Đánh giá chung công tác quản lý dự án tại Công ty TNHH MTV Điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dự án đầu tư tại công ty TNHH một thành viên điện cơ hóa chất 15 (Trang 83 - 87)

3.3.1 .Môi trường pháp lý

3.4. Đánh giá chung công tác quản lý dự án tại Công ty TNHH MTV Điện

QLDA vì vậy họ phải theo dõi chặt chẽ nhà thầu thi công để nắm bắt được tiến độ để đảm bảo dự án được bàn giao đúng thời hạn.

Cuối cùng là chỉ tiêu “ Trường hợp các dự án chậm tiến độ do các nguyên nhân khách quan, cán bộ quản lý có những giải pháp hữu ích nhằm cải thiện tình hình” đạt số điểm là 2,79 ở mức khá. Các nguyên nhân khách quan làm chậm tiến độ của dự án đó là thời tiết mưa nắng thất thường ảnh hưởng đến tiến độ thi công hay do quá trình thi công phát hiện ra những sai sót của bộ phận tư vấn thiết kế dẫn đến việc bàn giao mặt bằng cũng bị chậm chễ so với kế hoạch, ngoài ra do quá trình thi công dự án rất dài nên còn rất nhiều nguyên nhân khác phát sinh ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Trước tình hình này ban quản lý dự án tại Công ty TNHH MTV Điện cơ Hóa chất 15 đã sử dụng rất nhiều biện pháp để khắc phục những vấn đề này như nhánh chóng thay đổi thiết kế để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu hay khuyến khích nhà thầu thi công trong đêm để kịp hoàn thành công trình đúng thời hạn, làm tiền đề để triển khai các dự án tiếp theo.

3.4. Đánh giá chung công tác quản lý dự án tại Công ty TNHH MTV Điện cơ Hóa chất 15 cơ Hóa chất 15

3.4.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua với sự nỗ lực không ngừng của cán bộ nhân viên trong công ty, công tác QLDA tại công ty đã có những bước tiến và đạt được những thành tựu đáng kể:

Thứ nhất, chưa xảy ra hiện tượng chậm tiến độ nghiêm trọng. Tiến độ thực hiện các dự án hiện tại hầu như chậm so với kế hoạch xong vẫn được đánh giá nằm trong sự kiểm soát của công ty.

Thứ hai, công tác giải ngân được thực hiện khá tốt gần như đạt kế hoạch đặt ra.

Thứ ba, chức năng của các phòng ban trong công ty đã dược chuyên môn hóa trong công tác quản lý dự án. Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án.

Thứ tư, hệ thống trang thiết bị phục vụ QLDA đã được trang bị đầy đủ và thường xuyên nâng cấp.

Thứ năm, chất lượng thi công các công trình dự án ngày càng được nâng cao.

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được công tác quản lý dự án xây dựng tại công ty còn một số hạn chế như:

* Tồn tại trong công tác quản lý trình tự lập dự án đầu tư XDCT:

Trong những năm qua công tác đầu tư xây dựng của Công ty còn có một số dự án chất lượng công tác lập dự án đầu tư thấp, giám sát công tác khảo sát thiết kế không tốt, sai sót về khối lượng công trình, dẫn đến trong quá trình thi công phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình bởi một số nguyên nhân sau: Do việc quy hoạch vĩ mô chậm trễ, quy hoạch vĩ mô không phù hợp, hoặc thay đổi liên tục.

Những sai sót trong quy hoạch trên là do sự thiếu thống nhất giữa các Bộ, ngành, địa phương trong quy hoạch; công tác kiểm tra, giám sát từ khâu

quy hoạch đến khâu kế thừa bố trí quy hoạch còn yếu kém. Việc thiếu thông tin, thông tin thiếu chính xác do khâu điều tra khảo sát cũng góp phần không nhỏ vào những sai sót trong khâu quy hoạch.

