Khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình tài chính của công ty cổ phần sữa hà nội (Trang 67 - 74)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Khả năng thanh toán

3.3.1.1. Tình hình công nợ

Từ phụ lục 7, tác giả phân tích tình hình các khoản phải thu, phải trả nhƣ sau:

Phân tích các khoản phải thu

Giá trị các khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 là 67,330 tỷ đồng, năm 2013 khoản mục này tăng lên là 84,039 tỷ đồng, tức là tăng so với năm 2012 là 16,708 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 24,81%; đến năm 2014 giá trị các khoản phải thu tiếp tục có xu hƣớng tăng lên là 85,932 tỷ đồng, tức là tăng so với năm 2013 là 1,893 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 2,25%. Ở đây, chúng ta nhận thấy rằng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn chiếm một phần khá lớn trong tổng giá trị tài sản của Công ty nên sẽ ảnh hƣởng đến khả năng huy động vốn vào kinh doanh và tốc độ chu chuyển vốn chậm lại. Giá trị khoản phải thu ngắn hạn tăng lên công ty cần xem xét lại vì sẽ ảnh hƣởng không tốt đến việc sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy công ty cần xem xét lại để giảm các khoản phải thu và quan tâm hơn đến công tác đòi nợ và chính sách bán cho khách hàng, chính sách mua với nhà cung cấp để không bị chiếm dụng vốn, gây ảnh hƣởng không tốt đến tình hình tài chính của mình.

Cụ thể:

Phải thu của khách hàng: Năm 2012 là 26,525 tỷ đồng chiếm 12,4%, năm 2013 khoản mục này là 60,423 tỷ đồng chiếm 26,53% trong tổng tài sản, tức là tăng 33,897 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 127,79% so với năm 2012; năm 2014 phải thu của khách hàng là 62,357 tỷ đồng chiếm 25,3% tổng tài sản, tức là 2013 tăng 1,934 tỷ đồng tức là tăng 3,2% so với năm 2013. Ta thấy rằng phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng khá lớn và có xu hƣớng tăng trong giai đoạn 2012 – 2014, điều này cho thấy công ty đang nới lỏng chính sách tín du ̣ng , cho phép mua hàng trả châ ̣m nhằm thu hút khách hàng và đẩy ma ̣nh tiêu thu ̣ , tuy nhiên cũng thể hiện công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều, chứng tỏ doanh nghiệp chƣa quản lý đồng vốn chặt chẽ và chƣa có phƣơng thức thanh toán tiền hàng phù hợp với khách hàng làm ảnh hƣởng đến tốc độ chu chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy,

công ty cần lựa chọn cho mình phƣơng thức thanh toán thích hợp cho từng đối tƣợng khách hàng.

Trả trƣớc cho ngƣời bán: năm 2012 là 8,028 tỷ đồng chiếm 3,75% tổng tài sản, năm 2013 khoản mục này là 9,935 tỷ đồng chiếm 4,36% tổng tài sản, tức là tăng so với năm 2012 là 1,906 tỷ đồng tức là tăng 23,75%, năm 2014 khoản mục này có xu hƣớng tăng lên đáng kể tăng 8,097 tỷ đồng tức là tăng 81,5% so với năm 2013.

Các khoản phải thu khác: năm 2012 là 35,642 tỷ đồng chiếm 16,66% tổng tài sản, năm 2013 khoản mục này là 18,321 tỷ đồng chiếm 8,05% tổng tài sản, tức là giảm so với năm 2012 là 17,320 tỷ đồng tƣơng ứng giảm 48,6%; đến năm 2014 các khoản phải thu khác có xu hƣớng giảm xuống còn 12,593 tỷ đồng chiếm 3,71% tổng tài sản, tức là giảm so với năm 2013 là 6,728 tỷ đồng tức là giảm 31,27%. Các khoản phải thu khác có xu hƣớng giảm điều đó là tốt với công ty, thể hiện sự cố gắng của công ty trong việc giảm các khoản phải thu khác.

Dự phòng khoản phải thu ngắn hạn khó đòi: năm 2012 là âm 2,866 tỷ đồng, năm 2013 là âm 4,641 tỷ đồng, năm 2014 là âm 7,051 tỷ đồng.

