Các hình thức của rủi ro tắn dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh quảng ninh (Trang 27 - 29)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Các hình thức của rủi ro tắn dụng

Rủi ro tắn dụng xảy ra khi người vay không trả được nợ lãi và nợ gốc đúng hạn, đầy đủ. Theo phương thức quản lý rủi ro tắn dụng hiện nay, người ta chia rủi ro tắn dụng thành bốn cấp độ theo mức độ rủi ro.

a- Không thu được lãi đúng hạn

Cấp độ thấp nhất khi người vay không trả được lãi đúng hạn, khi đó Ngân hàng sẽ chuyển số lãi đó vào khoản mục lãi treo phát sinh. Hình thức rủi ro này được xếp vào mức rủi ro thấp vì ngoại trừ trường hợp khách hàng muốn quỵt nợ, chiếm dụng

vốn thì phần lớn đều xuất phát từ việc thiếu cân đối trong kỳ hạn thu nợ và trả nợ của khách hàng.

b- Không thu được vốn đúng hạn

Khi không thu được vốn đúng hạn tình hình dường như nghiêm trọng hơn, một phần do một lượng vốn vay lớn bị mất. Khi đó, Ngân hàng sẽ chuyển số nợ đó sang mục nợ quá hạn phát sinh. Khoản mục này phát sinh vào thời gian đáo hạn của hợp đồng tắn dụng. Tuy nhiên, đấy chưa phải là khoản mất mát thực hiện của Ngân hàng vì có thể tiến độ hoạt động kinh doanh của khách hàng bị chậm so với kế hoạch đã đề ra trình Ngân hàng.

c- Không thu được đủ lãi

Khi Ngân hàng không thu được đủ lãi thì tình hình đã trở nên nghiêm trọng hơn. Tình hình kinh doanh của khách hàng có thể đã kém hiệu quả đến mức không thể trả đủ lãi cho Ngân hàng. Khi đó, Ngân hàng phải chuyển khoản lãi này vào khoản mục lãi treo đóng băng và thậm chắ có thể phải thực hiện miễn giảm lãi cho khách hàng.

d- Không thu đủ vốn cho vay

Tình huống xấu nhất xảy ra khi Ngân hàng không thu đủ vốn cho vay và lúc này Ngân hàng đã bị mất vốn. Tại thời điểm này, Ngân hàng sẽ chuyển khoản nợ vào mục nợ không có khả năng thu hồi hoặc phải xoá nợ, coi như khép lại một hợp đồng tắn dụng không có hiệu quả.

Trên đây chủ yếu là bốn hình thức giúp cho NHTM phân biệt rủi ro tắn dụng và có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, không phải lúc nào gặp rủi ro tắn dụng thì Ngân hàng đều phải trải qua bốn trường hợp trên. Có trường hợp khách hàng đã trả lãi rất đầy đủ và đúng hạn nhưng cuối cùng lại không thể trả được nợ gốc cho Ngân hàng. Vì vậy, khi nghiên cứu về rủi ro tắn dụng, người ta thường chú trọng vào các trường hợp có nguy cơ xảy ra rủi ro tắn dụng như là lãi treo phát sinh và đặc biệt là nợ quá hạn phát sinh. Còn ở các trường hợp khác có lãi treo đóng băng hay nợ không có khả năng thu hồi được coi là rủi ro thực sự nên thường được xem xét để giải quyết hậu quả và rút ra những bài học kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh quảng ninh (Trang 27 - 29)