5. Kết cấu của luận văn
3.4. Đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Công ty Cổ phần sữa Hà Nội
3.4.1. Kết quả đạt được
- Lợi nhuận gộp của công ty trong 3 năm 2012 – 2014 có xu hƣớng tăng đáng kể: năm 2012 là 34,739 tỷ đồng, năm 2013 là 65,198 tỷ đồng, năm 2014 là 69,272 tỷ đồng.
- Tổng tài sản của công ty trong 3 năm 2012 – 2014 có xu hƣớng tăng đáng kể: năm 2012 là 213,883 tỷ đồng, năm 2013 là 227,732 tỷ đồng, năm 2014 là 339,685 tỷ đồng.
Trong đó: Tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng lớn từ 22,79% năm 2012 lên 48,45% năm 2014, trong đó Công ty đã đầu tƣ 12,138 tỷ đồng để mua mới máy móc, thiết bị. Điều đó chứng tỏ công ty chú trọng đầu tƣ vào dây truyền sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng tốt cạnh tranh với các đối thủ trên thị trƣờng. Ngoài ra, Công ty cũng tiến hành đầu tƣ thực hiện các dự án phát triển vùng nguyên liệu với những khoản đầu tƣ rất lớn nhƣng giúp cho Công ty chủ động hơn về nguồn nguyên liệu.
- Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn: năm 2012 là 64,89%, năm 2013 là 58,84%, năm 2014 là 62,49%. Điều đó chứng tỏ sự tự chủ về mặt tài chính của công ty, không phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài, giúp chủ động về việc sử dụng nguồn vốn, ngoài ra còn giảm chi phí về việc sử dụng vốn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn cho công ty.
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.4.2.1. Hạn chế
- Doanh thu bán hàng của Công ty năm 2014 đã giảm so với năm 2012 và 2013 nguyên nhân là do doanh số bán hàng hộp Wed đã giảm mạnh do những nhƣợc điểm của dòng sản phẩm này nhƣ bị trào sữa khi cắm ống hút và khó trƣng bày trên kệ bán hàng và đã phải ngừng 7 dây chuyền máy rót hộp Web từ đầu năm 2015, mặc dù Công ty đã lắp đặt và đƣa vào sử dụng dây truyền máy rót hộp Brik 110ml từ tháng 11 năm 2014 nhƣng vẫn không bù đắp đƣợc sự thiếu hụt doanh số. Bên cạnh đó, trong năm 2014 hệ thống bán hàng của Hanoimilk có nhiều xáo trộn do nhân viên bán hàng không hoàn thành chỉ tiêu, bị đối thủ cạnh tranh lôi kéo… Do đó đã ảnh hƣởng đến doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận sau thuế của công ty trong 3 năm 2012 – 2014: năm 2012 là 1,216 tỷ đồng, năm 2013 tăng lên là 3,034 tỷ đồng, năm 2014 giảm sút là 0,154 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế năm 2014 giảm sút là do Công ty phải nộp bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp từ các năm trƣớc từ hoạt động chuyển nhƣợng bất động sản lô đất tại Bình Dƣơng cho Công ty Cổ phần và đầu tƣ phát triển Thiên Nam với mục đích thu hồi vốn để tái đầu tƣ.
- Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng lớn: năm 2012 chiếm 31,48% tổng tài sản, năm 2013 chiếm 36,9% tổng tài sản, năm 2014 chiếm 25,3% tổng tài sản. Điều đó chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn nhiều cần có biện pháp để xử lý.
- Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty còn thấp năm 2012 là 1,79 lần, năm 2013 hệ số này 1,93 lần; năm 2014 hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn là 1,28 lần. Điều đó chứng tỏ tài sản ngắn hạn chƣa đƣợc phát huy hết tác dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty còn thấp năm 2012 là 1,634 lần. năm 2013 hệ số này 1,734 lần; năm 2014 hiệu suất sử dụng TSCĐ là 1,395 lần. Điều đó chứng tỏ tài sản cố định chƣa đƣợc phát huy hết tác dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của công ty không cao nên công ty cần xem xét lại hiệu quả kinh doanh, giúp công ty phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đặc
biệt là trên thị trƣờng hiện nay có quá nhiều đối thủ cạnh tranh kinh doanh về sản phẩm sữa.
