5. Bố cục của luận văn
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án tại Công ty TNHH
MTV Điện cơ Hóa chất 15
3.3.1.Môi trường pháp lý
Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động xây dựng bộc lộ những mặt hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cụ thể:
Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003: Chưa có sự phân
định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư khi quản lý sử dụng nguồn vốn để đầu tư xây dựng. Trong nền kinh tế nhiều thành phần với các hình thức sở hữu khác nhau, việc thiếu các quy định cụ thể để quản lý sử dụng vốn theo tính chất, loại nguồn vốn sử dụng là một kẽ hở trong quản lý, dễ bị lợi dụng gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng. Đối với các dự án, công trình được đầu tư xây dựng bằng các nguồn vốn của doanh nghiệp, tổ chức và tư nhân, chủ đầu tư thường đồng thời là người sở hữu vốn nên trách nhiệm quản lý sử dụng vốn là rõ ràng và luôn gắn với lợi ích thiết thực của chủ đầu tư. Riêng đối với các dự án, công trình sử dụng vốn nhà nước, chủ đầu tư không phải là chủ sở hữu vốn mà chỉ là người được Người quyết định đầu tư ủy quyền quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng. Việc thiếu các quy định cụ thể về thẩm quyền và phương thức quản lý áp dụng đối với các chủ đầu tư khác nhau dẫn đến chủ đầu tư dự án công trình sử dụng vốn nhà nước thiếu quan tâm đối với những vấn đề liên quan đến hiệu quả đầu tư xây dựng, chất lượng, tiến độ, chi phí thực hiện và khả năng khai thác, sử dụng công trình, dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, lãng
phí, hiệu quả đầu tư thấp.
Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005: không có quy định khống chế nhà thầu bỏ giá dưới giá sàn đã khiến một số nhà thầu chọn cách bỏ giá rất thấp để được trúng thầu. Do công tác đấu thầu chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá, lựa chọn nhà thầu trên hồ sơ dự thầu so với hồ sơ mời thầu, việc xác định năng lực thực tế của nhà thầu bị bỏ qua.. Tuy nhiên, khi thực hiện, rất nhiều nhà thầu vi phạm hợp đồng về tiến độ, chất lượng thi công, bộc lộ sự yếu kém về năng lực tài chính, kỹ thuật, tổ chức thi công.