Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh quảng ninh (Trang 76 - 80)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng

VPBank Quảng Ninh giai đoạn 2014-2016

a. Nhân tố khách quan

Thứ nhất, trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam dần có những bước cải thiện nhưng vẫn còn rất chậm chạp. Đối tượng khách hàng cá nhân của VPBank Quảng Ninh cũng có nhiều người bị gặp khó khăn về tài chắnh nên tỷ lệ nợ xấu đang

có xu hướng tăng. Với tình hình như thế, chi nhánh đã phải thực hiện thẩm định món vay chặt chẽ hơn, tránh tình trạng không thu hồi được nợ.

Thứ hai, môi trường pháp lý của Nhà nước nói chung và quy định của VPBank nói riêng vẫn chưa được hoàn thiện triệt để, vẫn có kẽ hở để luồn lách vay vốn không đúng mục đắch. Ở VPBank Quảng Ninh, tình trạng cán bộ giúp người vay tạo thêm các chứng từ để hoàn thiện hồ sơ đúng như yêu cầu, hay lách cho mục đắch vay vốn được hợp quy có diễn ra. Và điều này sẽ đem lại rủi ro cho ngân hàng.

Thứ ba, môi trường thông tin kém minh bạch và tắnh tin cậy chưa cao. Mặc dù Trung tâm thông tin tắn dụng (CIC) của NHNN ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin về KH, giúp ắch rất nhiều trong công tác thẩm định của ngân hàng. Song việc thu thập thông tin giữa các TCTD vẫn còn nhiều hạn chế để cung cấp các thông tin chắnh xác về tình trạng khách hàng đã từng phát sinh vay vốn.

Thứ tư, khách hàng vay và đối tác có sự phối hợp nhịp nhàng, trung thực với ngân hàng thì việc quản trị rủi ro sẽ suôn sẻ và đảm bảo tắnh chắnh xác hơn, từ đó món vay được trao cho đúng người với xác suất hoàn trả cao.

Thứ năm, ngân hàng cấp trên. Thời gian qua, NHNN đã có rất nhiều nỗ lực trong việc điều hành hệ thống ngân hàng được ổn đinh, đảm bảo thanh khoản, giảm thiểu nợ xấu. Rõ nhất là chắnh sách điều hành lãi suất áp trần lãi suất huy động VND ngắn hạn kéo theo lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND cũng giảm theo, nhằm cải thiện lòng tin của người dân vào đồng nội tệ và giảm gánh nặng lãi vay, tạo điều kiện tiếp cận vốn dễ dàng hơn.

b. Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số PSE Loan mới vào nghề vẫn còn hạn chế, chưa am hiểu hết về điều kiện, tiêu chắ và quy trình cấp tắn dụng của ngân hàng. Thiếu khả năng phân tắch và nhận biết hết được rủi ro tắn dụng trước và sau cho vay. Mặc dù công tác đào tạo cho nhân viên đã được chú trọng song chủ yếu tập trung vào hoạt động kinh doanh, đào tạo sản phẩm.

Thứ hai, do chiến lược đẩy mạnh cho vay cá nhân nhằm tạo chỗ đứng trong thị trường bán lẻ hiện nay dẫn tới việc tăng áp lực chỉ tiêu, khiến nhân viên tắn dụng không đủ khả năng quản trị được hết các khoản vay vì còn phải chạy theo doanh số khiến rủi ro tắn dụng tăng lên.

Thứ ba, quá trình kiểm soát sau giải ngân còn tồn tại nhiều hạn chế. Công tác giám sát Khách hàng chưa được chú trọng nhiều và không sát thực, dẫn tới tình trạng tin tức thu về không chắnh xác, không đầy đủẦ gây khó khăn trong việc phát hiện rủi ro tắn dụng.

c. Chắnh sách và quy trình tắn dụng:

Chắnh sách tắn dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng, quy định chi phối hoạt động tắn dụng do ngân hàng đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân; đồng thời thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tắn dụng. Thông thường, chắnh sách tắn dụng quy định đối tượng vay vốn, nhu cầu vay vốn, hạn mức, điều kiện vay, phương thức quản lýẦ Nếu chắnh sách tắn dụng được xây dựng khoa học, cẩn thận, thông suốt từ trên xuống dưới sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng duy trì tiêu chuẩn tắn dụng của mình, tránh rủi ro quá mức và đánh giá đúng về cơ hội kinh doanh. Ngược lại, chắnh sách tắn dụng không cụ thể, không thắch ứng được với những thay đổi của môi trường, không phù hợp với khả năng và môc tiêu của ngân hàng sẽ làm giảm chất lượng của những khoản vay, dễ phát sinh rủi ro. Thực tế đã chứng minh rằng ngân hàng nào xây dựng được một chắnh sách tắn dụng hợp lý, chất lượng tắn dụng tại ngân hàng đó thường cao hơn.

