5. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với Công ty Cổ phần sữa Hà Nội
Qua việc đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, tác giả thấy rằng hiện nay ở Việt Nam có không nhiều doanh nghiệp tiến hành phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp có các chứng khoán niêm yết tại các công ty chứng khoán. Để hoạt động phân tích báo cáo tài chính có hiệu quả giúp cho các nhà quản trị đƣa ra đƣợc các quyết định đúng đắn thì Công ty Hanoimilk cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu tài chính phù hợp; bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp; bên cạnh đó, Công ty cũng kiến nghị với các cơ quan Nhà nƣớc đƣa ra các chỉ tiêu trung bình của ngành để tiến hành so sánh.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Tình hình tài chính của Công ty cổ phần sữa Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014 nhƣ thế nào?
Tình hình tài chính của Công ty cổ phần sữa Hà Nội có những thuận lợi và khó khăn gì?
Các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý tài chính của Công ty cổ phần sữa Hà Nội?
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty cổ phần sữa Hà Nội?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Tác giả tiến hành nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty cổ phần sữa Hà Nội.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Đề tài sử dụng chủ yếu nguồn thông tin thứ cấp, đƣợc thu thập từ Website của Công ty cổ phần sữa Hà Nội trong 3 năm từ năm 2012 - 2014 và các thông tin đƣợc công bố trên các giáo trình trong nƣớc…
Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập
Cơ sở lý luận của đề tài
Các sách và bài giảng: Phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích tài chính doanh nghiệp
Thƣ viện trƣờng ĐH Kinh tế & Quản trị kinh doanh; Trung tâm học liệu đại học Thái Nguyên
Số liệu về tình hình tài chính của Công ty và các số liệu khác
Báo cáo kiểm toán, báo cáo thƣờng niên, báo cáo quản trị của Công ty
2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Toàn bộ số liệu thu thập đƣợc xử lý trên Exel. Những thông tin định tính thì tiến hành tổng hợp, phân loại. Những số liệu định lƣợng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số tuyệt đối, tƣơng đối, số bình quân và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.2.4. Phương pháp phân tích
2.2.4.1. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.
Trƣớc hết, chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu muốn so sánh đƣợc phải bảo đảm thống nhất về nội dung kinh tế phản ánh, về phƣơng pháp tính toán, về đơn vị đo lƣờng. Nội dung kinh tế phản ánh của chỉ tiêu thƣờng có tính ổn định và đƣợc quy định thống nhất. Tuy nhiên, nói nhƣ vậy không có nghĩa là nội dung kinh tế mà chỉ tiêu phản ánh mang tính bất biến, không thay đổi mà theo tình hình phát triển cụ thể của nền kinh tế cùng với quá trình hội nhập kinh tế cũng nhƣ nhận thức trong từng thời kỳ, nội dung kinh tế mà chỉ tiêu phản ánh có thể mở rộng hay thu hẹp. Vì thế, khi có sự thay đổi về nội dung phản ánh của chỉ tiêu trƣớc khi so sánh, cần tính lại trị số gốc của chỉ tiêu theo một nội dung mới.
Cũng nhƣ nội dung phản ánh, phƣơng pháp tính toán của chỉ tiêu cũng thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào nhận thức cũng nhƣ sự phát triển của nền kinh tế. Cùng một chỉ tiêu nhƣng có các phƣơng pháp tính toán khác nhau giữa các thời kỳ; thậm chí, trong cùng một thời kỳ nhƣng giữa các ngành khác nhau cũng áp dụng phƣơng pháp tính toán khác nhau.
