Tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh từ năm 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh quảng ninh (Trang 62 - 70)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh từ năm 2014-2016

Đối với phân khúc khách hàng cá nhân, VPBank Quảng Ninh luôn dành sự quan tâm lớn và đầu tư nhiều nhân lực (đội ngũ PB và PSE Loan lên tới 12 người) cũng như các kế hoạch thúc đẩy bán để đạt được doanh số cho vay tốt nhất. Trong hoạt động cho vay tiêu cùng, các sản phẩm tắn dụng chủ yếu được sử dụng cho đối tượng khách hàng này là cho vay mua nhà, xây sửa nhà, mua ô tô, cho vay tiêu dùng linh hoạt và cho vay tiêu dùng tắn chấp (UPL).

Bảng 3.4: Tổng hợp hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank Quảng Ninh

Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%) 15/14 16/15 Bình quân

Doanh số cho vay 132.380 147.500 180.900 111.42 122.64 16.89

Doanh số thu nợ 118.658 110.084 107.974 92.77 98.08 -4.61

Doanh số thu nợ/doanh số cho vay 0,90 0,75 0,6 83.33 80 -18.35

Tổng số khách hàng 456 534 663 117.11 124.16 20.58

Dư nợ cho vay tiêu dùng 104.959 142.375 215.301 135.65 151.22 43.22

Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Ngắn hạn 23.249 33.832 36.639 145.52 108.30 25.54 Trung, dài hạn 81.710 108.543 178.662 132.84 164.60 47.87

Dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm

Cho vay nhà đất 27.644 21.026 27.431 76.06 130.46 -0.39 Cho vay mua ô tô 29.743 39.663 55.482 133.35 139.88 36.58 Thấu chi có tài sản bảo đảm 2.834 4.879 5.832 172.16 119.53 43.45 Thấu chi tắn chấp 1.158 1.874 2.257 161.83 120.44 39.61 Cho vay tiêu dùng tắn chấp 1.136 2.569 8.534 226.14 332.19 174.09 Cho vay tiêu dùng thế chấp bất động sản 33.187 56.064 97.215 168.94 173.40 71.15 Cho vay tiêu dùng bảo đảm bằng thẻ

tiết kiệm VPBank 9.257 16.300 18.550 176.08 113.80 41.56

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ của VPBank Quảng Ninh)

Đơn vị: Triệu đồng 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ

Biểu đồ 3.4: Doanh số cho vay thu nợ trong hoạt động cho vay tiêu dùng

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ của VPBank Quảng Ninh)

Qua bảng tổng hợp tình hình cho vay tiêu vay tiêu dùng tại VPBank Quảng Ninh và biểu đồ trên nhận thấy doanh số cho vay tiêu dùng đều tăng qua các năm, đặc biệt trong năm 2016 doanh số cho vay tiêu dùng tăng 123% so với doanh số cho vay cả năm 2015. Tuy nhiên, doanh số thu nợ trong cho vay tiêu dùng cũng ở mức cao, tỷ trọng doanh số cho vay/ doanh số thu nợ trên 60%. Nguyên nhân là ngoài phần thu nợ do cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm VPBank và phần trả góp định kỳ hàng tháng thì nhiều khoản vay tiêu dùng được thanh toán trước hạn do thực tế lãi suất cho vay tiêu dùng tại VPBank đang ở mức cao so với một số Ngân hàng bạn, mức lãi suất cho vay trung bình hiện tại trong lĩnh vực này trung bình khoảng 12%/năm.

Với doanh số cho vay đang có xu hướng tăng cao thì dư nợ cho vay trong lĩnh vực này đã đạt được những kết quả đáng kể.

Đơn vị: Triệu đồng

Biểu đồ 3.5: Dư nợ cho vay tiêu dùng tại VPBank Quảng Ninh

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ của VPBank Quảng Ninh)

Dư nợ từ năm 2014 đến năm 2015 dư nợ đã tăng trưởng thêm 35% và đến 31/12/2016 dư nợ đã tăng 51% so với cuối năm 2015. Năm 2016 dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh đạt 215 tỷ đồng chiếm 47% dư nợ toàn chi nhánh.

