5. Kết cấu của luận văn
4.1. Tổng quan về ngành sữa của Việt Nam và vị thế của Hanoimilk
4.1.1. Tổng quan về ngành sữa của Việt Nam
Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia có nhu cầu về sữa thuộc nhóm hàng đầu thế giới, với các tiền đề tốt nhƣ kinh tế tăng trƣởng ổn định. GDP đầu ngƣời hàng năm tăng từ 6 - 8%, dân số tăng bình quân 1%.
Hơn mô ̣t thập kỷ trở lại đây , tiêu dùng sữa tại Việt Nam đã tăng trung bình 17 %/năm. Đây là mức tăng đáng kể trong sự suy thoái của nhiều ngành sản xuất sữa khác. Mặc dù có tốc độ tăng cao, nhƣng mức tiêu thụ sữa bình quân tại Việt Nam vẫn ở mức thấp trong khu vực (dƣới 30 kg/ngƣời/năm) - một cơ hội tốt cho những ngƣời muốn tham gia sản xuất sữa trong tƣơng lai.
Hiện nay, Việt Nam có hai nguồn cung cấp sữa chính: các công ty trong nƣớc tự sản xuất và nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Đa số các sản phẩm sữa tiêu dùng hiện nay (khoảng 80%) tại Việt Nam là đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài, sản xuất trong nƣớc chỉ đáp ứng đƣợc 20% nhu cầu của ngƣời tiêu dùng và 95% các trang trại sữa của ngƣời dân ở mức hộ gia đình (từ 8 - 10 con bò/hộ).
Thị trƣờng sữa hiện nay bao gồm các sản phẩm sau:
Sữa bột: Giá trị mặt hàng này chiếm 45% thị trƣờng sữa Việt Nam, với tốc độ tăng trƣởng bình quân 10,1% giai đoạn 2010 - 2013. Tuy nhiên doanh nghiệp nƣớc ngoài nhƣ Abbott, Friesland Campina Vietnam và Mead Johnson chiếm phần lớn thị phần sữa bột do ngƣời tiêu dùng Việt Nam vẫn sẵn sàng trả giá cao cho thƣơng hiệu ngoại. Doanh nghiệp nội nhƣ Vinamilk chiếm khoảng 25% thị phần.
Sữa nƣớc: Mặt hàng sữa nƣớc chiếm 29% giá trị toàn ngành với sự cạnh tranh chủ yếu của 2 doanh nghiệp lớn là Vinamilk và Friesland Campina Vietnam (FCV). Hiện nay Vinamilk chiếm 49% thị phần sữa nƣớc, tiếp theo là FCV chiếm 26%. Ngoài 2 doanh nghiệp kỳ cựu trên, cuộc đua ngành hàng sữa nƣớc còn có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp khác nhƣ TH Milk, Nutifood, IDP, Hanoimilk.…
Sữa chua: Đây là mặt hàng có tiềm năng tăng trƣởng trong thời gian tới khi tốc độ tăng đạt 34,3%, đạt 7,7 nghìn tỷ đồng năm 2013. Đồng thời về cơ cấu, sữa chua chiếm 20% so với sữa uống là 80%, thấp hơn nhiều so với các nƣớc khác trên thế giới. Vinamilk là doanh nghiệp dẫn đầu về mặt hàng sữa chua, chiếm 73% thị phần, ngoài ra có sự tham gia cạnh tranh của Sữa Ba Vì, TH Milk và các thƣơng hiệu sữa chua nƣớc ngoài khác.
Sữa đặc: Với sự gia tăng của sữa nƣớc và sữa bột, sữa đặc dần tới ngƣỡng bão hòa với tốc độ tăng trƣởng thấp chỉ đạt 2,5% năm 2010 và 3% năm 2013. Vinamilk (chiếm 80%) và FCV tiếp tục là hai doanh nghiệp chi phối ngành hàng này với những nhãn hiệu nổi tiếng nhƣ Sữa Ông Thọ, Ngôi sao Phƣơng Nam, Cô gái Hà Lan và Completa.
