6. Kết cấu của luận văn
3.3. Nội dung quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng
Nếu như quản trị rủi ro là quá trình các ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tắn dụng, nhằm tối đa hoá lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận thì quản lý rủi ro
đối với hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM cũng có một số quy định riêng trong quy định về quản trị rủi ro như khẩu vị rủi ro của các sản phẩm và trong quá trình quản trị đó thì công tác quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng chắnh tổng thể những biện pháp, công cụ cụ thể mà Ngân hàng áp dụng nhằm hạn chế khả năng xuất hiện của rủi ro trong cho vay tiêu dùng và giảm bớt mức độ tổn thất do hậu quả bất lợi của rủi ro đó gây ra. Nội dung công tác quản lý rủi ro cũng dựa trên các khâu như quy trình quản trị rủi ro và cụ thể như sau:
a. Nhận dạng rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng
Để hạn chế đến mức tối đa khả năng xảy ra rủi ro, biện pháp được coi là quan trọng nhất và mang tắnh thiết yếu là thực hiện việc việc theo dõi giám sát và quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn vay. Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng rất đa dạng và có nhiều khoản chi tiêu nhỏ lẻ không có hóa đõn, chứng từ nên việc kiểm soát sử dụng vốn vay khó khãn hõn so với lĩnh vực kinh doanh. NHTM có thể cãn cứ vào một số dấu hiệu sau để nắm bắt đýợc những khó khãn về tài chắnh của ngýời đi vay:
- Thu nhập của người vay không ổn định, công việc thay đổi thường xuyên. - Khách hàng có lịch sử quan hệ tắn dụng xấu với các TCTD khác.
- Khi cán bộ tắn dụng có yêu cầu khảo sát thực tế
về tình hình sử dụng vốn vay và tài sản đảm bảo, người đi vay cố tình chậm trễ trong việc dàn xếp các cuộc viếng thăm này, có biểu hiện thiếu thiện chắ trong mối quan hệ tin cậy, hợp tác với ngân hàng.
- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đắch như dùng tiền vay cho vay lại, sử dụng vốn vay để trả nợ, để xin việcẦ
- Khi đến kỳ hạn trả nợ Khách hàng trả chậm hoặc không đầy đủ như cam kết trong hợp đồng tắn dụng.
b. Đo lường rủi ro tắn dụng
Theo Basel II, các ngân hàng sẽ sử dụng mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tắn dụng. Việc xác định tổn thất tắn dụng dựa trên các biến số sau:
PD - Xác suất KH không trả nợ LGD - Tỷ trọng tổn thất ước tắnh
EAD - Tổng dư nợ KH tại thời điểm KH không trả được nợ EL - Tổn thất có thể ước tắnh
Với mỗi kỳ hạn và khoản vay nhất định, EL được tắnh toán dựa trên công thức sau: EL = PD ừ LGD ừ EAD
c. Kiểm soát rủi ro
Để thực hiện tốt công tác kiểm soát rủi ro trong cho vay tiêu dùng, ngân hàng phải thực hiện tốt các nguyên tắc do Ủy ban Basel đề xuất. Mỗi ngân hàng thực hiện phân loại khách hàng thành các loại khác nhau căn cứ vào tiềm lực tài chắnh, mức thu nhập, khả năng trả nợ gốc và lãi. Khách hàng được xếp thành 5 nhóm gồm 10 loại. Để kiểm soát rủi ro cho vay tiêu dùng, ngân hàng cần phải có sự giám sát khoản vay trong suốt quá trình: trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi vay.
d. Tài trợ và xử lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng Các biện pháp tài trợ:
-Trắch lập quỹ dự phòng rủi ro: quỹ dự phòng rủi ro thường được trắch ra từ
lợi nhuận sau thuế để bù đắp những thiệt hại khi có rủi ro tắn dụng xảy ra.
-Mua bảo hiểm tắn dụng: khoản vay đã được ngân hàng mua bảo hiểm sẽ được
công ty bảo hiểm có nhiệm vụ bồi thường khi rủi ro tắn dụng xảy ra. Do đó, ngân hàng sẽ được bù đắp một cách kịp thời, nhanh chóng để có thể tạo điều kiện cho các hoạt động khác diễn ra một cách ổn định.
-Biện pháp phân tán rủi ro tắn dụng để có thể hạn chế một cách tối đa các tổn
thất khi rủi ro tắn dụng xảy ra. Ngân hàng cho vay KH với các mục đắch khác nhau, các khu vực địa lý và thành phần khác nhau, điều đó sẽ giúp ngân hàng tránh được tình trạng rủi ro xảy ra một cách hàng loạt.
Các biện pháp xử lý:
-Gia hạn nợ hoặc tái cơ cấu lại khoản vay cho KH.
-Miễn giảm lãi nhằm thu hồi toàn bộ nợ gốc.
-Xử lý bằng cách trắch từ quỹ dự phòng rủi ro.
-Bán nợ cho Công ty quản lý tài sản - VAMC hoặc các tổ chức khác.