3.4.2.2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan
Nền kinh tế Việt Nam mặc dù có sự phục hồi nhƣng chƣa đáng kể, công ăn việc làm và thu nhập của ngƣời lao động eo hẹp, sức mua thị của thị trƣờng giảm sút. Vì vậy, trong bối cảnh đó Công ty Hanoimilk cũng nhƣ các doanh nghiệp thuộc ngành sữa gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Trên thị trƣờng có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành sữa, những thƣơng hiệu lớn đang có nhiều lợi thế nhƣ Vinamilk và Dutch Lady chiếm tới khoảng 60% thị phần. Ngoài ra, sự ra đời của thƣơng hiệu sữa tƣơi TH-True Milk với ngân sách đầu tƣ và chi phí Marketing khổng lồ cũng làm thay đổi phân bổ thị phần ngành sữa và chèn ép khá mạnh đối với các thƣơng hiệu nhỏ. Đó là còn chƣa kể đến sự xuất hiện của các công ty sữa ngoại có uy tín nhƣ Mead Johnson... Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này vô cùng khốc liệt, đặc biệt là những doanh nghiệp nhƣ Công ty Hanoimilk gặp rất nhiều khó khăn để đƣợc ngƣời tiêu dùng tin tƣởng sử dụng sản phẩm.
Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, giá thu gom sữa tƣơi của nông dân đã lên tới trên 14.000đ/lít. Giá sữa nhập khẩu tăng và duy trì ở mức cao gần 5.000 USD/tấn vào 6 tháng cuối năm (tăng gấp 2,5 lần trong 5 năm). Điều đó tác động trực tiếp đến giá thành của sản phẩm nên công ty cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để đối phó với tình trạng biến động bột sữa nguyên liệu nguyên liệu nhập khẩu thì công ty đã ký hợp đồng mua sữa bột đến hết năm 2015, nguồn sữa từ Fonterra (Newzeland) điều đó góp phần giảm bớt khó khăn cho công ty.
b. Nguyên nhân chủ quan
Những năm vừa qua là những năm khó khăn với Công ty Hanoimilk khi trên thị trƣờng có nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nƣớc, trong khi đó công ty đầu tƣ dàn trải nhiều lĩnh vực, đặc biệt là việc sai lầm của công ty trong việc đầu tƣ vào dây truyền sản xuất sữa UHT với 7 máy máy rót hộp Wed 110ml, với những nhƣợc điểm là dễ bị trào sữa khi cắm ống hút và khó trƣng bày trên kệ bán hàng nên ngƣời tiêu dùng có xu hƣớng chuyển dịch sang sử dụng sản phẩm hộp Brik, vì thế nhà máy chế biến sữa Hanoimilk ở trong tình trạng bị thiếu công suất để sản xuất
sản phẩm hộp Brik nhƣng lại thừa công suất để sản xuất sản phẩm hộp Web. Điều đó đã để lại hậu quả làm cho việc sản xuất không hiệu quả, gây khó khăn lớn cho Marketing và bán hàng. Điều đó đã ảnh hƣởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty làm cho lợi nhuận không cao.