Sữa đậu nành: Việt Nam là nƣớc tiêu thụ sữa đậu nành nhiều nhất thế giới với mức 500 triệu lít năm 2012. Trong năm 2013, tiêu thụ tiếp tục tăng 17%, cao hơn cả sữa nƣớc và sữa bột. Tuy nhiên có ít công ty gia nhập vào thị trƣờng này, trong đó Đƣờng Quảng Ngãi chiếm 81,5% thị phần với hai thƣơng hiệu Fami,Vinasoy, phần còn lại thuộc về Vinamilk (thƣơng hiệu Goldsoy) và Tân Hiệp Phát (thƣơng hiệu Soya Number One). (Tri thức trẻ, 2014)
Thị phần thị trƣờng sữa của các công ty nội địa
Các công ty, tổ chức lớn là một bƣớc tiến mới trong sản xuất sữa. Vinamilk và TH True Milk là những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này. Họ áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất thức ăn, chăn nuôi, thu hoạch sản phẩm sữa đảm bảo năng suất và chất lƣợng sữa luôn ở mức cao. Nhờ áp dụng công nghệ và lợi thế quy mô, nên chất lƣợng sữa của các doanh nghiệp này thƣờng cao và giá thành cũng cao.
Theo đánh giá của Công ty nghiên cứu thị trƣờng Nielsen Vietnam, tính đến tháng 7/2013, thị phần sữa nƣớc hiện nay chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp sữa nội, trong đó, Vinamilk nắm giữ 48,7% thị phần, kế đến là FrieslandCampina Việt Nam với 25,7% và TH True Milk là 7,7% thị phần. Vinamilk hiện có 5 thƣơng hiệu sữa nƣớc. FrieslandCampina Việt Nam hiện có 4 dòng sản phẩm sữa nƣớc trong đó Dutch Lady (Sữa Cô gái Hà Lan) chiếm vị trí chủ lực.
Thị trƣờng sữa nƣớc có giá trị khoảng một tỷ USD. Nếu cách đây vài năm chỉ một vài tên tuổi nhƣ Vinamilk hay Dutch Lady chiếm lĩnh hầu hết thị trƣờng thì nay hàng chục thƣơng hiệu từ Vinamilk, Dutch Lady, TH True Milk, Mộc Châu, Ba Vì, Dalatmilk, Lothamilk, Vixumilk, Nutifood, Hanoi milk gia nhập với mức giá chênh lệch không nhiều. (Minh Phƣơng, 2014)
Hình 4.1: Thị phần sữa nƣớc của các công ty nội địa Việt Nam
Nguồn: Minh Phương, 2014 Thị trường sữa bột:
Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thƣơng, ở Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng sữa những năm gần đây tăng nhanh, khoảng 20%/năm; năm 1990 đạt 0,47kg/ngƣời/năm. Trong vòng 20 năm sau, con số này tăng hơn 30 lần, đạt 14,4kg/ngƣời/năm vào năm 2010, và năm 2014 hiện khoảng 16 kg. Đến năm 2020, con số tiêu thụ sữa dự kiến sẽ đạt 27 - 28kg/ngƣời/năm.