Bên cạnh nội dung và phƣơng pháp tính toán, một chỉ tiêu muốn so sánh đƣợc còn đòi hỏi thống nhất về đơn vị đo lƣờng. Đơn vị đo lƣờng của chỉ tiêu thể hiện trị số cụ thể của chỉ tiêu bằng các thƣớc đo tƣơng ứng (giá trị, hiện vật, thời gian). Trƣớc khi so sánh, cần quy đổi trị số của các chỉ tiêu về cùng một đơn vị đo lƣờng nhƣ nhau. (Nguyễn Văn Công, 2009, tr.15)
Ngoài 3 yếu tố trên, muốn so sánh đƣợc phải có gốc so sánh. Gốc so sánh đƣợc xác định theo thời gian (thời kỳ, thời điểm) hoặc không gian hoặc cả thời gian
và không gian tùy thuộc vào điều kiện và mục đích phân tích cụ thể. Gắn liền với gốc so sánh là trị số của chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu ở kỳ gốc. Kỳ gốc là thuật ngữ chỉ thời kỳ hay thời điểm hoặc điểm không gian đƣợc chọn làm căn cứ để so sánh. Tƣơng tự, thời kỳ hay thời điểm hoặc điểm không gian đƣợc chọn để so sánh đƣợc gọi là kỳ so sánh (hay điểm so sánh). Kỳ so sánh hay còn đƣợc gọi là kỳ phân tích. Gắn liền với kỳ phân tích là trị số của chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu ở kỳ phân tích. (Nguyễn Văn Công, 2009, tr.16)
Nếu kỳ gốc là số liệu quá khứ, kết quả so sánh sẽ cho thấy xu hƣớng biến động của chỉ tiêu phân tích.
Nếu kỳ gốc là số liệu kế hoạch, kết quả so sánh sẽ giúp đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu phân tích so với kế hoạch đề ra.
Nếu kỳ gốc là số liệu của các doanh nghiệp cùng ngành nghề, kết quả so sánh sẽ cho thấy mức độ hiệu quả của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng ngành khác. (Nguyễn Minh Kiều (2009), tr.16)
Tùy theo mục đích yêu cầu phân tích, có thể sử dụng kỳ gốc và các chỉ tiêu so sánh cho phù hợp. Phƣơng pháp so sánh có thể sử dụng các số tuyệt đối, số tƣơng đối hoặc số bình quân.
(1) So sánh số tuyệt đối
Số tuyệt đối là con số biểu hiện quy mô, khối lƣợng, giá trị của một chỉ tiêu nào đó, đƣợc xác định trong một khoảng thời gian và địa điểm cụ thể. Số tuyệt đối có thể tính bằng thƣớc đo hiện vật, giá trị hoặc giờ công. Số tuyệt đối là cơ sở dữ liệu ban đầu trong quá trình thu thập thông tin.
Cần phân biệt số tuyệt đối thời điểm và số tuyệt đối thời kỳ. Số thời kỳ là giá trị tích lũy của một chỉ tiêu trong một khoảng thời gian. Số thời điểm là giá trị của một chỉ tiêu đƣợc xác định tại một thời điểm nhất định.
Mục đích của so sánh số tuyệt đối là để thấy đƣợc sự thay đổi hoặc sự khác biệt về quy mô của một chỉ tiêu kinh tế.
(2) So sánh số tƣơng đối
Số tƣơng đối là tỷ lệ hoặc một hệ số đƣợc xác định dựa trên cùng một chỉ tiêu kinh tế nhƣng đƣợc xác định trong khoảng thời gian hoặc không gian khác nhau,
hoặc có thể đƣợc xác định dựa trên hai chỉ tiêu kinh tế khác nhau trong cùng một thời kỳ.
Có nhiều loại số tƣơng đối, tùy theo mục đích và yêu cầu phân tích mà sử dụng cho phù hợp.
- Số tƣơng đối kế hoạch: là tỷ lệ giữa mức độ cần đạt đƣợc theo kế hoạch đề ra so với mức độ thực tế đã đạt đƣợc về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số tƣơng đối kế hoạch đƣợc sử dụng để phản ánh mức độ hay nhiệm vụ kế hoạch đặt ra mà doanh nghiệp cần thực hiện, phải phấn đấu trong kỳ.