Công ty Hanoimilk chƣa đầu tƣ đƣợc trang trại và phát triển đƣợc vùng nguyên liệu và cũng không thu gom đƣợc nhiều sữa tƣơi, điều đó làm cho công ty Hanoimilk bị hạn chế sản xuất sữa tƣơi tiệt trùng 100% và khó chủ động đƣợc nguồn nguyên vật liệu đầu vào, phát sinh thêm nhiều chi phí, làm giảm doanh thu của công ty. Vì vậy, với chiến lƣợc phát triển của Công ty trong những năm tiếp theo là thực hiện dự án đầu tƣ phát triển vùng nguyên liệu, đặc biệt là dự án trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên của Hanoimilk tại huyện Mê Linh, Hà Nội trong thời gian thực hiện 2014 - 2017 với tổng vốn đầu tƣ gần 200 tỷ đồng và dự kiến đến năm 2016 việc trồng cỏ, xây dựng trang trại và nuôi bò sẽ đƣợc thực hiện.
Máy móc, thiết bị của Công ty đã cũ, hầu hết đƣợc đầu tƣ từ năm 2002 nên hiệu quả sử dụng tài sản không cao làm ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty Hanoimilk cũng không có nhiều ngân sách để đầu tƣ cho Marketing, cụ thể năm 2012 là 18 tỷ đồng, năm 2013 là 22 tỷ đồng, năm 2015 là 25 tỷ đồng nên các chƣơng trình quảng cáo và khuyến mại của Công ty chỉ giúp củng cố lòng tin của các nhà phân phối, các cửa hàng và ngƣời tiêu dùng trung thành, chƣa thể lôi kéo đƣợc khách hàng của các thƣơng hiệu lớn đƣợc đầu tƣ ngân sách Marketing hàng trăm tỷ đồng nhƣ Vinamilk, Dutch Lady nên việc bán hàng gặp nhiều khó khăn từ đó tác động tới doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Công ty Hanoimilk chƣa xử lý đƣợc dứt điểm một số dự án tồn đọng do Hội đồng quản trị cũ để lại từ năm 2008: Công ty cổ phần bao bì Đức Tấn – Sài Gòn số tiền góp vốn còn lại, cần thu nợ là một tỷ đồng; Công ty cổ phần ô tô Việt Nam vẫn còn nợ 4,6 tỷ đồng và chƣa chịu thống nhất về số tiền lãi chậm trả và kéo dài thời gian trả nợ; Công ty Hà Ninh còn nợ 0,835 tỷ đồng. Do đó, công ty đã phải tiến hành trích lập dự phòng và cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn.
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
4.1. Tổng quan về ngành sữa của Việt Nam và vị thế của Hanoimilk
4.1.1. Tổng quan về ngành sữa của Việt Nam
Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia có nhu cầu về sữa thuộc nhóm hàng đầu thế giới, với các tiền đề tốt nhƣ kinh tế tăng trƣởng ổn định. GDP đầu ngƣời hàng năm tăng từ 6 - 8%, dân số tăng bình quân 1%.
Hơn mô ̣t thập kỷ trở lại đây , tiêu dùng sữa tại Việt Nam đã tăng trung bình 17 %/năm. Đây là mức tăng đáng kể trong sự suy thoái của nhiều ngành sản xuất sữa khác. Mặc dù có tốc độ tăng cao, nhƣng mức tiêu thụ sữa bình quân tại Việt Nam vẫn ở mức thấp trong khu vực (dƣới 30 kg/ngƣời/năm) - một cơ hội tốt cho những ngƣời muốn tham gia sản xuất sữa trong tƣơng lai.
Hiện nay, Việt Nam có hai nguồn cung cấp sữa chính: các công ty trong nƣớc tự sản xuất và nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Đa số các sản phẩm sữa tiêu dùng hiện nay (khoảng 80%) tại Việt Nam là đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài, sản xuất trong nƣớc chỉ đáp ứng đƣợc 20% nhu cầu của ngƣời tiêu dùng và 95% các trang trại sữa của ngƣời dân ở mức hộ gia đình (từ 8 - 10 con bò/hộ).