Riêng về sữa bột, năm 2012, sản lƣợng tiêu thụ trong nƣớc khoảng 65.000 tấn, trong đó chỉ có 20.000 tấn (30%) đƣợc sản xuất trong nƣớc, còn lại 45.000 tấn (70%) là phải nhập khẩu. Hiện trên thị trƣờng Việt Nam có gần 30 công ty sữa với khoảng 80 thƣơng hiệu sữa khác nhau, trong đó chủ yếu là hãng sữa ngoại. Về chủng loại sữa bột, sữa ngoại chiếm khoảng 75% thị phần. Trong đó đứng đầu là Abbott, Mead Johnson, Dutch Lady (Freisland Campina), Dumex, Nestlé…
Hình 4.2: Thị phần sữa bột năm 2013
Nguồn: Dân Việt, 2014
Hiện các doanh nghiệp nội đang ra sức tăng thị phần trong bối cảnh nguồn nguyên liệu sản xuất vẫn phụ thuộc lớn từ bên ngoài. Trong đó thì công ty Vinamilk là một trong những doanh nghiệp mạnh chiếm tới 24,6% thị phần sữa bột trong năm 2013 mà mới chỉ đáp ứng đƣợc 30% nguồn nguyên liệu sản xuất trong nƣớc, 70% nguồn nguyên liệu còn lại phải nhập khẩu sữa bột từ New Zealand, Mỹ và các nƣớc EU. Nhƣ vậy thách thức đặt ra với các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam là rất lớn đòi hỏi phải có nguồn tài chính để đổi mới công nghệ sản xuất nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mở rộng trang trại chăn nuôi bò để đáp ứng nhu cầu sản xuất hạn chế nhập khẩu từ bên ngoài giúp chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài ra cũng cần đòi hỏi trình độ quản lý tốt của ban lãnh đạo doanh nghiệp…
4.1.2. Vị thế Công ty Hanoimilk
Đƣợc thành lập năm 2001 và chính thức đi vào hoạt động năm 2003. Công ty cổ phần sƣ̃a Hà Nô ̣i (Hanoimilk) đã lớn ma ̣nh và dần trở thành doanh nghiê ̣p hàng đầu của ngành công nghiê ̣p chế biến sƣ̃a , dần chiếm lĩnh đƣợc thi ̣ trƣờ ng và chiếm đƣơ ̣c lòng tin của ngƣời tiêu dùng với nhƣ̃ng sản phẩm sƣ̃a mang nhãn hiê ̣u IZZI , Yotuti, Sƣ̃a tƣơi Hanoimilk 100%. Nhãn hiệu sữa IZZI là mô ̣t nhãn hiê ̣u quen thuộc ở thị trƣờng miền Bắc nhờ vào chiến lƣợc quảng bá đầy s áng tạo. Trong lĩnh vực
thƣơng hiệu . IZZI sử dụng giải pháp Brand Mascot trƣớc cả Vinamilk . Thờ i kỳ 2001 - 2008, Hanoimilk luôn đƣ́ ng trong top 3 các công ty sữa của Việt Nam.
Con Bò sữa IZZI lẽ ra sẽ là bƣớc đột phá trong thị trƣờng có mức tăng trƣởng chung 15% mỗi năm. Tuy nhiên, cuối năm 2008, “cơn bão” melamine tràn vào Viê ̣t Nam, Hanoimilk bị công bố thông tin sai lê ̣ch về viê ̣c các sản phẩm sƣ̃a của công ty nhiễm Melamine, làm ngƣời tiêu dùng không dám sử dụng các sản phẩm c ủa công ty khiến doanh thu su ̣t giảm , sản phẩm bị thu hồi hàng loạt . Mă ̣c dù sau đó Bô ̣ Y tế đã đƣa ra các thông tin “minh oan” cho công ty nhƣng Hanoimilk đã mất mô ̣t phần lớn thi ̣ phần và lòng tin của ngƣời tiêu dùng.
Trên thị trƣờng Việt Nam có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh về cung cấp sản phẩm sữa. Công ty hanoimilk là một trong những doanh nghiệp chiếm một phần rất nhỏ trên thị trƣờng, theo hình 4.1 ở trên thì 17,9% thị phần sữa nƣớc thuộc về Dutch Lady, Mộc Châu, Ba Vì, Dalatmilk, Lothamilk, Vixumilk, Nutifood, Hanoi milk. Theo hình 4.2 thì chỉ còn 15,2% thị phần sữa bột còn lại dành cho các công ty sữa nội (trừ Vinamilk) và ngoại (trừ Abbott, MeadJohnson, Friesland Campina) khác. Nhƣ vậy có thể thấy để Công ty Hanoimilk chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng thì cần phải có sự nỗ lực và cố gắng của đội ngũ quản lý và tập thể cán bộ công nhân viên của công ty.
