5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Thực trạng nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam
Theo Quyết định số 219/2000/QĐ - BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố sáu (06) Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (đợt 2), quy trình phân tích qui định rõ kiểm toán viên phải tiến hành so sánh các thông tin tài chính tƣơng ứng trong kỳ này với các kỳ trƣớc; giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị; giữa thực tế với ƣớc tính của kiểm toán viên; giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùng quy mô hoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành; giữa các thông tin tài chính với nhau hoặc giữa các thông tin tài chính với các thông tin phi tài chính. Quyết định trên cũng chỉ rõ:
Trong quá trình thực hiện quy trình phân tích, kiểm toán viên đƣợc phép sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau, từ việc so sánh đơn giản đến những phân tích phức tạp đòi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật thống kê tiên tiến và kiểm toán viên có quyền lựa chọn quy trình phân tích, phƣơng pháp và mức độ áp dụng tuỳ thuộc vào sự xét đoán chuyên môn của mình.
Với qui định trên, khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính, việc phân tích báo cáo tài chính mặc dầu đƣợc đặt ra trong kế hoạch kiểm toán nhƣng hầu nhƣ chỉ là phân tích chiếu lệ. Các kiểm toán viên và các công ty kiểm toán độc lập vẫn chƣa xây dựng đƣợc cho mình một nội dung và phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp một cách khoa học cùng với hệ thống chỉ tiêu phân tích hợp lý, phản ánh đúng thực trạng tài chính doanh nghiệp. Chính vì thế, kết quả phân tích báo cáo tài chính của các kiểm toán viên không thể sử dụng để phục vụ cho việc giảm bớt rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính chứ chƣa nói đến đánh giá thực trạng tài chính và an ninh tài chính doanh nghiệp. Kết quả này lại càng không thể thỏa mãn khách hàng một khi phân tích báo cáo tài chính trở thành một dịch vụ chính thức trong hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập.
Qua khảo sát thực tế thấy rằng, nội dung phân tích báo cáo tài chính trong hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập còn khá đơn giản, chủ yếu phân tích trên một số chỉ tiêu tài chính phản ánh trên báo cáo tài chính mà doanh nghiệp đã lập. Đây là những chỉ tiêu tài chính cơ bản trƣớc đây phản ánh trên Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09 - DN) còn hiện nay các chỉ tiêu này đƣợc phản ánh trên Báo cáo của Ban Giám đốc hoặc phản ánh trên Báo cáo thƣờng niên hay Bản cáo bạch của công ty. Theo đó, các chỉ tiêu tài chính cơ bản thƣờng đƣợc sử dụng để phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm 5 nhóm: nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản, nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi và nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động. Cụ thể:
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản:
Nhóm chỉ tiêu này đƣợc sử dụng để đánh giá tính hợp lý về cơ cấu tài sản của doanh nghiệp cũng nhƣ xu hƣớng biến động của cơ cấu tài sản. Thuộc nhóm chỉ
tiêu này bao gồm chỉ tiêu "Tỷ trọng tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản" và chỉ tiêu "Tỷ trọng tài sản dài hạn so với tổng tài sản".
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn: Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu
nguồn vốn gồm có chỉ tiêu "Tỷ trọng nợ phải trả so với tổng nguồn vốn" và chỉ tiêu "Tỷ trọng vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn". Thông qua nhóm chỉ tiêu này, các nhà quản lý sẽ đánh giá đƣợc mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp cũng nhƣ chính sách huy động vốn của doanh nghiệp.
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: Thuộc nhóm chỉ tiêu phản
ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp thƣờng bao gồm chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán nhanh" và chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán hiện hành". Thông qua nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán này, các nhà quản lý có thể đánh giá đƣợc khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi hoặc khả năng hoạt động: Trừ một
số ít doanh nghiệp xác định các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động, còn lại hầu hết các doanh nghiệp thƣờng phản ánh các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trên báo cáo tài chính. Thông thƣờng, các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mà các doanh nghiệp sử dụng bao gồm chỉ tiêu "Tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế so với tổng tài sản", chỉ tiêu "Tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với doanh thu thuần" và chỉ tiêu "Tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu". Đối với nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động, doanh nghiệp thƣờng sử dụng chỉ tiêu "Vòng quay hàng tồn kho" và chỉ tiêu "Doanh thu thuần trên tổng tài sản". Dựa vào trị số và sự biến động về trị số của chỉ tiêu này, các doanh nghiệp sẽ đánh giá khả năng sinh lợi hay khả năng hoạt động của mình. (Trần Quý Liên, 2011)