Kết quả đạt được trong phòng ngừa và quản lý rủi ro trong cho vay tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh quảng ninh (Trang 80 - 87)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.4. Kết quả đạt được trong phòng ngừa và quản lý rủi ro trong cho vay tiêu

tiêu dùng tại VPBank Quảng Ninh

Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn công tác quản lý rủi ro tắn dụng trong cho vay tiêu dùng của VPBank Quảng Ninh ngày càng được chú trọng và đã đạt được những thành công nhất định:

Ngân hàng đã xây dựng được quy trình cho vay khá đầy đủ và kỹ càng. Trong đó, quy trình có sự phân công, phân nhiệm giữa cấp xét duyệt nghiệp vụ và những người thực hiện nhiệm vụ; đảm bảo tắnh độc lập giữa chức năng thực hiện nghiệp vụ cho vay và chức năng khác của ngân hàng; việc xét duyệt và phê chuẩn cho vay cũng được quy định khá chặt chẽ; tồn tại sự kiểm soát quá trình xử lý thông tin về các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động cho vay ngân hàng như: xếp hạng tắn dụng, kiểm soát chứng từ giải ngân, kiểm soát sự cập nhật vào hệ thống xử lýẦ; quy định về bảo quản, lưu trữ hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản đảm bảo; thực hiện phân tắch tắn dụng để đánh giá tắnh hiệu quả và rủi ro của danh mục cho vay.

Tỷ lệ nợ xấu được khống chế trong giới hạn quy định của ngân hàng nhà nước. Công tác phát hiện rủi ro được thực hiện khá tốt, quá trình thẩm định khách hàng không bị nhiều sai sót, phát hiện kịp thời những khách hàng có dấu hiệu không

VPBank đã áp dụng việc mua bảo hiểm tắn dụng đối với các khoản vay tắn chấp và các khoản vay có khách hàng trên 60 tuổi

Một số đánh giá từ kết quả khảo sát: Sau khi thực hiện khảo sát qua phiếu trên các đối tượng là nhân viên tắn dụng và ban lãnh đạo tại VPBank chi nhánh Quảng Ninh thì kết quả thu được cụ thể như sau:

+ Đối với mức độ quan trọng của các tiêu chắ về KHCN trong việc đưa ra quyết

định cho vay thì kết quả được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.7: Tiêu chắ về KHCN trong việc đưa ra quyết định cho vay

Yếu tố Mức độ đánh giá (%) Rất cao Cao Bình thường Thấp Rất thấp Tiêu chắ tắnh cách của khách hàng Lịch sử quan hệ tắn dụng 10 70 20 Thái độ hợp tác với VPB 70 30 Xếp hạng tắn dụng nội bộ 50 40 10 Uy tắn trong xã hội 20 70 10 Tiêu chắ về năng lực tài chắnh Thu nhập chắnh từ lương 10 80 10

Thu nhập chắnh từ kinh doanh 50 50

Tiêu chắ tài sản đảm bảo

Bất động sản 90 10

Động sản (ô tô, hàng hóa) 20 60 20

Giấy tờ có giá 80 20 Tiêu chắ mục đắch vay Mục đắch vay rõ ràng và có kế hoạch sử dụng vốn vay 70 10 20 Mục đắch vay hợp pháp, đúng

quy định của ngân hàng 80 20

 Qua đó cho thấy các yếu tố thuộc về KHCN được đánh giá quan trọng nhất khi cho vay là:

- Tắnh cách của khách hàng: Thái độ hợp tác với ngân hàng, kết quả xếp hạng tắn dụng nội bộ và lịch sử quan hệ tắn dụng.

- Năng lực tài chắnh: thu nhập chắnh từ lương. - Tài sản đảm bảo: giấy tờ có giá và bất động sản.

- Mục đắch vay: hợp pháp và có kế hoạch đều được coi trọng.

+ Đối với mức độ nguy hiểm của các yếu tố đe dọa khả năng hoàn trả của khách hàng thì kết quả thu được là:

Bảng 3.8: Mức độ nguy hiểm của các yếu tố đe dọa khả năng hoàn trả của khách hàng Nội dung Mức độ đánh giá (%) Rất cao Cao Bình thường Thấp Rất thấp

Biến động kinh tế vĩ mô, rủi ro ngành

kinh tế 10 60 30

Biến động thời tiết, thiên tai 30 70

Cấp tắn dụng vượt quá khả năng trả nợ

của khách hàng 70 30

Rủi ro pháp lý (khách hàng ly hôn, tử

vong, mất tắchẦ) 10 50 30 10

Khách hàng sử dụng vốn không hiệu quả,

không đúng mục đắch 10 50 40

Hạn chế trong việc quản lý khách hàng

sau cho vay 70 30

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kinh doanh VPBank)

 Qua đó cho thấy yếu tố chủ yếu tác động tới khả năng thanh toán của khách hàng:

- Cấp tắn dụng vượt quá khả năng trả nợ của khách hàng. - Hạn chế trong việc quản lý khách hàng sau cho vay.