Số tƣơng đối nhiệm vụ kế hoạch =
Số kế hoạch kỳ này
* 100 Số thực hiện kỳ trƣớc
- Số tƣơng đối hoàn thành kế hoạch: là tỷ lệ giữa mức độ thực tế đạt đƣợc so với kế hoạch đề ra trong cùng một thời kỳ về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Nó phản ánh tình hình hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế đó.
- Số tƣơng đối kết cấu: Số tƣơng đối kết cấu biểu hiện tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng thể. Chỉ tiêu này cho thấy mối quan hệ, vị trí và vai trò của từng bộ phận trong tổng thể.
Số tƣơng đối kết cấu =
Mức độ đạt đƣợc của bộ phận
* 100 Mức độ đạt đƣợc của tổng thể
- Số tƣơng đối động thái: Số tƣơng đối động thái thể hiện sự biến động của một chỉ tiêu qua một khoảng thời gian gồm nhiều thời đoạn liên tiếp nhau. Nó đƣợc xác định bằng tỉ lệ giữa mức độ đạt đƣợc của một chỉ tiêu qua hai thời đoạn khác nhau. Nếu kỳ gốc đƣợc giữ cố định ở thời đoạn đầu của kỳ phân tích, đƣợc gọi là số tƣơng đối động thái kỳ gốc cố định; nếu kỳ gốc thay đổi liên tục từ thời đoạn này sang thời đoạn khác, gọi là số tƣơng đối động thái kỳ gốc liên hoàn.
Số tƣơng đối động thái =
Số thực tế kỳ nghiên cứu
* 100 Số thực tế kỳ gốc
Số tƣơng đối động thái kỳ gốc cố định cho thấy xu hƣớng phát triển của một chỉ tiêu trong một khoảng thời gian dài, còn số tƣơng đối động thái kỳ gốc liên hoàn cho thấy tình hình biến động của một chỉ tiêu qua các thời đoạn liên tiếp nhau.
Để phản ánh đặc điểm điển hình của 1 tổ, 1 bộ phận, 1 đơn vị… ngƣời ta tính ra số bình quân bằng cách san bằng mọi chênh lệch về trị số của chỉ tiêu, bỏ qua những đặc trƣng cá biệt. Do vậy, khi so sánh số bình quân, các nhà quản lý sẽ biết đƣợc mức độ mà đơn vị đạt đƣợc so với bình quân chung của tổng thể, của ngành.
Có hai cách xác định số trung bình là số trung bình cộng và trung bình nhân: - Trung bình cộng đƣợc dùng để xác định số trung bình tuyệt đối. Nếu các quan sát rời rạc hoặc các quan sát có tần suất bằng nhau, ta sẽ sử dụng phƣơng pháp trung bình cộng đơn giản. Nếu các quan sát có tần suất xuất hiện khác nhau (trọng số khác nhau), sử dụng phƣơng pháp trung bình trọng số (bình quân gia quyền).
- Trung bình nhân đƣợc dùng để xác định số trung bình tƣơng đối. Nội dung so sánh, bao gồm:
- So sánh số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trƣớc xác định rõ xu hƣớng thay đổi tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đánh giá tốc độ tăng hay giảm của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- So sánh số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt hoạt động tài chính của doanh nghiệp. - So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến của ngành, của doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan.
Quá trình phân tích theo phƣơng pháp so sánh thực hiện bằng 3 hình thức: - So sánh theo chiều ngang: Thực chất của việc phân tích này là phân tích sự biến động về quy mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hƣởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
- So sánh theo chiều dọc: Thực chất của việc phân tích theo chiều dọc trên các báo cáo tài chính là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp.
