Duy trì quy trình đo lường cà giám sát tắn dụng hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh quảng ninh (Trang 100 - 102)

6. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Duy trì quy trình đo lường cà giám sát tắn dụng hiệu quả

4.3.3.1. Tắch cực giám sát và xử lý khoản vay có vấn đề

Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro trong cho vay là điều không thể tránh khỏi. Do đó, ngân hàng luôn phải giám sát để có biện pháp xử lý kịp thời khi các khoản vay đó có vấn đề, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro cho vay có thể xảy ra.

Sau giải ngân chắnh là giai đoạn mà rủi ro tắn dụng sẽ xảy ra. Do đó, công tác nhận dạng rủi ro tắn dụng trong giai đoạn này cũng rất quan trọng. Thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn, gọi điện nhắc nhở khi đến kỳ hạn trả nợ. Định kỳ 3 tháng/lần kiểm tra và thẩm định lại giá trị tài sản đảm bảo, nếu giá trị tài sản đảm bảo thấp hơn tỷ lệ bảo đảm theo quy định tại thời điểm đó, phải yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo. Vì các khoản vay tiêu dùng nguồn trả nợ chắnh thường là các khoản thu nhập từ lương nên nhân viên tắn dụng cần cập nhật thông tin về nguồn thu, tình trạng sức khỏe, hôn nhân, tài chắnh của khách hàng một cách thường xuyên để phát hiện sớm rủi ro.

Khi khách hàng xuất hiện tình trạng nợ quá hạn, chuyên viên quan hệ khách hàng phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Và từ tình trạng của khách phối hợp với bộ phận xử lý nợ đưa ra các biện pháp xử lý một cách phù hợp:

- Trong trường hợp khách hàng có khả năng duy trì và được đánh giá là có trách nhiệm trả nợ, ngân hàng cần xem xét việc tăng vốn cho vay. Đây là biện pháp tốt giúp ngân hàng thu nợ và khách hàng trả nợ. Tuy nhiên, việc làm này sẽ làm gia tăng rủi ro nếu công tác đánh giá xem xét lại khách hàng gặp sai lầm. Hoặc ngân hàng

sẽ giúp đỡ khách hàng gia hạn nợ, cơ cấu lại khoản nợ để tạo điều kiện cho khách hàng phục hồi. Ngoải ra, VPBank Quảng Ninh còn có thể bổ sung các cam kết trong hợp đồng tắn dụng. Hợp đồng tắn dụng có thể bổ sung các cam kết như: bổ sung các thỏa thuận về quyền hạn của ngân hàng trong giám sát và xử lý các khoản vay có vấn đề, khẳng định nghĩa vụ trả nợ ngân hàng là nghĩa vụ bất khả kháng; ngân hàng sẽ được quyền tham gia giám sát hoạt động kinh doanh hoặc thuê giám sát, giám định; bổ sung các thỏa thuận để đảm bảo ngân hàng có thể khởi kiện đòi nợ nếu khách hàng không trả được nợ; bổ sung thủ tục tắn dụng về nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan, quyền giám sát quá trình sử dụng vốn, tài sản.

- Trong trường hợp khách hàng được đánh giá là khó có khả năng trả được nợ, nhân viên tắn dụng phải nhanh chóng báo cáo tình hình của KH cho lãnh đạo. Hợp tác với Trung tâm xử lý nợ để thực hiện xử lý, phát mại tài sản đảm bảo, nhờ pháp luật can thiệp và xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro. Quá trình xử lý khoản vay phải được thực hiện chắnh xác, nhanh chóng, tạo sự thoải mái tối đa cho khách hàng.

- Ngân hàng cũng có thể xử lý nợ xấu thông qua việc bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp như: Công ty TNHH một thành viên mua bán nợ Việt Nam (DATC), các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các NHTM (các AMC). Việc bán nợ này cũng có thể coi là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất, giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chắnh. Năm 2013, Công ty Quản lý tài sản (VAMC) được thành lập và hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chắnh phủ, Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chắnh phủ và Quyết định số 1459/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.

4.3.3.2. Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro

- Đa dạng hóa trong phát triển sản phẩm

Như tìm hiểu ở trên, ở VPBank chi nhánh Quảng Ninh cho vay sản phẩm tiêu dùng bảo đảm bằng bất động sản là chắnh. Do đó Ngân hàng nên quan tâm phát triển các sản phẩm khác nhiều hơn như sản phẩm nhà đất và cho vay ô tô để quản lý rủi ro tắn dụng, giảm bớt nợ xấu ở lĩnh vực này.

VPBank chi nhánh Quảng Ninh đang tập trung cho vay tiêu dùng có nguồn trả nợ chắnh từ lương tuy nhiên đối với việc cho vay tiêu dùng nguồn trả nợ từ lợi nhuận kinh doanh cá thể cũng nên chú trọng để đa dạng các thành phần khách hàng. Cách làm này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động của ngân hàng, vừa đạt được mục đắch phân tán rủi ro.

- Bảo hiểm cho khoản vay và cho tài sản bảo đảm

Việc mua bảo hiểm cho khoản vay và tài sản đảm bảo cũng là một cách phân tán rủi ro rất tốt. Điều này sẽ giúp ngân hàng an toàn hơn khi rủi ro xảy ra.

4.3.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Tuyển dụng nhân lực mới

Trong hoạt động này, yếu tố thái độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp phải được xem xét đầu tiên. Điều này sẽ giúp ngân hàng có được đội ngũ nhân viên đam mê với nghề và có đạo đức trong công việc.

- Cử nhân viên tham gia các lớp đào tạo, nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề được Hội sở bố trắ, tổ chức để các cán bộ nhân viên có thể nắm bắt kịp thời quy chế, chắnh sách, đồng thời nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên, giúp họ phát huy năng lực trong công tác, hoàn thành tốt công việc được giao. Đặc biệt, công tác đào tạo phải chú ý đào tạo chuyên sâu và toàn diện về các mặt như: pháp luật, tài chắnh, kế toán...

- Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cần có cơ chế kiểm tra trình độ nhân viên để tìm hiểu năng lực, sở trường của các cán bộ tắn dụng để đề bạt, bố trắ và quản lý sử dụng cán bộ tham gia nghiệp vụ này phù hợp. Đối với cán bộ tắn dụng, phòng cần xây dựng quy chế thưởng phạt rõ ràng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm. Đối với cán bộ có thành tắch xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần, kể cả việc nâng lương trước hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trắ cao hơn. Đối với cán bộ có sai phạm, tùy theo tắnh chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải xử lý kỷ luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh quảng ninh (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)