Do đặc thù các khoản vay tiêu dùng thường nhỏ lẻ nên dư nợ trung bình các món vay không cao, dư nợ trên tương ứng với tổng số khách hàng là 695 khách hàng. Đặc điểm các khách hàng trong cho vay tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung vào các cán bộ công nhân viên các đơn vị kinh doanh trên địa bàn, công viên chức nhà nước (các đối tượng này chiếm đến 70% tổng số lượng khách hàng đang vay tiêu dùng tại chi nhánh với nguồn trả nợ chắnh từ lương), đặc biệt đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng tắn chấp chi nhánh đang tập chung chắnh vào đối tượng khách hàng là giáo viên, công nhân viên tại các Công ty Than và những người công tác trong lực lượng vũ trang. Khoảng 30% tổng số khách hàng là các cá nhân hộ kinh doanh có nguồn trả nợ từ kinh doanh cá thể tại các chợ và kinh doanh tại nhà. 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dư nợ ngắn hạn

Dư nợ trung dài hạn

Bảng 3.5: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ KHCN Đơn vị: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%) 15/14 16/14 Bình quân Dư nợ KHCN 168,024 193,450 273,323 115.13 141.29 27.54

Dư nợ cho vay tiêu dùng 104,959 142,375 215,301 135.65 151.22 43.22

Tỷ trọng 62.5% 73.6% 79%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ của VPBank Quảng Ninh)

Qua bảng tổng hợp trên nhận thấy cho vay tiêu dùng đang chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh và đang trở thành lĩnh vực cho vay chắnh trong phân khúc khách hàng cá nhân. Nếu năm 2014 tỷ trọng cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 62.5% tổng dư nợ KHCN thì đến cuối năm 2016 tỷ trọng này đã lên tới 79%. Như vậy ta có thể thấy được lĩnh vực cho vay tiêu dùng đang đươc chi nhánh rất chủ trọng phát triển và đây là lĩnh vực cho vay đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Trong cơ cấu về thời hạn khoản vay thì nhận thấy tỷ trọng cho vay trung dài hạn chiếm đa số, các khoản vay tiêu dùng đa số là các khoản trung dài hạn trả góp, thời hạn các khoản vay thường kéo dài cho phù hợp với thu nhập của khách hàng, có nhiều khoản vay có thời hạn từ 84-120 tháng. Đến cuối năm 2016 thì tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trong cho vay tiêu dùng đã chiếm 82% tổng dư nợ trong lĩnh vực này.

Dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh đa dạng nhiều sản phẩm, tỷ trọng các sản phẩm được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.6: Kết cấu dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo sản phẩm

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ của VPBank Quảng Ninh)

Nhìn qua biểu đồ ta thấy sản phẩm chiếm ưu thế là sản phẩm cho vay tiêu dùng thế chấp bất động sản, tỷ trọng sản phẩm này hiện nay chiếm tới 45% tổng dư nợ trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Nguyên nhân của việc tăng trưởng mạnh đối với sản phẩm này cũng chắnh là do ưu điểm của sản phẩm: trong sản phẩm này mục đắch cho vay khách hàng đa số là mua sắm trang thiết bị gia đình dựa trên bảng kê nhu cầu vay vốn, đặc biệt trong sản phẩm cho vay tiêu dùng linh hoạt dưới 500 triệu đồng khách hàng chỉ cần kê khai nguồn thu nhập để trả nợ. Do việc chứng minh dễ dàng mục đắch sử dụng vốn nên các cán bộ tắn dụng thường ưu tiên sử dụng sản phẩm này để cho vay. Tỷ trọng cho vay của sản phẩm nhà đất có xu hướng giảm vì thực tế việc tăng trưởng đối với sản phẩm này gặp khó khăn do việc xây dựng và sửa chữa nhà tại địa bàn tỉnh thường không xin giấy phép xây dựng nên không đáp ứng được yêu cầu hồ sơ của Ngân hàng. Sản phẩm tiêu dùng tắn chấp cũng là một sản phẩm đang được cho vay nhiều tại VPBank Quảng Ninh, đối tượng áp dụng sản phẩm này là các cán bộ công nhân viên các đơn vị khối nhà nước, lực lượng vũ trang. Trong năm 2016 dư nợ tắn chấp tiêu dùng đã tăng khoảng 10 tỷ đồng với thêm gần 150 khách hàng mới tuy nhiên sản phẩm này cũng đang có sự cạnh tranh của Công ty tài chắnh tắn dụng tiêu dùng VPBank. Trong các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại chi nhánh thì sản phẩm