- So sánh xác định xu hƣớng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu: Điều đó đƣợc thể hiện: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài chính đƣợc xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể đƣợc xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hƣớng phát triển
của các hiện tƣợng, kinh tế- tài chính của doanh nghiệp. (Nguyễn Minh Phƣơng 2008, tr.21)
Theo tác giả, phƣơng pháp so sánh là một trong những phƣơng pháp rất quan trọng, đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ một hoạt động phân tích nào của doanh nghiệp đặc biệt là phân tích báo cáo tài chính. Trong phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp phƣơng pháp này đƣợc sử dụng rất đa dạng và linh hoạt trong bất kỳ nội dung phân tích nào. Các chỉ tiêu đƣợc tính toán sẽ giúp cho nhà phân tích xem xét bức tranh tổng thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp và giúp cho những ngƣời quan tâm đƣa ra những quyết định chính xác.
2.2.4.2. Phương pháp chi tiết
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Công trong Giáo trình Phân tích kinh doanh, đã chỉ ra: Mọi quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh đều có thể và cần thiết chi tiết theo nhiều hƣớng khác nhau nhằm đánh giá chính xác kết quả đạt đƣợc. Bởi vậy, khi phân tích, có thể chi tiết chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu theo các hƣớng khác nhau nhƣ: theo bộ phận cấu thành, theo thời gian và theo địa điểm phát sinh. Sau đó, mới tiến hành xem xét, so sánh mức độ đạt đƣợc của từng bộ phận và mức độ ảnh hƣởng của từng bộ phận đến tổng thể cũng nhƣ xem xét tiến độ thực hiện và kết quả đạt đƣợc. Việc xem xét chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu theo bộ phận cấu thành giúp các nhà quản lý đánh giá đƣợc chính xác vai trò và vị trí của từng bộ phận trong việc hình thành kết quả, hiệu quả kinh doanh chung.
Theo tác giả, vận dụng phƣơng pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích trong báo cáo tài chính sẽ phát huy tác dụng trong việc phân tích hiệu quả kinh doanh. Bởi vì, hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Phân tích hiệu quả kinh doanh cần phải kết hợp nhiều chỉ tiêu hiệu quả ở các bộ phận, các mặt của quá trình kinh doanh. Phân tích từ chỉ tiêu tổng hợp đến chỉ tiêu chi tiết, từ đó khái quát hóa để đƣa ra các thông tin hữu ích là cơ sở đƣa ra các quyết định phục vụ quá trình kinh doanh.
2.2.4.3. Phương pháp đồ thị
Phƣơng pháp này dùng để minh hoạ các kết quả tài chính thu đƣợc trong quá trình phân tích bằng các biểu đồ, sơ đồ… Phƣơng pháp đồ thị giúp ngƣời phân tích thể hiện đƣợc rõ ràng, trực quan về diễn biến của các đối tƣợng nghiên cứu và
nhanh chóng có phân tích định hƣớng các chỉ tiêu tài chính để tìm ra nguyên nhân sự biến đổi các chỉ tiêu, từ đó kịp thời đƣa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
2.2.4.4. Phương pháp dự báo
Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tƣơng lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập đƣợc. Khi tiến hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hƣớng vận động của các hiện tƣợng trong tƣơng lai nhờ vào một số mô hình toán học (định lƣợng). Tuy nhiên dự báo cũng có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tƣơng lai (định tính) và để dự báo định tính đƣợc chính xác hơn, ngƣời ta cố loại trừ những tính chủ quan của ngƣời dự báo.
Phƣơng pháp dự báo định tính
Phƣơng pháp này dựa trên cơ sở nhận xét của những yếu tố liên quan, dựa trên những ý kiến về các khả năng có liên hệ của những yếu tố liên quan này trong tƣơng lai. Phƣơng pháp định tính có liên quan đến mức độ phức tạp khác nhau, từ việc khảo sát ý kiến đƣợc tiến hành một cách khoa học để nhận biết các sự kiện tƣơng lai hay từ ý kiến phản hồi của một nhóm đối tƣợng hƣởng lợi (chịu tác động) nào đó.
Phƣơng pháp dự báo định lƣợng
Mô hình dự báo định lƣợng dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có liên quan đến tƣơng lai và có thể tìm thấy đƣợc. Tất cả các mô hình dự báo theo định lƣợng có thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này đƣợc quan