Phân tích khả năng hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình tài chính của công ty cổ phần sữa hà nội (Trang 46 - 50)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Phân tích khả năng hoạt động

Để tiến hành phân tích khả năng hoạt động của doanh nghiêp, các nhà phân tích thƣờng sử dụng các chỉ tiêu sau:

 Hiêu suất sử dụng tài sản

 Hiêu suất sử dung tài sản dài hạn

 Hiệu suất sử dung tài sản ngắn hạn

 Vòng quay hàng tồn kho

 Vòng quay các khoản phải thu

 Kỳ thu tiền bình quân

Hiệu suất sử dụng tài sản

Hiệu suất sử dụng tài sản =

Doanh thu thuần

(2.3.3.1) Tổng tài sản bình quân

Hiệu suất sử dụng tài sản là chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả sử dụng vốn, trong đó phản ánh một đồng tài sản đƣợc doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

Chỉ tiêu này làm rõ khả năng tận dụng vốn triệt để vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc cải thiện chỉ số này sẽ làm tăng lợi nhuận đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng.

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn của doanh nghiệp thƣờng chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, và tài sản dài hạn là bộ phận quan trọng để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn với mục đích để đầu tƣ tài sản dài hạn hợp lý là công việc rất quan trọng.

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn =

DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ

(2.3.3.2) Giá trị tài sản dài hạn bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, các tài sản dài hạn quay đƣợc bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao sẽ góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mặt khác, chỉ tiêu này thể hiện sức sản xuất của tài sản, là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, chúng ta cùng đi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định có tác dụng đánh giá chất lƣợng công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =

DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ

(2.3.3.3) Giá trị tài sản dài hạn bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ đầu tƣ vào một đồng giá trị tài sản cố định thì thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

- Suất hao phí của tài sản cố định so với doanh thu thuần:

Suất hao phí của tài sản cố định so với doanh thu thuần =

Giá trị TSCĐ bình quân

(2.3.3.4) Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ doanh nghiệp muốn có một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng giá trị tài sản cố định.

- Sức sinh lợi của tài sản cố định:

Sức sinh lợi của tài sản cố định =

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

(2.3.3.5) Giá trị TSCĐ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng giá trị TSCĐ bình quân sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng

cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp là tốt, đó là sự hấp dẫn các nhà đầu tƣ.

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn =

DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ

(2.3.3.6) Giá trị tài sản ngắn hạn bình quân

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cho biết trong kỳ tài sản ngắn hạn quay đƣợc bao nhiêu vòng.

Nếu số vòng quay này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao. Chỉ số này đƣợc tính toán thông qua mối quan hệ giữa doanh thu và tài sản ngắn hạn bình quân.

Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng công tác sử dụng tài sản ngắn hạn trong giai đoạn và trong cả chu trình sản xuất kinh doanh, tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn nhanh hay chậm nói lên tình hình công tác cung ứng, sản xuất, tiêu thụ của công ty hợp lý hay không, các khoản vật tƣ đƣợc dùng tốt hay không.

Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn sử dụng các chỉ tiêu sau: - Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn:

Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn =

Lợi nhuận sau thuế

(2.3.3.7) Giá trị tài sản ngắn hạn bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản ngắn hạn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

- Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận sau thuế Suất hao phí của

TSNH so với LNST =

Giá trị tài sản ngắn hạn bình quân

(2.3.3.8) Lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn trong kỳ.

- Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với doanh thu: Suất hao phí của TSNH

so với doanh thu =

Giá trị tài sản ngắn hạn bình quân

(2.3.3.9) Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán (Vòng) (2.3.3.10) Hàng tồn kho bình quân

Hàng tồn kho bình quân trong kỳ có thể tính bằng cách lấy số dƣ đầu kỳ cộng số dƣ cuối kỳ và chia đôi.

Hệ số này thể hiện số vòng mà hàng tồn kho bình quân đƣợc bán trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh.

Nếu số vòng quay hàng tồn kho cao so với doanh nghiệp trong ngànhchỉ ra rằng: việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn đƣợc chu kỳ kinh doanh và giảm đƣợc lƣợng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, thƣờng gợi lên doanh nghiệp có thể dự trữ vật tƣ quá mức dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm. Từ đó, có thể dẫn đến dòng tiền vào của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính trong tƣơng lai.

Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu thuần

(2.3.3.11) Các khoản phải thu bình quân

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu thuần với các khoản phải thu của khách hàng. Hệ số này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.

Vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh là tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tƣ nhiều vào các khoản phải thu (không phải cấp tín dụng cho khách hàng)

Kỳ thu tiền bình quân =

360 ngày

(Ngày) (2.3.3.12) Vòng quay các khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân phản ánh khả năng thu hồi vốn trong thanh toán bình quân các khoản phải thu mất bao nhiêu ngày để chuyển đổi thành tiền.

Nếu chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp đã bị chiếm dụng vốn, gây ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, khả năng thu hồi vốn trong thanh toán chậm. Do đó, doanh nghiệp phải có biện pháp để thu hồi nợ. Tuy nhiên, trong tình hình thanh cạnh tranh gay gắt thì có thể đây là chính sách của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho những mục tiêu chiến lƣợc nhƣ chính sách mở rộng, thâm nhập thị trƣờng.

Nếu chỉ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp đã có chính sách và quản lý khách hàng chặt chẽ. (Bạch Đức Hiển, 2008, tr.368)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình tài chính của công ty cổ phần sữa hà nội (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)