Phân tích các khoản phải trả:

Giá trị các khoản phải trả năm 2012 là 81,516 tỷ đồng, năm 2013 khoản mục này đã tăng lên là 93,724 tỷ đồng, tức là tăng so với năm 2012 là 12,208 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 14,98%; năm 2014 nợ phải trả có xu hƣớng tiếp tục tăng lên là 133,324 tỷ đồng, tức là tăng so với năm 2013 là 39,6 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 42,25%. Điều đó không tốt với công ty

Cụ thể:

+ Nợ ngắn hạn: Năm 2012 là 81,037 tỷ đồng, năm 2013 khoản mục này đã tăng lên là 93,724 tỷ đồng, tức là tăng so với năm 2012 là 12,687 tỷ đồng, tƣơng ứng 15,66%; năm 2014 nợ phải trả có xu hƣớng tiếp tục tăng lên là 121,496 tỷ đồng, tức là tăng so với năm 2013 là 27,772 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 29,63%. Trong đó:

Vay và nợ ngắn hạn năm 2012 là 52,063 tỷ đồng, năm 2013 khoản mục này là 50,225 tỷ đồng, tức là giảm so với năm 2012 là 1,838 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm

3,53%; đến năm 2014 vay và nợ ngắn hạn tiếp tục có xu hƣớng tăng lên là 63,261 tỷ đồng, tức là tăng so với năm 2013 là 13,036 tỷ đồng, tƣơng ứng tăn 25,96%.

Phải trả ngƣời bán năm 2012 là 8,772 tỷ đồng, năm 2013 đã tăng lên đáng kể là 26,655 tỷ đồng, tức là tăng so với năm 2012 là 17,883 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 203,87%; đến năm 2014 phải trả ngƣời bán có xu hƣớng tiếp tục tăng lên là 38,416 tỷ đồng, tức là tăng so với năm 2013 là 13,036 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 44,12%.

Ngƣời mua trả tiền trƣớc năm 2012 là 0,906 tỷ đồng, năm 2013 khoản mục này tăng lên là 0,921 tỷ đồng, tức là tăng so với năm 2012 là 0,015 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 1,66%; năm 2014 ngƣời mua trả tiền trƣớc là 0,864 tỷ đồng, tức là giảm so với năm 2013 là 0,057 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 6,19%. Ta thấy rằng mặc dù khoản mục này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn tuy nhiên xét về mặt giá trị thì công ty vẫn chiếm dụng đƣợc một khoản từ ngƣời mua giúp bổ sung nguồn vốn cho công ty.

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc năm 2012 là 7,445 tỷ đồng, năm 2013 là 8,664 tỷ đồng, tức là tăng so với năm 2012 là 1,219 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 16,38%; năm 2014 khoản mục này có xu hƣớng tăng lên là 8,898 tỷ đồng, tức là tăng so với năm 2013 là 0,234 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 2,7%.

Phải trả ngƣời lao động: năm 2012 là 3,791 tỷ đồng, năm 2013 khoản mục này giảm xuống là 2,550 tỷ đồng, tức là giảm so với năm 2012 là 1,240 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 32,72%; đến năm 2014 phải trả ngƣời lao động càng có xu hƣớng ngày giảm 2,151 tỷ đồng, tức là giảm so với năm 2013 là 0,399 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 15,66%.

Chi phí phải trả năm 2012 là 4,153 tỷ đồng, năm 2013 khoản mục này giảm xuống là 1,664 tỷ đồng, tức là giảm so với năm 2012 là 2,488 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 59,91%; năm 2014 chi phí phải trả là 4,4 tỷ đồng, tức là tăng so với năm 2013 là 2,735 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 164,33%.

Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác năm 2012 là 3,906 tỷ đồng, năm 2013 khoản mục này là 3,042 tỷ đồng, tức là giảm so với năm 2012 là 0,863 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 22,12%; năm 2014 các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác là 3,503 tỷ đồng, tức là tăng so với năm 2013 là 0,461 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 15,16%.

+ Nợ dài hạn: năm 2012 là 0,479 tỷ đồng, năm 2013 công ty không có khoản nợ dài hạn, nhƣng đến năm 2014 nợ dài hạn của công ty đã tăng lên đáng kể là 5,913 tỷ đồng.

Vay và nợ dài hạn: năm 2013 và 2012 công ty không vay và nợ dài hạn của tổ chức nào, năm 2014 để đáp ứng nhu cầu kinh doanh công ty di vay dài hạn khoản tiền khá lớn là 5,913 tỷ đồng.

