Tác động của rủi ro tắn dụng trong cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh quảng ninh (Trang 34 - 36)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.6. Tác động của rủi ro tắn dụng trong cho vay tiêu dùng

Những khoản cho vay thường để tài trợ cho những mục đắch như mua nhà đất, xây sửa nhà, mua ô tô, mua sắm vật dụng gia đình, chi tiêu cho giáo dục, y tế,Ầ Rủi ro trong cho vay tiêu dùng là khả năng khách hàng (cá nhân, hộ gia đình) được cấp tắn dụng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng; đó là khả năng khách hàng không trả hoặc chỉ trả một phần gốc, lãi cho ngân hàng và gây ra ảnh hưởng không chỉ tới Ngân hàng, khách hàng và cả nền kinh tế.

a)Đối với Ngân hàng

Rủi ro tắn dụng nói chung và rủi ro tắn dụng cá nhân nói riêng xảy ra có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh làm giảm lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng.

+ Rủi ro tắn dụng cá nhân làm cho lợi nhuận suy giảm. + Rủi ro tắn dụng cá nhân làm giảm uy tắn của ngân hàng.

+ Rủi ro tắn dụng làm giảm khả năng thanh khoản của Ngân hàng. + Rủi ro tắn dụng cá nhân có thể dẫn đến phá sản.

Hậu quả của rủi ro tắn dụng khiến cho Ngân hàng không thu được nợ gốc và lãi, Ngân hàng bị suy giảm doanh thu, trong khi đó Ngân hàng vẫn phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng của mình, chi phắ tăng do các vụ kiện tụng, làm cho lợi nhuận giảm dần tới lỗ. Nợ quá hạn chắnh là hậu quả mà Ngân hàng phải gánh chịu. Không thu được nợ, vòng quay vốn tắn dụng không được thực hiện, Ngân hàng không có

khả năng bảo đảm vốn lưu động, hạn chế chức năng kinh doanh tắn dụng của Ngân hàng.

Chất lượng tắn dụng yếu kém không chỉ là thất thoát vốn. Tình trạng khó khăn về tài chắnh của các ngân hàng thường phát sinh từ những khoản vay khó đòi.Cũng chắnh vì nguyên nhân này mà hàng loạt quỹ tắn dụng, NHCP bị đổ vỡ, số khác phải nằm trong diện giám sát đặc biệt. Nếu những tổn thất do rủi ro trong hoạt động tắn dụng gây ra ở mức kiểm soát được thì việc xử lý tương đối dễ dàng trong giới hạn cho phép của quỹ dự phòng bù đắp rủi ro của TCTD. Nhưng tổn thất lớn, vượt qua khả năng xử lý của TCTD thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng, gây hậu quả khó lường không những cho chắnh TCTD đó, mà còn cho cả những TCTD và doanh nghiệp khác có liên quan, ảnh hưởng tới quyền lợi người gửi tiền và cuối cùng, ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế, và là nguy cơ tiềm ẩn cho khủng hoảng tài chắnh.

b)Đối với khách hàng

Nếu rủi ro xảy ra từ phắa Ngân hàng, khách hàng có thể mất đi kênh cung ứng vốn, dẫn đến sản xuất, tiêu dùng bị đình trệ. Những khách hàng gây ra nợ xấu, nợ quá hạn sẽ bị áp dụng một mức lãi suất phạt cao hơn, làm tăng chi gia đình. Đồng thời, họ mất đi nguồn vốn từ ngân hàng đó và cơ hội để tìm các nguồn tài trợ khác trong nền kinh tế sẽ giảm đi rất nhiều vì không còn uy tắn về khả năng trả nợ.

c) Đối với nền kinh tế

Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tắn dụng với tư cách là trung gian của đời sống kinh tế, nó có quan hệ trực tiếp và thường xuyên với các tổ chức kinh tế, vì vậy kinh doanh Ngân hàng gặp phải rủi ro tất yếu sẽ gây ra những ảnh hưởng đối với nền kinh tế và đời sống kinh tế xã hội. Rủi ro làm cho lợi nhuận Ngân hàng giảm, từ đó Ngân hàng không có khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng và chi trả chậm đối với người cho vay. Vì vậy, xét trong nền kinh tế, rủi ro làm cho sản xuất bị đình trệ, các doanh nghiệp phải đóng cửa, hàng hoá không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường,làm giá cả hàng hóa tăng vọt, đó chắnh là một trong những nguyên nhân của lạm phát. Khi một Ngân hàng gặp phải rủi ro có nguy cớ dẫn đến phá sản dễ dàng kéo theo tình trạng khủng hoảng của cả hệ thống Ngân hàng, gây mất ổn định trên thị trường tiền tệ, dẫn đến nền kinh tế gặp khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp tăng, kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh quảng ninh (Trang 34 - 36)