Công tác quản trị rủi ro tắn dụng tại VPBank Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh quảng ninh (Trang 75 - 76)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Công tác quản trị rủi ro tắn dụng tại VPBank Quảng Ninh

Quản trị rủi ro tắn dụng là công việc được tổ chức thực hiện chuyên trách, độc lập ở Khối quản trị rủi ro. VPBank Quảng Ninh với vai trò là một đơn vị kinh doanh, tuy không xây dựng một bộ máy quản trị rủi ro tắn dụng hay phòng Quản lý rủi ro riêng nhưng Giám đốc chịu trách nhiệm giám sát hoạt động tắn dụng tại chi nhánh.

Ngoài ra còn có các chuyên viên tắn dụng tham gia vào quá trình giám sát, theo dõi khoản vay; kiểm tra tình hình sử dụng tiền vay; đôn đốc thu hồi nợ. VPBank cũng có hệ thống nhắc nợ tự động bằng tin nhắn, email cho khách hàng đồng thời có bộ phận nhắc nợ chuyên trách chuyên thực hiện việc nhắc nợ cho khách hàng dặc biệt là các khách hàng chậm trả nợ.

Để thực hiện việc tài trợ rủi ro cho vay, ngân hàng thực hiện phân loại nợ và trắch lập dự phòng rủi ro. Tương tự như công tác đo lường và đánh giá, công tác này được thực hiện ở Hội sở theo đúng quy định của NHNN. Cụ thể là theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN.

Theo đó, VPBank phân loại nợ thành 5 loại: Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): tỷ lệ dự phòng 0% Nhóm 2 (nợ cần chú ý): tỷ lệ dự phòng 5%

Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): tỷ lệ dự phòng 20% Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): tỷ lệ dự phòng 50%

Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): tỷ lệ dự phòng 100%

Tỷ lệ trắch lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75 % tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Hàng quý, VPBank tiến hành phân loại nợ, trắch lập dự phòng rủi ro. Trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu của tháng thứ 3 mỗi quý, căn cứ vào số dư tại thời

điểm ngày cuối cùng của tháng thứ thứ 2 quý đó để thực hiện phân loại và trắch lập dự phòng rủi ro. Trường hợp, số tiền phải trắch trong quý lớn hơn số tiền dự phòng hiện còn thì chỉ cần trắch thêm phần chênh lệch thiếu. Nếu số tiền phải trắch trong quý nhỏ hơn số tiền dự phòng hiện còn thì phần chênh lệch thừa được hoàn nhập vào quỹ thu nhập.

Nếu ngân hàng trắch lập dự phòng rủi ro cao sẽ đảm bảo khả năng an toàn cho vốn và hoạt động cho vay nhưng đồng thời cũng làm vốn bị ứ đọng nhiều không sinh lời, gây thiệt hại về thu nhập.

Ngoài việc thực hiện phân loại nợ và trắch lập dự phòng rủi ro, VPB còn thực hiện việc xử lý nợ có vấn đề để tài trợ rủi ro cho vay. Các khoản vay có vấn đề đều được xử lý tập trung tại bộ phận xử lý nợ chuyên trách tại VPBank - AMC. Cụ thể, cấp có thẩm quyền căn cứ vào kết quả kiểm tra; kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng và tùy theo mức độ vi phạm của khách hàng mà quyết định xử lý rủi ro như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, sử dụng dự phòng, xử lý tài sản đảm bảo, tạm ngừng cho vay, chấm dứt cho vay, khởi kiện trước pháp luật và bán nợ.

Đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi, ngân hàng gặp gỡ khách hàng để tìm kiếm sự hợp tác đôi bên, phân tắch nguyên nhân sự thiếu hụt thanh toán. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp gia hạn hoặc tái cơ cấu khoản vay cho phù hợp với tình trạng của khách hàng.

Đối với những khoản nợ không có khả năng thu hồi, ngân hàng thực hiện việc xử lý tài sản thế chấp. Hầu hết tài sản thế chấp là nhà ở, quyền sử dụng đất, việc xử lý sẽ rất phức tạp, chuyên viên phải khéo léo xử lý và giúp đỡ khách hàng để tránh xung đột.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh quảng ninh (Trang 75 - 76)