- Biến động kinh tế vĩ mô, rủi ro ngành kinh tế (ngành than tại địa bàn Quảng Ninh).

+ Về tầm quan trọng của các yếu tố thuộc về nhân viên quan hệ khách hàng ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro tắn dụng trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng thì mức độ đánh giá của các yếu tố như sau:

Bảng 3.9: Các yếu tố thuộc về nhân viên quan hệ khách hàng ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro tắn dụng trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng

Yếu tố

Mức độ đánh giá (%)

Rất cao Cao Bình

thường Thấp Rất thấp

Đạo đức nghề nghiệp 90 10

Nghiệp vụ chuyên môn 80 20

Tinh thần, trách nhiệm 70 30

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kinh doanh VPBank)

 Bảng tổng hợp trên cho thấy cả 3 yếu tố đều được đánh giá cao song cao nhất

vẫn là đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tắn dụng. Thời gian gần đây, với liên tiếp các vụ cán bộ ngân hàng từ nhân viên tới cấp cao bị khởi tố do vi phạm quy định về cho vay, lừa đảo khách hàng gây ảnh hưởng tới uy tắn và tài chắnh của ngân hàng càng khẳng định vai trò quan trọng của yếu tố đạo đức trong công tác quản trị rủi ro nói chung nói chung và cho vay KHCN nói riêng.

+ Công tác quản trị rủi ro tắn dụng trong cho vay tiêu dùng tại VPBank Quảng Ninh được đánh giá theo kết quả sau:

Bảng 3.10: Công tác quản trị rủi ro tắn dụng trong cho vay tiêu dùng tại VPBank Quảng Ninh

Công tác quản trị Mức độ đánh giá (%) Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Kém

Sử dụng thông tin bên ngoài để đánh giá khách hàng 30 70 Nhận dạng rủi ro thông qua phân tắch định lượng

(lương, tình hình kinh doanhẦ) 10 50 40 10 Thực hiện đảm bảo tiền vay (định giá tài sản bảo

đảm, đóng bảo hiểm) 20 60 20

Lập phương án vay vốn phù hợp với khách hàng 20 80

Thực hiện đúng quy trình giám sát sau vay 20 50 30 Xử lý khoản vay có vấn đề (quy trình phát mại

tài sản, cơ cấu lại khoản vayẦ) 30 50 20

 Qua đó cho thấy các vấn đề tồn tại trong công tác quản trị rủi ro cho vay KHCN tại VPBank Quảng Ninh

- Thực hiện chưa tốt quy trình giám sát sau vay.

- Nhận dạng rủi ro thông qua phân tắch định lượng

- Sử dụng thông tin bên ngoài để đánh giá, thẩm định khách hàng chưa tốt

- Xử lý khoản vay có vấn đề còn hạn chế

Ngoài các kết quả thu được từ các câu hỏi trắc nghiệm thì việc thu thâp dữ liệu khảo sát thông quá các câu hỏi mở cũng đem lại hiệu quả cao. Theo kết quả phỏng vấn từ các chuyên viên quan hệ khách hàng tại ngân hàng, nguyên nhân chắnh gây ra rủi ro cho vay tiêu dùng tại chi nhánh là từ chắnh cán bộ tắn dụng. Người nhân viên ấy có đủ năng lực, kinh nghiệm, trình độ để nhận biết các dấu hiệu rủi ro của khách hàng hay không (tư cách đạo đức, nguồn trả nợ, các thông tin bên ngoài về khách hàngẦ); có đạo đức nghề nghiệp tốt để không làm trái quy định của ngân hàng. Bên cạnh đó là công tác kiểm soát sau vay chưa được thực hiện thường xuyên và chặt chẽ.

Các biện pháp ngân hàng đề ra để hạn chế những yếu tố trên là:

- Bản thân các chuyên viên tại ngân hàng đều là những người có trình độ, kinh nghiệm lâu năm nên sẽ có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ bảo cho các cộng tác viên mới vào nghề.