Hiện nay, Công ty Hanoimilk có nhà máy chế biến sữa đặt tại tỉnh Vĩnh Phúc có công suất trên 40 triệu lít sữa/năm. Sản phẩm của Công ty đƣợc bán rộng rãi trên 64 tỉnh thành, tuy nhiên thị trƣờng tiêu thụ chính vẫn là thị trƣờng miền Bắc và miền Trung. Trên thị trƣờng toàn quốc, Công ty chiếm thị phần khoảng 25 - 28% thị trƣờng sữa tiệt trùng dành cho trẻ em và khoảng 8 - 9% thị trƣờng sữa tiệt trùng nói chung.
4.2. Phƣơng hƣớng phát triển
Trong năm vừa qua, Hanoimilk đã bắt đầu đứng dậy sau khó khăn, bƣớc những bƣớc vững chắc trên thƣơng trƣờng và không ngừng phấn đấu để lấy lại lòng tin của ngƣời tiêu dùng. Các kết quả phải kể đến nhƣ:
Về cơ cấu cổ đông: Hoàn thành việc phát hành 2,5 triệu cổ phiếu mới và lựa chọn hai cổ đông chiến lƣợc, gắn bó quyền lợi và trách nhiệm với sự phát triển của Hanoimilk.
Về chiến lƣợc: Công ty phấn đấu trở thành Công ty Sữa số 1 tại Việt Nam về sữa dành cho trẻ em.
Về tài chính - kế toán: Công ty đã tổ chức lại phòng tài chính - kế toán và sử dụng dịch vụ kiểm toán của Công ty Earn & Young, mọi số liệu kế toán đƣợc cập nhật, chính xác, báo cáo minh bạch, trung thực.
Hình 4.3: Định hƣớng phát triển của Công ty Hanoimilk
Nguồn: Công ty Hanoimilk, 2010
Phƣơng hƣớng hoạt động trong năm 2015:
Tiếp tục duy trì và thực hiện chính sách chất lƣợng sản phẩm trong quá trình tổ chức sản xuất đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu kinh doanh bán hàng năm 2015.
Ƣu tiên dành ngân sách cao nhất cho đầu tƣ Marketing để hỗ trợ bán hàng và duy trì, phát triển các thƣơng hiệu IZZI, Dinoimilk và sữa chua ăn IZZI.
Đầu tƣ thêm các dây truyền thiết bi rót sữa chua ăn, máy rót hộp Brik 100 ml, 180 ml, 0,5 lít và 1 lít để sản xuất cung ứng các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng.
Triển khai thực hiện đầu tƣ Dự án chăn nuôi bò sữa tự nhiên tại Mê Linh, Hà Nội để có nguồn sữa chất lƣợng cao cấp sữa tƣơi tự nhiên mang thƣơng hiệu Naturalmilk.
Tiếp tục chấn chỉnh và mở rộng hệ thống bán hàng, rà soát tổ chức bộ máy nhân sự gọn nhẹ, tiết kiệm giảm chi phí nâng cao năng suất lao động để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và từng bƣớc nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần sữa Hà Nội
4.3.1. Giải pháp thứ nhất: Quản lý tốt các khoản phải thu
* Cơ sở của giải pháp:
Qua phân tích bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần sữa Hà Nội, tác giả thấy rằng: Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của công ty, cụ thể năm 2012 khoản mục này, chiếm 31,48% tổng tài sản, năm 2013 các khoản phải thu chiếm 36,9% tổng tài sản, năm 2014 khoản mục này chiếm 25,3% tổng tài sản. Điều đó cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn, ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, cần phải có biện pháp giải quyết.
Trong các khoản phải thu thì phải thu của khách hàng là nhiều nhất năm 2014 là 62,357 tỷ đồng, ngoài ra cũng cần phải quan tâm đến khoản thu hồi tiền từ việc góp vốn với hai công ty là Công ty TNHH Đức Tấn – Sài Gòn và Công ty cổ phần thiết bị và ô tô Việt Nam.
* Mục tiêu của giải pháp:
- Quản lý tốt các khoản phải thu nhằm thu hồi lƣợng vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng, tăng thêm vốn cho sản xuất, kinh doanh nhằm giảm chi phí do doanh nghiệp thiếu vốn phải đi vay ngân hàng.