Thị trƣờng sữa hiện nay bao gồm các sản phẩm sau:
Sữa bột: Giá trị mặt hàng này chiếm 45% thị trƣờng sữa Việt Nam, với tốc độ tăng trƣởng bình quân 10,1% giai đoạn 2010 - 2013. Tuy nhiên doanh nghiệp nƣớc ngoài nhƣ Abbott, Friesland Campina Vietnam và Mead Johnson chiếm phần lớn thị phần sữa bột do ngƣời tiêu dùng Việt Nam vẫn sẵn sàng trả giá cao cho thƣơng hiệu ngoại. Doanh nghiệp nội nhƣ Vinamilk chiếm khoảng 25% thị phần.
Sữa nƣớc: Mặt hàng sữa nƣớc chiếm 29% giá trị toàn ngành với sự cạnh tranh chủ yếu của 2 doanh nghiệp lớn là Vinamilk và Friesland Campina Vietnam (FCV). Hiện nay Vinamilk chiếm 49% thị phần sữa nƣớc, tiếp theo là FCV chiếm 26%. Ngoài 2 doanh nghiệp kỳ cựu trên, cuộc đua ngành hàng sữa nƣớc còn có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp khác nhƣ TH Milk, Nutifood, IDP, Hanoimilk.…
Sữa chua: Đây là mặt hàng có tiềm năng tăng trƣởng trong thời gian tới khi tốc độ tăng đạt 34,3%, đạt 7,7 nghìn tỷ đồng năm 2013. Đồng thời về cơ cấu, sữa chua chiếm 20% so với sữa uống là 80%, thấp hơn nhiều so với các nƣớc khác trên thế giới. Vinamilk là doanh nghiệp dẫn đầu về mặt hàng sữa chua, chiếm 73% thị phần, ngoài ra có sự tham gia cạnh tranh của Sữa Ba Vì, TH Milk và các thƣơng hiệu sữa chua nƣớc ngoài khác.
Sữa đặc: Với sự gia tăng của sữa nƣớc và sữa bột, sữa đặc dần tới ngƣỡng bão hòa với tốc độ tăng trƣởng thấp chỉ đạt 2,5% năm 2010 và 3% năm 2013. Vinamilk (chiếm 80%) và FCV tiếp tục là hai doanh nghiệp chi phối ngành hàng này với những nhãn hiệu nổi tiếng nhƣ Sữa Ông Thọ, Ngôi sao Phƣơng Nam, Cô gái Hà Lan và Completa.
Sữa đậu nành: Việt Nam là nƣớc tiêu thụ sữa đậu nành nhiều nhất thế giới với mức 500 triệu lít năm 2012. Trong năm 2013, tiêu thụ tiếp tục tăng 17%, cao hơn cả sữa nƣớc và sữa bột. Tuy nhiên có ít công ty gia nhập vào thị trƣờng này, trong đó Đƣờng Quảng Ngãi chiếm 81,5% thị phần với hai thƣơng hiệu Fami,Vinasoy, phần còn lại thuộc về Vinamilk (thƣơng hiệu Goldsoy) và Tân Hiệp Phát (thƣơng hiệu Soya Number One). (Tri thức trẻ, 2014)
Thị phần thị trƣờng sữa của các công ty nội địa
Các công ty, tổ chức lớn là một bƣớc tiến mới trong sản xuất sữa. Vinamilk và TH True Milk là những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này. Họ áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất thức ăn, chăn nuôi, thu hoạch sản phẩm sữa đảm bảo năng suất và chất lƣợng sữa luôn ở mức cao. Nhờ áp dụng công nghệ và lợi thế quy mô, nên chất lƣợng sữa của các doanh nghiệp này thƣờng cao và giá thành cũng cao.
Theo đánh giá của Công ty nghiên cứu thị trƣờng Nielsen Vietnam, tính đến tháng 7/2013, thị phần sữa nƣớc hiện nay chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp sữa nội, trong đó, Vinamilk nắm giữ 48,7% thị phần, kế đến là FrieslandCampina Việt Nam với 25,7% và TH True Milk là 7,7% thị phần. Vinamilk hiện có 5 thƣơng hiệu sữa nƣớc. FrieslandCampina Việt Nam hiện có 4 dòng sản phẩm sữa nƣớc trong đó Dutch Lady (Sữa Cô gái Hà Lan) chiếm vị trí chủ lực.
