5. Bố cục của luận văn
1.2.1. Các dự án đầu tư xây dựng trên cả nước
Các dự án hàng nghìn tỷ đồng chậm tiến độ đã và đang gây thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế - xã hội, đặc biệt là lãng phí rất lớn tài nguyên đất, nhất là ở các đô thị lớn trên cả nước. Nguyên nhân dẫn tới sự chậm trễ tiến độ thi công các công trình trọng điểm là do chậm chễ trong công tác giải phóng mặt bằng, năng lực tài chính của nhà thầu và các nguyên nhân chủ quan của các chủ thể
tham gia dự án từ Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án. Thậm chí nhiều dự án được khởi công và xây dựng trong điều kiện nguồn vốn bố trí đủ nhưng cũng không đáp ứng được tiến độ hoàn thành đúng kế hoạch
Dự án KFW tỉnh Bắc Giang nguy cơ chậm tiến độ:
Đến nay, "Dự án Nâng cao hiệu quả năng lượng khu vực nông thôn tỉnh Bắc Giang” vay vốn Ngân hàng Tái thiết Đức (Dự án KFW) triển khai ở 138 xã thuộc 10 huyện, thành phố đã cơ bản hoàn thành dựng cột trung áp và hạ áp.
Dự án KFW tại Công ty điện lực Bắc Giang do Công ty cổ phần Xây lắp Điện lực Thanh Hoá thi công bao gồm lưới điện nông thôn khu vực 6 xã: Tân Dĩnh, Tiên Lục, Tân Thịnh, Hương Lâm, An Hà, Hương Lạc (Lạng Giang), đến nay, các hạng mục dựng cột và kéo dây phần trung áp và hạ áp đã cơ bản hoàn thành. Đây là một trong các gói thầu có tiến độ thực hiện nhanh nhất trên địa bàn tỉnh, do đạt được sự đồng thuận từ phía người dân.
Tuy nhiên, tại một số nơi, dự án KFW gặp khó khăn khiến kế hoạch nghiệm thu đóng điện các gói thầu vào cuối năm 2013 có nguy cơ bị chậm. Tại trạm biến áp Thanh Trà, xã Lệ Viễn (Sơn Động), do vị trí thiết kế cắm trạm nằm trên đường liên thôn, mặt bằng chật, không thuận lợi nên ngành chức năng đã làm thủ tục chuyển ra vị trí đất nông nghiệp của hộ gia đình ông Nguyễn Đức Văn. Sau đó, dù hộ gia đình nhà ông Văn đã nhận tiền bồi thường nhưng lại không giao mặt bằng để thi công. Hay tại thôn Rạng Đông, xã Dương Hưu (Sơn Động), dù nhà thầu đã triển khai thi công hết phần móng trung thế, đào xong hố móng phần hạ thế nhưng do đường liên thôn tại khu vực này đang được đổ bê tông theo chương trình 30a nên vật tư, thiết bị, cột vẫn chưa vận chuyển qua được. Cùng đó, tại khu vực trạm biến áp Nà Cái (xã Lệ Viễn), có một hộ dân không đồng ý cho đường dây đi qua khu vực đất của gia đình mà đòi tiền bồi thường khiến tiến độ thực hiện dự án đang bị chậm lại.
Công trình kém chất lượng: Xuống cấp nhanh, tốn tiền tỷ:
Thủy điện Sông Tranh 2, Thủy điện Đăk Mek 3, Hầm chui Văn Thánh, Tháp truyền hình Nam Định… - những công trình tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách, lẽ ra phải là biểu tượng cho sự phồn thịnh của đất nước, giờ đây lại đang trở thành "biểu tượng" cho tình trạng mất ổn định chất lượng công trình xây dựng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng của công trình xây dựng thấp, cũng như không thiếu giải pháp để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là ý thức trách nhiệm của những người tham gia xây dựng. Sự thiếu trách nhiệm đã dẫn đến một loạt vấn đề tại các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách hiện nay.
Đó là tình trạng rút ruột công trình, khiến cho vốn ngân sách bỏ ra thì lớn mà công trình đưa vào sử dụng lại có chất lượng thấp; thất thoát, lãng phí trong quá trình xây dựng, bằng cách sử dụng các giải pháp kỹ thuật vượt quá yêu cầu chất lượng của công trình; ép tiến độ một cách duy ý chí, chỉ cốt lấy thành tích mà không quan tâm đến các yếu tố kỹ thuật - mà câu chuyện ép tiến độ thi công cốt nền từ 8 tháng xuống 3 tháng của Hầm chui Văn Thánh để rồi 6 tháng sau hầm chui này bị lún, nứt hẳn chưa phải là đã cũ.
Nguyên nhân là do việc lập dự án và tư vấn còn lệ thuộc quá nhiều vào cơ quan quản lý, thẩm định phê duyệt đề cương lập dự án còn nhiều khiếm khuyết, khâu giám sát, kiểm định phúc tra có nhiều sai sót. Công tác thẩm tra ở một số dự án còn mang tính hình thức, năng lực tư vấn thẩm tra hạn chế Nhiều kỹ sư khi thẩm định dự án còn sử dụng lại hồ sơ của những công trình trước, dẫn đến chất lượng không tốt. Khâu khảo sát và lập hồ sơ thiết kế, dự toán không phù hợp theo tiêu chuẩn định mức đơn giá. Trong nhiều trường hợp, tư vấn đã sử dụng tư vấn phụ (kể cả dự án ODA), các tư vấn phụ thực hiện thiết kế lập dự án không chính xác, chất lượng không đảm bảo. Nhiều dự án mới làm xong đã trở nên lạc hậu và phải điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư. Việc giám sát cũng không thường xuyên, xác nhận sai khối lượng hoàn thành.
Còn trong thi công thì nhà thầu sử dụng vật liệu không phù hợp với hồ sơ thiết kế được duyệt. Chất lượng hồ sơ dự án thấp, sai sót số liệu nhiều, thiếu cập nhật quy hoạch nên phải chỉnh sửa nhiều lần.