5. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản
Hệ số cơ cấu nguồn vốn là những chỉ tiêu tài chính hết sức quan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp, với các chủ nợ cũng nhƣ nhà đầu tƣ. Phân tích cơ cấu nguồn vốn thông qua hai chỉ tiêu: hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ: Hệ số này thể hiện việc sử dụng nợ của doanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn vốn. Doanh nghiệp sẽ chịu nhiều sức ép từ bên ngoài hơn khi tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn càng cao.
Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp: thông qua hệ số nợ cho thấy sự độc
lập về tài chính, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính có thể gặp phải để từ đó có sự điều chỉnh về chính sách tài chính phù hợp.
Đối với chủ nợ: Qua xem xét hệ số nợ của doanh nghiệp thấy đƣợc sự an
toàn của khoản cho vay để đƣa ra các quyết định cho vay và thu hồi nợ. Công thức xác định hệ số nợ:
Hệ số nợ =
Nợ phải trả
(2.3.2.1) Tổng nguồn vốn
Hệ số nợ cho biết một đồng vốn kinh doanh có mấy đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài. Hệ số này có giá trị càng cao càng chứng tỏ mức độ rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng cao, nhất là trong những giai đoạn nền kinh tế bị khủng hoảng.
Với những ngƣời cho vay, các định chế tài chính sẽ yên tâm cho vay đối với những doanh nghiệp có hệ số này thấp thì mức độ rủi ro thấp vì nếu tỷ số này cao thì mức độ rủi ro không thu hồi nợ của họ càng cao. Đối với các cơ quan công quyền thì tỷ số này cao sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu về mặt kinh tế, xã hội.
Hệ số vốn chủ sở hữu (hay còn gọi là hệ số tự tài trợ): Hệ số này đo lƣờng mức độ đóng góp của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hiện nay của doanh nghiệp.
Hệ số vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
(2.3.2.2) Tổng nguồn vốn
Hệ số vốn chủ sở hữu càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao do đó không bị ràng buộc hoặc bị sức ép của nợ vay.
Hai hệ số này phản ánh mức độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, nó cũng phản ánh mức độ mạo hiểm của nhà quản lý doanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn vốn kinh doanh của mình. (Bạch Đức Hiển, 2008, tr.365)
2.3.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản
Hệ số cơ cấu tài sản: phản ánh mức độ đầu tƣ vào các loại tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lƣu động, tài sản cố định và tài sản dài hạn.
Để phân tích cơ cấu tài sản các nhà phân tích thƣờng sử dụng hai chỉ tiêu sau:
Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản dài hạn
Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn
Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản dài hạn
Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản dài hạn =
Tài sản dài hạn
(2.3.2.3) Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hƣớng phát triển lâu dài cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn
Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn
(2.3.2.4) Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng tổng tài sản thì dành ra bao nhiêu đồng để hình thành tài sản lƣu động.
Thông thƣờng các doanh nghiệp còn mong muốn có một cơ cấu tài sản tối ƣu, phản ánh cứ dành một đồng đầu tƣ vào tài sản dài hạn thì dành ra bao nhiêu để đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn. (Bạch Đức Hiển, 2008, tr.367)
Cơ cấu tài sản =
Tài sản ngắn hạn
(2.3.3.5) Tài sản dài hạn