* Tồn tại trong công tác lựa chọn nhà thầu:

Công tác đấu thầu, thẩm định kết quả đấu thầu, Công ty đã thành lập các tổ chuyên gia lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu cạnh tranh, tổ chuyên gia xét thầu với các gói chỉ định thầu theo luật định. Tất cả các thành viên trong các tổ chuyên gia và tổ thẩm định đều là các cán bộ trong Công ty, do vậy không tránh khỏi tình trạng thiếu công minh trong quá trình lựa chọn nhà thầu, dẫn đến nhiều dự án đấu thầu nhưng hiệu quả không cao, tỉ lệ giảm thầu không đáng kể, nhiều dự án đấu thầu giảm 0,2% so với giá trị dự toán được duyệt.

Một số dự án khâu đấu thầu thể hiện tính cục bộ của quá trình đầu tư. Việc kiểm soát quy chế đấu thầu thiếu chặt chẽ đã dẫn đến việc một nhà thầu trúng sau đó chia phần cho các nhà thầu còn lại hay giành giật trúng thầu bằng việc bỏ thầu giá thấp chỉ bằng 70% giá gói thầu.

* Tồn tại trong quản lý thi công xây dựng công trình.

- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng: Công tác đền bù giải phóng mặt bằng đối với các dự án công trình do các Ban bồi thường giải phóng mặt bằng địa phương, nơi có công trình dự án thực hiện thông qua Hợp đồng với Chủ đầu tư. Việc phân giao công tác này cho địa phương là rất phù hợp. Tuy nhiên hầu hết các dự án Ban được giao thực hiện đầu tư thì đều vướng mắc do tiến độ.

- Tiến độ thi công trình chậm diễn ra phổ biến ở nhiều dự án. Tiến độ công trình chậm dẫn đến phải bù giá nhân công, nguyên nhiên vật liệu làm tăng chi phí, làm giảm hiệu suất đầu tư công trình. Dự án hoàn thành bàn giao chậm còn làm cho chi phí lãi vay ngân hàng phân bổ vào giá thành vượt so với dự toán, dự án không được tăng tài sản cố định và trích khấu hao cơ bản kịp thời.

không nghiêm túc, hầu như tất cả các nhà thầu tham gia các gói thầu xây lắp, thiết bị tại Công ty đều vi phạm.

* Tồn tại trong công tác quản lý chi phí:

- Trong khâu thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, tổng dự toán: Tình trạng phê duyệt bổ sung là khá phổ biến hiện nay đối với các dự án nói chung và dự án công trình điện được giao quản lý nói riêng. Nguyên nhân chủ quan do chủ đầu tư muốn triển khai công trình nên đã khống chế tổng mức đầu tư để phê duyệt dẫn đến khi chuyển sang giai đoạn đầu tư phải bổ sung, điều chỉnh nhiều lần, hoặc cắt bớt một số hạng mục làm giá trị sử dụng công trình không đảm bảo mục tiêu ban đầu đề ra. Mặt khác do quy hoạch của các địa phương thay đổi khi thời gian phê duyệt dự án kéo dài, đến khi thi công thì đã thay đổi tuyến. Còn một nguyên nhân nữa là do đơn vị tư vấn khảo sát không tốt dẫn đến thực tế khác hẳn với hồ sơ thiết kế.

Tình trạng thẩm định phê duyệt bổ sung dự toán do thay đổi chế độ đơn giá thiếu nguyên tắc, do kinh nghiệm hạn chế của một số cán bộ thẩm định nên xảy ra trường hợp 2 cán bộ duyệt 2 dự án cùng một loại vật tư có cùng đặc tính kỹ thuật nhưng duyệt 2 loại giá khác nhau, áp dụng định mức khác nhau cho cùng một nội dung công việc.

- Trong khâu thanh toán: Do sức ép kế hoạch giải ngân vốn hàng năm thiếu linh hoạt (không thể điều chuyển từ công trình này cho công trình khác) cũng gây khó khăn cho Công ty và các Nhà thầu.

Công tác nghiệm thu thanh toán thường căn cứ theo thiết kế dự toán được duyệt, hoàn toàn là bản sao của thiết kế, trong nhiều trường hợp bản vẽ hoàn công chỉ mang tính chất thủ tục, hình thức dẫn đến khối lượng nghiệm thu không đúng với thực tế thi công.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DỰ ÁN

HÓA CHẤT 15

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dự án đầu tư tại công ty TNHH một thành viên điện cơ hóa chất 15 (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)