Nguyên tắc quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh quảng ninh (Trang 37 - 38)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Nguyên tắc quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng

Trong 5 năm trở lại đây (2012 - 2016), tốc độ cho vay tiêu dùng tăng trưởng rất mạnh, bình quân khoảng 20%/năm và xu hướng sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn trong những năm tới. Do đó yêu cầu về mặt pháp lý cần phải có cơ chế và chắnh sách mang tắnh pháp lý cao để hoạt động cho vay tiêu dùng có kết quả tốt.

Ngân hàng thương mại sẽ phải thành lập công ty tài chắnh nếu muốn cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân. Khi đó, nếu phát sinh nợ xấu, mất vốn từ các khoản cho vay tiêu dùng thì chỉ khoanh vùng trong quy mô của công ty tài chắnh con và không làm ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng.

- Xây dựng môi trường tắn dụng thắch hợp: Yêu cầu xem xét đánh giá rủi ro tắn dụng phải là chiến lược xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng (mức độ chấp nhận

rủi ro, tỷ lệ nợ xấuẦ), trên cơ sở đó phát triển các chắnh sách nhằm phát hiện, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, đối với từng khoản cấp tắn dụng cụ thể và nâng lên tầm soát rủi ro của cả danh mục đầu tư.

- Thực hiện cấp tắn dụng lành mạnh: Các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chắ cấp tắn dụng lành mạnh (xác định thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng tiềm năng, điều kiện cấp tắn dụngẦ) nhằm xây dựng các hạn mức tắn dụng phù hợp cho từng loại khách hàng trên cơ sở các thông tin định lượng, định tắnh, kết quả xếp hạng tắn dụng nội bộ đối với khách hàng. Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong đề xuất tắn dụng, phê duyệt và sửa đổi tắn dụng, có sự phân tách nhiệm vụ rạch ròi giữa các bộ phận có liên quan đến công tác tắn dụng. Việc cấp tắn dụng cần tuân thủ nguyên tắc cẩn trọng trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên.

- Duy trì quá trình quản lý và theo dõi tắn dụng phù hợp: Tuỳ theo quy mô của từng ngân hàng để xây dựng hệ thống quản lý phù hợp, kịp thời nắm bắt các thông tin từ phắa khách hàng như tình hình tài chắnh, tình hình hoạt động kinh doanh, mức độ thực hiện các cam kếtẦ để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, kiểm soát tốt các khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cũng cần có các biện pháp quản lý và khắc phục các khoản nợ xấu. Vì thế, chắnh sách quản lý rủi ro tắn dụng của ngân hàng phải chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tắn dụng có vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh quảng ninh (Trang 37 - 38)