- Đối với vấn đề đạo đức nghề nghiệp thì không thể kiểm soát được. Vốn dĩ hoạt động cho vay là phắa ngân hàng phải hỗ trợ khách hàng rất nhiều, nếu không thì chẳng có mấy khoản vay đủ tiêu chuẩn theo quy định. Do đó, bản thân mỗi nhân viên, bằng cảm quan và kinh nghiệm cần biết được món vay nào có thể hỗ trợ, tạo điều kiện (vắ dụ như biết được người vay có thu nhập rất cao khác ngoài lương nhưng không thể chứng minh được thì có thể giúp hoặc chấp nhận việc khai khống trong sao kê tài khoản lương); khách hàng nào nên từ chối để tránh gây rủi ro tắn dụng cho ngân hàng.

- Việc kiểm soát sau thì nói chung là vẫn chưa có biện pháp gì cụ thể. Khoản vay của ai thì người đó có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc trả nợ.

Thứ nhất, việc nhận dạng rủi ro tắn dụng trước cho vay mặc dù có kết quả tốt nhưng vẫn còn hạn chế. Hoạt động đánh giá khách hàng của nhân viên quan hệ tắn dụng còn mang tắnh chủ quan cao, chưa có sự sử dụng thông tin bên ngoài để đánh giá, đồng thời vẫn còn tồn tại một số ắt nhân viên vi phạm quy trình cấp tắn dụng và điều kiện cấp tắn dụng của ngân hàng ban hành. Bên cạnh đó, việc xác định mục đắch vay vốn vẫn chưa tốt, có nhân viên vẫn chưa chú trọng tìm hiểu mục đắch vay thật sự của khách hoặc biết mục đắch vay không phù hợp với quy định và sản phẩm của ngân hàng nhưng vẫn luồn lách để cấp tắn dụng. Việc thẩm định nguồn thu nhập cũng có vấn đề khi mà nâng mức thu nhập của khách hàng lên hoặc khách hàng có nguồn thu không hợp quy định (từ cho vay nặng lãi, cầm cố) thì tạo điều kiện cho khách hàng có được chứng từ chứng minh thu nhập. Một số khoản vay tắn chấp mà khách hàng là cán bộ công nhân viên chức nhà nước, cán bộ tắn dụng chỉ căn cứ trên giấy tờ xác nhận công tác và lương của khách hàng để cho vay mà chưa đi thực địa khách hàng nên khi xảy ra quá hạn việc xử lý nợ gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, quản lý khoản vay sau giải ngân còn nhiều hạn chế. Các khoản vay cá nhân định kỳ kiểm tra thực tế khách hàng 3 tháng/lần, riêng các khoản tắn dụng tắn chấp thì tần suất kiểm tra 1 tháng/lần. Nhưng trong thực tế việc thẩm định rủi ro này hầu như hầu như không được tuân thủ đúng theo quy định. Điều này dẫn đến việc không cập nhật được những thay đổi của khách hàng như: việc thay đổi về nguồn thu nhập của khách hàng (kinh doanh gặp khó khăn, thay đổi công việcẦ), tình trạng hôn nhânẦ đó đều là những nhân tố ảnh hưởng tới việc trả nợ cho Ngân hàng.

Thứ ba, việc xử lý khi phát sinh rủi ro tắn dụng. Khi khách hàng mất khả năng trả nợ, rủi ro phát sinh, cán bộ tắn dụng cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó của khách hàng và đưa ra các giải pháp phù hợp. Song do sự thiếu hiểu biết về tình trạng khách hàng nên nhân viên tắn dụng chưa thể giúp khách hàng đề ra những phương án hiệu quả tối ưu để giải quyết món vay. Nhiều khi do sự không linh hoạt và kỹ năng giao tiếp chưa tốt mà dẫn tới tình trạng xung đột với khách hàng.

Thứ tư, việc xử lý nợ tập trung tại VPBank hiện nay là quy trình xử lý nợ tập trung. Khi khoản vay quá hạn 90 ngày thì hồ sơ và dư nợ chuyển về cho Công ty

TNHH Quản lý tài sản VPBank AMC để thực hiện thu hồi nợ tuy nhiên vẫn còn nhiều khoản nợ tồn đọng, nợ xấu của cá nhân tăng, tiến độ xử lý chậm, chất lượng chưa cao. Mặt khác, việc xử lý nợ tập trung dẫn đến việc các cán bộ tắn dụng có tư tưởng cứ cho vay còn có bộ phận khác thu hồi nợ nên việc bám sát thu hồi nợ của khách hàng thường không được sát sao tại chi nhánh. Ngoài ra, quá trình xử lý nợ đối với các cơ quan thực thi pháp luật tại địa phương gặp nhiều khó khăn, nhiều món vay do đặc điểm địa phương không khởi kiện được để thu hồi nợ, có món vay khởi kiện xong lại gặp khó khăn tại đơn vị thi hành án, hay việc thi hành án chậm trễ dẫn tới giá trị tài sản giảm sút gây thiệt hại cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh quảng ninh (Trang 80 - 87)