51 1.021 41 1.245 37 - Kỳ hạn trên 12 tháng 818 35 1.041 42 1.427 43
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2014, 2015, 2016 - BIDV Phú Thọ)
Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng: Cùng với sự tăng
trưởng của quy mô huy động vốn, cơ cấu huy động vốn của BIDV Phú Thọ có sự chuyển dịch tốt theo hướng tăng tỷ trọng huy động vốn từ khách hàng dân cư và doanh nghiệp, là nguồn vốn có tính chất ổn định; giảm tỷ trọng huy động vốn từ các định chế tài chính thường có biến động lớn, không ổn định.
74 76 75 14 11 5 12 13 20 0% 50% 100%
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Doanh nghiệp Định chế tài chính Cá nhân
Hình 3.2: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng
Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền. Nhìn chung, tỷ trọng huy động vốn từ
ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu vẫn là huy động vốn từ đồng Việt Nam (ở mức từ 94% - 96%) điều này cũng phù hợp với thực tế những năm qua khi lãi suất huy động vốn ngoại tệ thường xuyên ở mức thấp; các nguồn huy động ngoại tệ trên địa bàn chủ yếu từ kiều hối nhưng số lượng ở mức thấp.
Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn có sự thay đổi qua các năm, cơ bản
phụ thuộc vào diễn biến lãi suất, tình hình lạm phát; Qua số liệu cho thấy, huy động vốn của Chi nhánh với loại không kỳ hạn và kỳ hạn trên 12 tháng có xu hướng tăng, kỳ hạn huy động đến 12 tháng có xu hướng giảm.
14 17 20 51 41 37 35 42 43 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Kỳ hạn trên 12 tháng Kỳ hạn đến 12 tháng Không kỳ hạn
Hình 3.3: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn
Nguồn: BIDV chi nhánh Phú Thọ
Nếu so với tổng huy động vốn trên địa bàn giai đoạn 2014 - 2016 đạt mức tăng trưởng 8.819 tỷ đồng (36%) thì thị phần huy động vốn của BIDV Phú Thọ có sự tăng trưởng nhẹ từ 9,6% năm 2014 lên 10% năm 2016.
Bảng 3.3: Tình hình huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2016
Đơn vị: Tỷ đồng
TT Ngân hàng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Agribank 8.594 10.094 11.684 2 Vietinbank 6.633 7.396 8.056 3 BIDV Phú Thọ 2.360 2.603 3.338 4 MB 1.809 1.972 2.237 5 Vietcombank 974 1.276 1.683 6 Các ngân hàng khác 4.171 5.504 6.362 Tổng 24.541 28.845 33.360
Tóm lại, mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, nhưng đánh giá khái quát hoạt động huy động vốn của BIDV Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2016 có sự tăng trưởng đột phá, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân các NHTM trên địa bàn. Huy động vốn bình quân có sự tăng trưởng phù hợp quy mô, thể hiện nền khách hàng tương đối ổn định; cơ cấu huy động vốn có sự chuyển dịch theo hướng tăng nguồn vốn huy động ổn định, bền vững (từ dân cư), cơ cấu kỳ hạn dài tăng; thị phần huy động vốn của BIDV Phú Thọ tăng.
3.1.4.2. Hoạt động cho vay
BIDV Phú Thọ thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung chỉ đạo của BIDV về công tác tín dụng. BIDV Phú Thọ tập trung xử lý nợ xấu, tăng cường quản trị rủi ro, kiểm soát chất lượng, đồng thời đẩy mạnh mở rộng cho vay ngắn hạn các khách hàng tốt, các lĩnh vực ưu tiên và khách hàng bán lẻ theo định hướng của BIDV; thường xuyên hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn đối với các khách hàng doanh nghiệp nhằm sớm phục hồi sản xuất kinh doanh; điều hành lãi suất linh hoạt theo kỳ hạn, theo khách hàng đảm bảo đạt được mục tiêu hiệu quả nhưng đủ sức cạnh tranh trên địa bàn; sử dụng hiệu quả các gói gia tăng tín dụng của BIDV; tuân thủ kỷ cương, kỷ luật trong chỉ đạo điều hành công tác tín dụng về phân cấp uỷ quyền, quy chế, quy trình, giới hạn tín dụng, trần lãi suất cho vay, chính sách lãi suất đối với lĩnh vực ưu tiên.