Trong khi đó, quy trình tắn dụng lại bao gồm các bước cụ thể hoá chắnh sách tắn dụng, giúp cán bộ tắn dụng tiến hành quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, góp phần đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Quy trình cho vay gồm nhiều bước nhỏ nhưng thường được chia thành 4 giai đoạn: phân tắch trước khi cấp tắn dụng, xây dựng và ký kết hợp đồng, giải ngân, kiểm soát sau khi cấp tắn dụng. Chắnh vì cán bộ tắn dụng cho vay chủ yếu dựa vào các bước trong quy trình tắn dụng nên đối với mỗi ngân hàng, quy trình cần được xây dựng cụ thể, chi tiết đối

với mỗi loại hình tắn dụng, mỗi đối tượng khách hàng để đảm bảo việc thực hiện đúng, đủ quy trình là có thể hạn chế được rủi ro xảy ra.

d. Chắnh sách quản lý rủi ro tắn dụng của ngân hàng:

Trong công tác phòng ngừa rủi ro tắn dụng, ngoài việc tuân thủ theo các quy chế cho vay, bảo lãnh, bảo đảm tiền vayẦdo ngân hàng trung ương ban hành, các ngân hàng thương mại cần xây dựng riêng cho mình một chắnh sách quản lý rủi ro tắn dụng phù hợp. Môc tiêu của xây dựng chắnh sách này là nhằm giảm đến mức tối thiểu khả năng xảy ra rủi ro tắn dụng và tổn thất ở mức ngân hàng cho là hợp lý. Do vậy, chắnh sách này cần phải quản lý được các rủi ro hiện hữu ở từng khoản vay, cả trước và sau khi rủi ro gây ra tổn thất cho ngân hàng. Thông thường, chắnh sách quản lý rủi ro tắn dụng thường đưa ra những khuyến cáo về ngành, lĩnh vực, đối tượng khách hàng không nên hoặc thận trọng cho vay để cán bộ tắn dụng có thể sớm nhận biết được những rủi ro tiềm ẩn, đồng thời đưa ra những công cụ quản trị hữu hiệu, thắch hợp với đặc điểm của từng ngân hàng. Cũng như vậy, trong trường hợp rủi ro đã xảy ra, chắnh sách quản lý rủi ro tắn dụng cũng quy định cách thức giải quyết sao cho thu hồi được nợ nhiều và nhanh nhất, giảm tổn thất với ngân hàng. Có thể nói, ngân hàng ban hành được chắnh sách quản lý rủi ro tắn dụng đầy đủ, cụ thể bằng văn bản, ngân hàng đã đã thành công bước đầu trong việc quản lý rủi ro tắn dụng.

e. Tổ chức quản lý tắn dụng và rủi ro tắn dụng

Phần lớn các ngân hàng đều thành lập tổ chức quản lý tắn dụng và rủi ro tắn dụng như trung tâm thông tin tắn dụng và phòng ngừa rủi ro, trung tâm giám sát và kiểm tra tắn dụng, công ty quản lý nợ và xử lý tài sản đảm bảo. Các tổ chức này có chức năng cung cấp những thông tin thiết yếu cho cán bộ tắn dụng về khách hàng, trợ giúp cán bộ trong quá trình ra quyết định cho vay; đồng thời giám sát, kiểm tra tình hình những khoản vay sau giải ngân để sớm phát hiện những dấu hiệu của rủi ro. Khi rủi ro xảy ra thì có biện pháp xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ. Các tổ chức quản lý tắn dụng và rủi ro tắn dụng của một ngân hàng nên phối hợp với nhau vì chỉ khi các tổ chức này hoạt động hiệu quả thì mới hạn chế được nhiều rủi ro tắn dụng. Tránh

việc thành lập các tổ chức này mang tắnh hình thức vì như vậy không những ngăn ngừa được mà còn làm tình hình rủi ro tắn dụng tại ngân hàng xấu đi.

g. Nhân tố công nghệ

Hiện nay, công nghệ thông tin là một trong những nhân tố có ảnh hưởng khá nhiều đến công tác quản lý rủi ro tắn dụng tại ngân hàng. Một ngân hàng mà ứng dụng nhiều công nghệ, kỹ thuật hiện đại thì sẽ đạt tắnh chắnh xác, độ nhanh nhạy cao trong hoạt động tắn dụng, giảm thiểu các sai sót. Vắ dụ như thông tin về khách hàng cập nhật hơn, đầy đủ hơn, đặc biệt là công tác chấm điểm khách hàng nếu làm tự động sẽ nhanh, ắt nhầm lẫn hơn. Ngoài ra, các cấp quản lý khi cần cũng có thể nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động tắn dụng tại cơ sở nhanh nhất, chắnh xác nhất. Tóm lại, một ngân hàng nên đầu tư vào các trang thiết bị, công nghệ hiện đại để vừa mở rộng tắn dụng lại vừa hạn chế được rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng chi nhánh quảng ninh (Trang 76 - 80)