Phải trả dài hạn khác: năm 2012 là 0,479 tỷ đồng, hai năm 2013, 2014 công ty không có khoản phải trả dài hạn.

3.3.1.2. Khả năng thanh toán

Bảng 3.2: Khả năng thanh toán giai đoạn 2012 – 2014 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Năm 2013/2012 Năm 2014/2013 Tuyệt đối Tƣơng đối

(%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) 1. Tổng tài sản Tỷ đồng 213,883 227,732 339,685 13,849 6,47 111,953 49,16 2. Tổng nợ phải trả Tỷ đồng 81,516 93,724 133,324 12,208 14,98 39,599 42,25 3. Tổng tài sản ngắn hạn Tỷ đồng 128,890 117,393 228,075 -11,496 -8,92 110,681 94,28 4. Nợ phải trả ngắn hạn Tỷ đồng 81,037 93,724 121,496 12,687 15,66 27,772 29,63

5. Tiền và tƣơng đƣơng tiền Tỷ đồng 5,0446 2,238 87,355 -2,805 -55,62 85,117 3802,32

6. Lợi nhuận trƣớc thuế Tỷ đồng 1,216 3,034 3,845 1,817 149,39 0,811 26,73

7. Lãi vay phải trả Tỷ đồng 6,853 5,847 5,075 -1,006 -14,69 -0,771 -13,20

8. Doanh thu thuần Tỷ đồng 223,562 237,874 221,876 14,312 6,40 -15,997 -6,73

9. Hàng tồn kho Tỷ đồng 49,328 18,269 48,314 -31,059 -62,96 30,045 164,46

10. Hệ số khả năng thanh toán tổng

quát (10=1/2) Lần 2,62 2,43 2,55 -0,19 0,12

11. Hệ số khả năng thanh toán hiện

thời (11=3/4) Lần 1,59 1,25 1,88 -0,34 0,62

12. Hệ số khả năng thanh toán

nhanh (12=(3-9)/4) Lần 0,98 1,06 1,48 0,08 0,42

13. Hệ số thanh toán tức thời

(13=5/4) Lần 0,06 0,02 0,72 -0,04 0,7

14. Hệ số khả năng thanh toán lãi

Khả năng thanh toán tổng quát của công ty: năm 2012 là 2,62 lần phản ánh công ty cứ đi vay một đồng thì có 2,62 đồng tài sản đảm bảo; năm 2013 là 2,43 lần phản ánh cứ đi vay một đồng thì có 2,43 đồng tài sản đảm bảo, tức là giảm 0,19 lần so với năm 2012 điều đó là do tổng tài sản của công ty năm 2013 tăng 13,849 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 6,47% so với năm 2012 nhƣng tổng nợ phải trả năm 2013 tăng 12,208 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 14,98% so với năm 2012, chứng tỏ năm 2013 khả năng thanh toán các khoản nợ không tốt so với năm 2012.

Năm 2014 hệ số này tăng lên 2,55 lần phản ánh cứ đi vay một đồng thì có 2,55 đồng tài sản đảm bảo, tăng 0,12 lần so với năm 2013 điều đó là do tổng tài sản của công ty năm 2014 tăng 111,953 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 49,16% so với năm 2013; tổng nợ phải trả năm 2014 tăng 39,599 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 42,25% so với năm 2013, chứng tỏ năm 2014 khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty tốt hơn so với năm 2013.

Nhìn chung chúng ta thấy rằng hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty đều lớn hơn 2 phản ánh khả năng thanh toán tốt các khoản nợ, điều đó chứng tỏ tình hình thanh toán của công ty khả quan, tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh.

Khả năng thanh toán hiện thời: năm 2012 là 1,59 lần phản ánh cứ một đồng

nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bằng 1,59 đồng tài sản ngắn hạn; năm 2013 hệ số này giảm xuống 1,25 lần phản ánh cứ một đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bằng 1,25 đồng tài sản ngắn hạn, tức là giảm 0,34 lần so với năm 2012 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của công ty năm 2013 kém hơn so với năm 2012, điều đó là do tổng tài sản ngắn hạn năm 2013 giảm 11,496 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 8,92% so với năm 2012.