Kết quả hoạt động cho vay của BIDV Phú Thọ đạt mức tăng trưởng tốt qua các năm, cụ thể:
Đến 31/12/2014, dư nợ cho vay đạt 3.023 tỷ đồng, tăng 688 tỷ đồng (29,5%) so đầu năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung trên địa bàn (15,78%). Phát triển nhiều khách hàng mới, trong đó có trên 60 khách hàng doanh nghiệp. Thị phần cho vay được mở rộng, đạt mức 11,0%, tăng so với mức 10% năm 2013.
Đến 31/12/2015, dư nợ cho vay đạt 3.708 tỷ đồng, tăng 685 tỷ đồng (22,7%) so với đầu năm. Số lượng khách hàng vay vốn là 1.987 khách hàng, tăng 10,3% so với đầu năm; trong đó có 254 khách hàng doanh nghiệp và 1.733 khách hàng cá nhân, hộ gia đình.
Năm 2016, BIDV Phú Thọ tập trung cơ cấu lại danh mục theo hướng đẩy mạnh tăng trưởng, mở rộng tín dụng đối với khách hàng tốt và mục tiêu gia tăng hiệu quả kinh doanh. Đến 31/12/2016, dư nợ cho vay đạt 4.449 tỷ đồng, tăng 741 tỷ
đồng (20%) so với đầu năm. Để đảm bảo giới hạn tín dụng được giao nên tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV Phú Thọ thấp hơn mức 25% tăng trưởng bình quân các NHTM trên địa bàn. Thị phần cho vay trên địa bàn được duy trì ở mức 11%.
Bảng 3.4: Quy mô cho vay tại BIDV Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2016
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dư nợ cho vay 3.023 3.708 4.449
Tổng tài sản 3.126 3.814 4.567
Quy mô cho vay (%) 96,7 97,2 97,4
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2014, 2015, 2016 - BIDV Phú Thọ)
Dư nợ cho vay so tổng tài sản tại BIDV Phú Thọ chiếm tỷ trọng từ 96% - 97%, điều này là phù hợp với thực tế trong hoạt động của một Chi nhánh với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực được BIDV ủy quyền chủ yếu hoạt động là cho vay, các hoạt động đầu tư khác chủ yếu thực hiện tập trung tại trụ sở chính BIDV. Qua đó cho thấy, chất lượng hoạt động cho vay là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của BIDV Phú Thọ.
Bảng 3.5: Cơ cấu hoạt động cho vay tại BIDV Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2016
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Cơ cấu dư nợ
cho vay
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) 1 Theo khách hàng 3.023 100 3.708 100 4.449 100 - Cá nhân 735 24 1.053 28 1.412 32 - Doanh nghiệp 2.288 76 2.655 72 3.037 68 2 Theo loại tiền tệ 3.023 100 3.708 100 4.449 100
- Nội tệ 2.836 94 3.595 97 4.343 98 - Ngoại tệ 186 6 113 3 106 2 3 Theo kỳ hạn 3.023 100 3.708 100 4.449 100 - Ngắn hạn 2.270 75 2.704 73 3.190 72 - Trung, dài hạn 753 25 1.004 27 1.259 28 4 Theo mục đích sử dụng 3.023 100 3.708 100 4.449 100 - Kinh doanh 2.636 87 3.179 86 3.788 85 - Tiêu dùng 387 13 529 14 661 15
5 Theo cách thức cho vay 3.023 100 3.708 100 4.449 100 - Cho vay trực tiếp 3.023 100 3.708 100 4.449 100
- Cho vay gián tiếp 0 0 0 0 0 0
6 Theo tính chất đảm bảo của
khoản vay 3.023 100 3.708 100 4.449 100 - Có tài sản bảo đảm 2.992 99 3.645 98 4.373 98 - Không có tài sản bảo đảm 31 1 63 2 76 2
Cơ cấu dư nợ cho vay theo khách hàng. Cơ cấu dư nợ cho vay của BIDV
Phú Thọ chuyển dịch theo đúng định hướng của BIDV, tăng tỷ trọng dư nợ bán lẻ từ 24% năm 2014 lên 32% năm 2016, về số tuyệt đối, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đến cuối năm 2016 tăng so đầu năm 2014 là 677 tỷ đồng (92%). Xu hướng này thể hiện sự chuyển dịch theo hướng phát triển bền vững, tập trung cho tín dụng bán lẻ, mang lại thu nhập ổn định cho ngân hàng, phân tán rủi ro, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay bán lẻ như cho vay hộ kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay thấu chi, thẻ tín dụng,… phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường và tâm lý khách hàng.
Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền tệ. Tỷ trọng cho vay bằng đồng Việt
Nam vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ (ở mức 94% - 98%); điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế về điều hành cho vay ngoại tệ về các điều kiện khách hàng, đối tượng được vay ngoại tệ là tương đối chặt chẽ (phải có doanh thu ngoại tệ, cam kết bán ngoại tệ,…); mặt khác vấn đề lãi suất, tỷ giá những năm qua cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vay ngoại tệ của doanh nghiệp.
Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn. Với đặc điểm riêng có của BIDV là
ngân hàng thương mại cho vay đầu tư nhiều dự án, tỷ lệ dư nợ trung dài hạn thường có xu hướng cao hơn các ngân hàng thương mại khác; mặt khác, với đặc điểm vùng miền núi phía Bắc, tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn cũng cao hơn so các vùng khác do nền kinh tế của vùng chưa phát triển bằng các vùng khác, dư nợ cho vay chủ yếu vào các lĩnh vực đầu tư thủy điện, hạ tầng,.. Việc tỷ trọng cho vay trung dài hạn cao cũng tiềm ẩn những rủi ro về kỳ hạn, lãi suất, đặc biệt giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động những năm vừa qua, tiểm ẩn rủi ro về khả năng huy động vốn để cân đối nguồn,… Do vậy, định hướng của BIDV đối với các Chi nhánh là phát triển nâng tỷ trọng hoạt động ngân hàng bán lẻ, kiểm soát tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trong tổng dư nợ. BIDV Phú Thọ đã và đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu dư nợ cho vay theo đúng định hướng đó. Đến hết năm 2016 so với năm 2014, tổng dư nợ của BIDV Phú Thọ tăng 1.426 triệu đồng (47%) thì dư nợ trung dài hạn chỉ tăng 506 tỷ đồng. Tuy nhiên, do mục tiêu kiểm soát chặt chẽ giới hạn tín dụng cuối kỳ do vậy dư nợ cho vay ngắn hạn cuối kỳ bị giảm mạnh nên thời điểm 31/12/2016 tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ vẫn tăng từ 25% cuối năm 2014 lên 28% cuối năm 2016.
Cơ cấu dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn vay. Căn cứ vào thực tế
mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng tại BIDV Phú Thọ giai đoạn 2014-2016 cho thấy dư nợ vay của khách hàng chủ yếu được sử dụng vào mục đích kinh doanh (chiếm tỷ trọng từ 85%-87%), BIDV Phú Thọ đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của khách hàng trên cơ sở phương án/ dự án sản xuất, kinh doanh của khách hàng có hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc cho vay và đúng theo quy định của BIDV, pháp luật.
Cơ cấu dư nợ cho vay theo cách thức cho vay. Giai đoạn 2014 - 2016, BIDV Phú Thọ không thực hiện cách thức cho vay gián tiếp, 100% cho vay theo cách thức trực tiếp, Chi nhánh cấp vốn vay trực tiếp cho khách hàng và khách hàng trực tiếp hoàn trả nợ vay cho Chi nhánh, đây là hình thức cho vay truyền thống của BIDV Phú Thọ.
Cơ cấu dư nợ cho vay theo tính chất đảm bảo của khoản vay.
Cùng với sự tăng trưởng về quy mô dư nợ cho vay đối với khách hàng thì