5. Kết cấu của luận văn
4.3.1. Giải pháp thứ nhất: Quản lý tốt các khoản phải thu
* Cơ sở của giải pháp:
Qua phân tích bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần sữa Hà Nội, tác giả thấy rằng: Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của công ty, cụ thể năm 2012 khoản mục này, chiếm 31,48% tổng tài sản, năm 2013 các khoản phải thu chiếm 36,9% tổng tài sản, năm 2014 khoản mục này chiếm 25,3% tổng tài sản. Điều đó cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn, ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, cần phải có biện pháp giải quyết.
Trong các khoản phải thu thì phải thu của khách hàng là nhiều nhất năm 2014 là 62,357 tỷ đồng, ngoài ra cũng cần phải quan tâm đến khoản thu hồi tiền từ việc góp vốn với hai công ty là Công ty TNHH Đức Tấn – Sài Gòn và Công ty cổ phần thiết bị và ô tô Việt Nam.
* Mục tiêu của giải pháp:
- Quản lý tốt các khoản phải thu nhằm thu hồi lƣợng vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng, tăng thêm vốn cho sản xuất, kinh doanh nhằm giảm chi phí do doanh nghiệp thiếu vốn phải đi vay ngân hàng.
- Lƣợng vốn mà doanh nghiệp thu hồi đƣợc sẽ đƣợc đầu tƣ vào kinh doanh làm tăng hiệu quả kinh doanh cho toàn doanh nghiệp.
* Nội dung của giải pháp:
Để quản lý tốt các khoản phải thu thì doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Công ty có thể giao trách nhiệm quản lý các khoản nợ cho một nhân viên cụ thể ví dụ nhƣ nhân viên kinh doanh vì họ tiếp xúc nhiều với khách hàng nên biết rõ đƣợc đặc điểm của từng khách hàng tạo điều kiện lập bảng theo dõi chặt chẽ và lên kế hoạch các khoản nợ đã tới hạn giúp cho việc quản lý các khoản nợ của doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn.
+ Tiến hành lập sổ theo dõi các khoản nợ đến hạn, tới hạn, quá hạn, các khoản phải thu khó đòi để có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Với khách hàng mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp có thể cho phép họ dùng tài sản thế chấp hoặc mua hàng hoá của họ bằng khoản nợ để bù đắp thiệt hại do không thu hồi đƣợc các khoản nợ.
Đối với hai công ty là Công ty TNHH Đức Tấn – Sài Gòn và Công ty cổ phần thiết bị và ô tô Việt Nam nếu không trả nợ thì phải tiến hành khởi kiện để thu hồi vốn.
+ Trong hợp đồng kinh tế nên xây dựng các điều khoản chặt chẽ có ràng buộc để có thể nhanh chóng thu hồi đƣợc tiền bán hàng.
+ Các khoản nợ mới phát sinh thì áp dụng các biện pháp mềm mỏng nhƣ gửi thƣ yêu cầu thanh toán. Nếu khách hàng không chịu thanh toán thì doanh nghiệp cần cử nhân viên đến trực tiếp đòi nợ.
+ Việc thu hồi nợ phải đƣợc tiến hành đều đặn, thƣờng xuyên không nên dồn vào cuối năm làm vốn bị chiếm dụng lâu, gây thiếu vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong năm.
+ Cần phân tích nguyên nhân nợ khó đòi để hạn chế bớt rủi ro trong kỳ kinh doanh tiếp theo.
Thực hiện tốt các đề xuất trên doanh nghiệp có thể sẽ nhanh chóng thu hồi đƣợc các khoản nợ, tăng khả năng thanh toán, tăng vòng quay của vốn dẫn đến khả năng sinh lời của vốn tăng.