- Lƣợng vốn mà doanh nghiệp thu hồi đƣợc sẽ đƣợc đầu tƣ vào kinh doanh làm tăng hiệu quả kinh doanh cho toàn doanh nghiệp.
* Nội dung của giải pháp:
Để quản lý tốt các khoản phải thu thì doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Công ty có thể giao trách nhiệm quản lý các khoản nợ cho một nhân viên cụ thể ví dụ nhƣ nhân viên kinh doanh vì họ tiếp xúc nhiều với khách hàng nên biết rõ đƣợc đặc điểm của từng khách hàng tạo điều kiện lập bảng theo dõi chặt chẽ và lên kế hoạch các khoản nợ đã tới hạn giúp cho việc quản lý các khoản nợ của doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn.
+ Tiến hành lập sổ theo dõi các khoản nợ đến hạn, tới hạn, quá hạn, các khoản phải thu khó đòi để có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Với khách hàng mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp có thể cho phép họ dùng tài sản thế chấp hoặc mua hàng hoá của họ bằng khoản nợ để bù đắp thiệt hại do không thu hồi đƣợc các khoản nợ.
Đối với hai công ty là Công ty TNHH Đức Tấn – Sài Gòn và Công ty cổ phần thiết bị và ô tô Việt Nam nếu không trả nợ thì phải tiến hành khởi kiện để thu hồi vốn.
+ Trong hợp đồng kinh tế nên xây dựng các điều khoản chặt chẽ có ràng buộc để có thể nhanh chóng thu hồi đƣợc tiền bán hàng.
+ Các khoản nợ mới phát sinh thì áp dụng các biện pháp mềm mỏng nhƣ gửi thƣ yêu cầu thanh toán. Nếu khách hàng không chịu thanh toán thì doanh nghiệp cần cử nhân viên đến trực tiếp đòi nợ.
+ Việc thu hồi nợ phải đƣợc tiến hành đều đặn, thƣờng xuyên không nên dồn vào cuối năm làm vốn bị chiếm dụng lâu, gây thiếu vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong năm.
+ Cần phân tích nguyên nhân nợ khó đòi để hạn chế bớt rủi ro trong kỳ kinh doanh tiếp theo.
Thực hiện tốt các đề xuất trên doanh nghiệp có thể sẽ nhanh chóng thu hồi đƣợc các khoản nợ, tăng khả năng thanh toán, tăng vòng quay của vốn dẫn đến khả năng sinh lời của vốn tăng.
4.3.2. Giải pháp thứ hai: Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản ngắn hạn
* Cơ sở của giải pháp:
- Tài sản ngắn hạn bao gồm các loại tài sản nhƣ tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu, tạm ứng, công cụ dụng cụ... Việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả và tiết kiệm vốn trong kinh doanh.
- Giá trị tài sản ngắn hạn của công ty trong giai đoạn 2012 – 2014 chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản từ 51,55% đến 67,14%. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty chƣa đƣợc tốt thể hiện sức sinh lời của tài sản ngắn hạn rất thấp năm 2012 là 0,01 (lần), năm 2013 là 0,025 (lần), năm 2014 là 0,001 (lần).
* Mục tiêu của giải pháp:
Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản ngắn hạn hƣớng tới mục tiêu là tăng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn và tỷ suất sinh lời tài sản ngắn hạn.
* Nội dung của giải pháp:
Để sử dụng tài sản ngắn hạn có hiệu quả, doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ và nâng cao trình độ sử dụng vốn lƣu động. Doanh nghiệp có thể tiến hành các biện pháp sau:
- Tổ chức công tác hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời để quản lý chặt chẽ quản lý TSNH trong từng khâu và ở mọi lúc, mọi nơi. Làm đƣợc điều này doanh nghiệp rút ngắn đƣợc thời gian chu chuyển TSNH do đó có thể thu hồi đƣợc vốn nhanh hơn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH.