Đánh giá công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh quảng ninh (Trang 87 - 91)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.6. Đánh giá công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng của các

chi nhánh VPBank trong hệ thống và một số Ngân hàng trên địa bàn

Đối với các chi nhánh trong hệ thống VPBank

Trong khu vực vùng 6 KHCN của VPBank (Bao gồm các chi nhánh Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng) hiện nay thì Công tác quản trị rủi ro nói chung và trong hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng đều bám theo các quy định chung của hệ thống VPBank. Tùy theo từng vùng thì các chi nhánh linh hoạt xử lý các biện pháp quản lý rủi ro tắn dụng riêng để hạn chế và xử lý tốt nợ quá hạn phát sinh.

Bảng 3.11: Dư nợ cho vay tiêu dùng tại một số chi nhánh VPBank

Đơn vị: Tỷ đồng,%

Chi nhánh/Chỉ tiêu Hải phòng Thái Bình Hải Dương Nam Định

Dư nợ cho vay tiêu dùng (2016) 394 248 198 285 Nợ quá hạn 20 16 17 21

Tỷ lệ nợ xấu 0,8 1,2 0,9 1,5

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kinh doanh VPBank)

Căn cứ theo bảng số liệu và tình hình thực tế tại VPBank Quảng Ninh tác giả nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh đang ở mức cao so với các đơn vị trong cùng hệ thống, như vậy công tác quản trị rủi ro trong lĩnh vực này tại các chi nhánh đang được kiểm soát tốt hơn. Căn cứ theo các báo các tổng hợp của các đợt kiểm toán

nội bộ trong hệ thống thì tại các chi nhánh khác đặc biệt là Hải Phòng rất quan tâm đến công tác kiểm tra sau giải ngân và đôn đốc nợ quá hạn, các lãnh đạo chi nhánh thường xuyên đôn đốc việc nhắc nợ khách hàng trong các cuộc họp giao ban. VPBank Quảng Ninh cũng cần phải có thêm các biện pháp tắch cực để hạn chế nợ quá hạn trước những rủi ro tiềm ẩn đang diễn ra.

Do chú trọng áp dụng công nghệ hiện đại trong quản trị ngân hàng. Đường truyền thông tin được kết nối trên toàn hệ thống để các đơn vị trong cùng hệ thống có thể trao đổi, truyền đạt thông tin về chắnh sách của ngân hàng tại các chi nhánh. Bên cạnh đó, các chi nhánh của VPBank đã xây dựng các quy trình, cầm nang hướng dẫn nghiệp vụ và phổ biến đến các cấp thông qua các buổi họp, các buổi tập huấn. Có bộ phận cập nhật thông tin về ngành nghề và cung cấp cho khách hàng như: thông tin cà phê, cao su, điều, tiêu, kim loạiẦ

Hoạt động giám sát thường xuyên được thực hiện thông qua các cấp quản lý cơ sở tại mỗi bộ phận nghiệp vụ và cấp điều hành từng đơn vị, chi nhánh của ngân hàng. Đối với hoạt động tắn dụng, ngân hàng có quy định các Trưởng phòng Tắn dụng, Giám đốc Chi nhánh có trách nhiệm giám sát danh mục cho vay của đơn vị mình và kiểm soát việc thực hiện nghiệp vụ của các nhân viên tắn dụng thuộc cấp.

* Đối với một số ngân hàng trên địa bàn

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại các NHTM khoảng 10%. Trong khi cơ quan Thanh tra NHNN lại đưa ra con số tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng khoảng 8,6%, tương đương với trên 200.000 tỷ đồng. Bên cạnh những con số được NHNN công bố nói trên, Ủy ban Giám sát tài chắnh quốc gia cũng đưa ra tỷ lệ nợ xấu là 11,8%, tương đương với khoảng 270.000 tỷ đồng. Vậy nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam là bao nhiêu vẫn còn là ẩn số nhưng đa số các ý kiến đều cho rằng nợ xấu tại các ngân hàng là con số không nhỏ

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, kiểm toán định kỳ thông qua các cuộc kiểm toán nội bộ, đặc biệt đối với kiểm tra tắn dụng. Việc kiểm toán định kỳ được thực hiện tại các Chi nhánh trong hệ thống của mỗi ngân hàng theo kế hoạch hàng năm hoặc yêu cầu kiểm tra đột xuất

Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều Ngân hàng cổ phần đang hoạt động và có mô hình gần giống VPBank, qua trao đổi tìm hiểu tại 2 ngân hàng là Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) chi nhánh Quảng Ninh và Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) chi nhánh Quảng Ninh thì các Ngân hàng này cũng đang mở rộng phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, tại báo cáo tổng hợp cho vay tiêu dùng hàng tháng gửi NHNN tỉnh thì đến tháng 31/12/2016 tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực này của 2 chi nhánh Ngân hàng chỉ ở mức 0,6% và 0,9%. Qua tham khảo công tác quản trị rủi ro tại các Ngân hàng này thì nhận thấy mặc dù các Ngân hàng đều có quy trình phê duyệt tập trung nhưng chi nhánh vẫn được giải quyết các món vay dưới 500 triệu đồng do đó các chi nhánh Ngân hàng này cũng chủ động một phần trong công tác xử lý nợ, tại các Ngân hàng đều có bộ phận thu hồi nợ do chắnh các cán bộ tắn dụng kiêm nhiệm. Việc quản lý tốt khoản vay sau giải ngân chắnh là biện pháp thiết thực để hạn chế nợ quá hạn tại đơn vị. VPBank Quảng Ninh cần phải tham khảo các quy trình quản trị rủi ro tại Ngân hàng bạn trên địa bàn để áp dụng phù hợp trong công tác quản lý rủi ro tắn dụng trong hoạt động cho vay tięu důng tại chi nhánh. Hệ thống kiểm soát nội bộ tỏ ra không hiệu quả trong việc phát hiện kịp thời các sai phạm về nghiệp vụ tắn dụng, về đạo đức nghề nghiệp. Chỉ đến khi phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi, mới bắt đấu truy tìm nguyên nhân và tìm cách khắc phục hậu quả.

Nhận xét chương 3

Chương 3 đã phân tắch và đánh giá thực trạng rủi ro tắn dụng tiêu dùng tại VPBank Quảng Ninh thông qua việc đánh giá chung kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh trong những năm gần đây, đánh giá thực trạng chung qua các tiêu chắ cụ thể: Nợ quá hạn, nợ xấu. Luận văn cũng chỉ ra các biện pháp mà ngân hàng đã áp dụng để quản lý rủi ro tắn dụng trong thời gian qua. Trong bối cảnh trên, hoạt động tắn dụng của VPBank tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Nguyên nhân gây ra rủi ro tắn dụng bao gồm nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh, nguyên nhân chủ quan từ người vay và nguyên nhân chủ quan từ phắa ngân hàng cho vay. Bên cạnh những nỗ lực và kết quả đạt được trong việc xây dựng và hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tắn dụng tại VPbank, vẫn còn nhiều mặt còn hạn chế và tồn tại cần phải khắc phục, xây dựng, hoàn thiện, đẩy mạnh và nâng cao nhằm đáp ứng kịp thời với tốc độ tăng trưởng tắn dụng và mở rộng mạng lưới hoạt động hiện nay của VPBank trên khắp cả nước. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra nhận xét và đánh giá về những kết quả mà chi nhánh ngân hàng đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế đó. Đây chắnh là cơ sở quan trọng để Luận văn đưa ra những giải pháp, kiến nghị để khắc phục những vấn đề còn tồn tại của ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro tắn dụng trong cho vay tiêu dùng ở mức có thể chấp nhận được trình bày trong chương 4 của Luận văn.

Chương 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG VPBANK CHI NHÁNH QUẢNG NINH

Trong chương này, tác giả luận văn kết hợp giữa định hướng phát triển chung của VPBank Quảng Ninh, định hướng phát triển riêng của hoạt động cho vay tiêu dùng cùng với thực trạng quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng đã phân tắch ở chương 3 để đề xuất những giải pháp và kiến nghị phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh quảng ninh (Trang 87 - 91)