26.34% 14.77% 12.74% 28.34% 27.86% 25.77% 3.80% 4.74% 3.76% 31.62% 39.38% 45.15% 1.08% 1.80% 3.96% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Cho vay nhà đất Cho vay mua ô tô

thẻ tắn dụng cũng được cấp cho nhiều khách hàng vay, tuy nhiên mức độ phát sinh dư nợ đối với sản phẩm này còn hạn chế.

Cùng với sự tăng trưởng cao trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng tạo VPBank Quảng Ninh thì thực trạng nợ xấu trong lĩnh vực này cũng đang có nhiều vấn đề cần quan tâm và giải quyết:

Bảng 3.6: Thực trạng nợ xấu trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng tại VPBank Quảng Ninh

Đơn vị: Triệu đồng,% Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%) 15/14 16/15 Bình quân Nợ quá hạn 13.116 22.593 32.349 172.26 143.52 57.05 Nợ xấu 4.426 6.528 9.644 147.49 147.73 47.61

Nợ quá hạn có khả năng thu hồi 12.656 22.083 31.839 174.49 144.18 58.61

Nợ quá hạn không có khả năng

thu hồi 460 510 510 110.87 100 5.29

Tỷ lệ nợ quá hạn 4,42% 6,27% 7,06% 141.86 112.6 26.38 Tỷ lệ nợ xấu 3,07% 3,40% 3,29% 110.75 96.76 3.52

Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả

năng thu hồi 0,16% 0,14% 0,18% 87.5 78.57 6.07 Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng

thu hồi so với tổng nợ quá hạn 2,91% 3,26% 3,11% 112.02 95.39 3.38

Trắch lập dự phòng rủi ro tắn dụng 2.015 2.033 3.010 135.08 148.06 22.22

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ của VPBank Quảng Ninh)

Dựa vào bảng tổng hợp thực trạng nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng cũng như qua quá trình làm việc thực tế tại VPBank Quảng Ninh thì tác giả có một số đánh giá sau:

- Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ nợ quá hạn tại chi nhánh. Nguyên nhân của tình trạng này là do các khoản vay tiêu dùng hầu hết là trả góp theo hình thức nợ gốc lãi trả đều hàng tháng, các khách hàng vì nhiều nguyên nhân hay phát sinh chậm trả trên 10 ngày nên việc phát sinh nợ nhóm

2 thường xuyên xảy ra. Hiện nay, do VPBank có hệ thống nhắn tin tự động thông báo gốc lãi nên các cán bộ tắn dụng chỉ tập trung vào phát triển cho vay nên thường ắt quan tâm đến việc nhắc nợ khách hàng thường xuyên, chỉ khi phát sinh các khoản chậm trả gần 1 tháng thì các cán bộ tắn dụng mới đôn đốc trả nợ. Áp lực từ việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh dẫn tới các cán bộ tắn dụng đẩy mạnh cho vay trong khi việc thẩm định khách hàng chưa được thực hiện chuẩn mực, hạn chế trong việc tìm hiểu các thông tin bên ngoài của khách hàng mà chỉ tập trung trên các giấy tờ khách hàng cung cấp. Sản phẩm cho vay tiêu dùng thế chấp bất động sản được các cán bộ tắn dụng sử dụng nhiều và có tình trạng chuyển mục đắch vay vốn cho khách hàng sang sản phẩm này để trình vay được dễ dàng hơn.

Tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng cũng đang chiếm tỷ trọng 3,1% trong tổng số 4,1% nợ quá hạn tại chi nhánh. Các khoản vay phát sinh nợ xấu nguyên nhân chắnh là do khách hàng gặp khó khăn về nguồn trả nợ, một số khách hàng đã không còn nguồn trả nợ như lúc bắt đầu vay vốn. Một số khoản vay tiêu dùng do không thường xuyên kiểm tra sau cho vay nên không kiểm soát được việc sử dụng vốn của khách hàng, có khách hàng dùng tiền đầu tư vào các lĩnh vực khác thậm chắ đem cho vay lại dẫn đến thất thoát vốn kéo theo không có nguồn trả nợ Ngân hàng. Trong các khoản vay nợ xấu có một số khoản vay tắn chấp trả bằng lương nhưng khách hàng không biết cân đối thu nhập để trả nợ dẫn tới không có nguồn trả nợ ngân hàng, một số khách hàng có tư tưởng vay tắn chấp nên ý thức trả nợ kém cố tình chây ỳ trong việc trả nợ. Trong cơ cấu nợ xấu còn có một số khoản vay thấu chi tài khoản, đây là hình thức cho vay trả cuối kỳ nên một vài khách hàng không cân đối được việc rút tiền thấu chi tài khoản, sử dụng tiền không hợp lý dẫn tới sau 1 năm không có nguồn để trả nợ ngân hàng làm khoản vay phát sinh nợ xấu.

- Hiện nay tại VPBank Quảng Ninh cũng có phát sinh một số khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi là do một khoản vay khách hàng lừa đảo bán tài sản thế chấp đang bị tù giam và khoản vay tắn chấp khách hàng bỏ trốn.

- Tắnh đến 31/12/2016, nợ quá hạn tại chi nhánh là 32.349 triệu đồng, nợ xấu 9.644 triệu đồng (Nợ nhóm 3: 5.628 triệu đồng, Nợ nhóm 4: 2.307 triệu đồng, Nợ

nhóm 5: 1.709 triệu đồng), nợ nhóm 5 phát sinh chủ yếu là các món vay thấu chi tài khoản và 2 món vay tiêu dùng.

- Việc trắch lập dự phòng rủi ro tại chi nhánh được thực hiện theo đúng quy định. Do tài sản bảo đảm chắnh tại chi nhánh là bất động sản và tỷ lệ vay thường dưới 65% nên tổng chi phắ trắch lập dự phòng chung và cụ thể đối với các khoản vay tiêu dùng là 3.010 triệu đồng.

- Công tác xử lý nợ tại chi nhánh cũng đang áp dụng theo phương thức tập trung. Các khoản vay trên 90 ngày được chuyển cho bộ phận chuyên trách thu hồi nợ tại Công ty TNHH Quản lý tài sản VPBank AMC thực hiện thu hồi và xử lý. Thực tế hoạt động này vẫn chưa đem lại hiệu quả cao do các cán bộ thu hồi nợ tại Hà Nội cách xa địa bàn, ắt gặp được khách hàng để đôn đốc nợ. Việc cơ cấu nợ cho khách hàng thường không được xử lý kịp thời, mất nhiều thời gian không chỉ ảnh hưởng đến chi nhánh mà còn ảnh hưởng đến khách hàng do chịu lãi suất quá hạn lâu dài. Mặt khác việc xử lý nợ tại các cơ quan thực thi pháp luật tại địa phương vẫn còn nhiều bất cập dẫn tới khó khăn trong việc phát mại tài sản thu hồi nợ.

Từ các đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank Quảng Ninh, tác giả nhận thấy lĩnh vực cho vay này đang được chi nhánh chú trọng phát triển và đã đạt được kết quả cao, dư nợ tăng nhanh, mở rộng được khách hàng và đang là sản phẩm chủ đạo trong việc tăng trưởng dư nợ toàn chi nhánh. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng dư nợ thì việc phát sinh nợ quá hạn đặc biệt là nợ xấu cũng có xu hướng tăng theo với tỷ lệ cao trong tổng số nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh. Nguyên nhân chắnh phát sinh nợ quá hạn là việc thực hiện quy trình cho vay chưa đầy đủ, chưa giám sát được việc sử dụng vốn cũng như kiểm tra khách hàng thường xuyên. Để phát triển tắn dụng an toàn và bền vững, việc đề ra các giải pháp quản lý rủi ro tắn dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng là hết sức cần thiết và cần thực hiện ngay để tránh phát sinh thêm nợ quá hạn đồng thời giải quyết nợ quá hạn tồn đọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh quảng ninh (Trang 62 - 70)