Thị trƣờng sữa nƣớc có giá trị khoảng một tỷ USD. Nếu cách đây vài năm chỉ một vài tên tuổi nhƣ Vinamilk hay Dutch Lady chiếm lĩnh hầu hết thị trƣờng thì nay hàng chục thƣơng hiệu từ Vinamilk, Dutch Lady, TH True Milk, Mộc Châu, Ba Vì, Dalatmilk, Lothamilk, Vixumilk, Nutifood, Hanoi milk gia nhập với mức giá chênh lệch không nhiều. (Minh Phƣơng, 2014)
Hình 4.1: Thị phần sữa nƣớc của các công ty nội địa Việt Nam
Nguồn: Minh Phương, 2014 Thị trường sữa bột:
Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thƣơng, ở Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng sữa những năm gần đây tăng nhanh, khoảng 20%/năm; năm 1990 đạt 0,47kg/ngƣời/năm. Trong vòng 20 năm sau, con số này tăng hơn 30 lần, đạt 14,4kg/ngƣời/năm vào năm 2010, và năm 2014 hiện khoảng 16 kg. Đến năm 2020, con số tiêu thụ sữa dự kiến sẽ đạt 27 - 28kg/ngƣời/năm.
Riêng về sữa bột, năm 2012, sản lƣợng tiêu thụ trong nƣớc khoảng 65.000 tấn, trong đó chỉ có 20.000 tấn (30%) đƣợc sản xuất trong nƣớc, còn lại 45.000 tấn (70%) là phải nhập khẩu. Hiện trên thị trƣờng Việt Nam có gần 30 công ty sữa với khoảng 80 thƣơng hiệu sữa khác nhau, trong đó chủ yếu là hãng sữa ngoại. Về chủng loại sữa bột, sữa ngoại chiếm khoảng 75% thị phần. Trong đó đứng đầu là Abbott, Mead Johnson, Dutch Lady (Freisland Campina), Dumex, Nestlé…
Hình 4.2: Thị phần sữa bột năm 2013
Nguồn: Dân Việt, 2014
Hiện các doanh nghiệp nội đang ra sức tăng thị phần trong bối cảnh nguồn nguyên liệu sản xuất vẫn phụ thuộc lớn từ bên ngoài. Trong đó thì công ty Vinamilk là một trong những doanh nghiệp mạnh chiếm tới 24,6% thị phần sữa bột trong năm 2013 mà mới chỉ đáp ứng đƣợc 30% nguồn nguyên liệu sản xuất trong nƣớc, 70% nguồn nguyên liệu còn lại phải nhập khẩu sữa bột từ New Zealand, Mỹ và các nƣớc EU. Nhƣ vậy thách thức đặt ra với các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam là rất lớn đòi hỏi phải có nguồn tài chính để đổi mới công nghệ sản xuất nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mở rộng trang trại chăn nuôi bò để đáp ứng nhu cầu sản xuất hạn chế nhập khẩu từ bên ngoài giúp chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài ra cũng cần đòi hỏi trình độ quản lý tốt của ban lãnh đạo doanh nghiệp…
4.1.2. Vị thế Công ty Hanoimilk
Đƣợc thành lập năm 2001 và chính thức đi vào hoạt động năm 2003. Công ty cổ phần sƣ̃a Hà Nô ̣i (Hanoimilk) đã lớn ma ̣nh và dần trở thành doanh nghiê ̣p hàng đầu của ngành công nghiê ̣p chế biến sƣ̃a , dần chiếm lĩnh đƣợc thi ̣ trƣờ ng và chiếm đƣơ ̣c lòng tin của ngƣời tiêu dùng với nhƣ̃ng sản phẩm sƣ̃a mang nhãn hiê ̣u IZZI ,