Năm 2014 hệ số này là 1,88 lần phản ánh cứ một đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bằng 1,88 đồng tài sản ngắn hạn, tức là tăng 0,62 lần so với năm 2013 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của công tynăm 2014 tốt hơn so với năm 2013, điều đó là do tổng tài sản ngắn hạn năm 2014 tăng 110,681 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 94,28% so với năm 2013.

Ở đây chúng ta thấy rằng, hệ số thanh toán hiện thời của công ty hai năm 2012 và 2014 đều lớn hơn 1,5 chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán tốt đƣợc các

khoản nợ ngắn hạn, điều đó là tốt, thể hiện sự cố gắng trong việc trả nợ. Tuy nhiên, năm 2013 hệ số này thấp hơn và nằm trong khoảng từ 1 đến 1,5 nhƣng công ty vẫn có khả năng thanh toán đƣợc các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán nhanh của công ty: năm 2012 là 0,98 lần, năm 2013 hệ số

này là 1,06 lần tăng 0,08 lần so với năm 2012; điều đó có đƣợc là do: Tài sản ngắn hạn của công ty giảm 11,496 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 8,92% so với năm 2012. Hàng tồn kho giảm 31,059 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 62,96%. Nợ ngắn hạn tăng 12,687 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 15,66% so với năm 2012

Năm 2014 hệ số thanh toán nhanh tăng lên là 1,48 lần tăng 0,42 lần so với năm 2013. Điều đó là do: tài sản ngắn hạn của công ty đã tăng lên đáng kể 110,681 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 94,28% so với năm 2013; hàng tồn kho tăng 30,045 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 164,46%; nợ ngắn hạn tăng 27,772 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 29,63% so với năm 2013.

Chúng ta thấy rằng, hệ số thanh toán nhanh của công ty hai năm 2013 và 2014 đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn tốt, điều đó là tốt, thể hiện sự cố gắng trong việc trả nợ. Tuy nhiên, năm 2012 hệ số này thấp hơn và nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 nhƣng công ty vẫn có khả năng thanh toán bình thƣờng đƣợc các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán tức thời của công ty: năm 2012 là 0,06 lần, năm 2013 hệ số

này là 0,02 lần giảm 0,04 lần so với năm 2012 lần chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền của công ty năm 2013 kém hơn với năm 2012, điều đó là do tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền năm 2013 giảm 2,805 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 55,62% so với năm 2012; nợ phải trả ngắn hạn năm 2013 tăng 12,687 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 15,66% so với năm 2012.

Năm 2014 hệ số thanh toán tức thời tăng lên đáng kể là 0,72 lần tăng 0,7 lần so với năm 2013 chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền của công ty năm 2014 tốt hơn so với năm 2013, điều đó là do tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền năm 2014 tăng đáng kể so với năm 2013 là 85,117 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 3802,32%.

Hệ số thanh toán tức thời thể hiện mối quan hệ giữa tài sản có khả năng thanh toán nhanh bằng tiền và tổng nợ ngắn hạn. Ta thấy hệ số này trong hai năm 2012 và 2013 đều nhỏ hơn 0,15 chứng tỏ công ty rất khó khăn khi thanh toán bằng tiền các khoản nợ ngắn hạn phản ánh tình hình thanh toán của công ty không đƣợc tốt, công ty cần xem xét lại nguyên nhân và đƣa ra giải pháp khắc phục. Tuy nhiên đến năm 2014 hệ số này đã tăng lên đáng kể là 0,7 lần lớn hơn 0,5 chứng tỏ tình hình thanh toán nhanh bằng tiền các khoản nợ ngắn hạn đã đƣợc cải thiện và tốt hơn rất nhiều, đây là tín hiệu tốt với công ty.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: năm 2012 là 0,18 lần phản ánh cứ một đồng chi phí lãi vay bỏ ra thì thu đƣợc 0,18 (đồng) lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay; năm 2013 hệ số này là 0,52 lần phản ánh cứ một đồng chi phí lãi vay bỏ ra thì thu đƣợc 0,52 đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay, tăng 0,34 lần so với năm 2012. Năm 2014 hệ số khả năng thanh toán lãi vay có xu hƣớng tiếp tục tăng lên là 0,76 lần phản ánh cứ một đồng chi phí lãi vay bỏ ra thì thu đƣợc 0,76 đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay, tức là tăng 0,66 lần so với năm 2013.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình tài chính của công ty cổ phần sữa hà nội (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)