Nội dung phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 35)

5. Bố cục của luâ ̣n văn

1.1. Cơ sở lý luâ ̣n về phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng

1.1.4. Nội dung phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của các ngân hàng

thương mại

1.1.4.1. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cho vay

Đây là một quá trình nghiên cứu cho ra sản phẩm đa dạng về chủng loại dựa trên sự tìm hiểu mong muốn đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cho vay giúp ngân hàng:

Thứ nhất: Đa dạng hóa sản phẩm giúp ngân hàng phân tán và giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ.

Thứ hai: Đa dạng hóa dịch vụ cho vay sẽ làm tăng lợi nhuận của các NHTM. Khi thực hiện đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cho vay các NHTM phát triển tất cả các sản phẩm dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ sẵn có của mỗi ngân hàng. Do vậy, giảm chi phí quản lý, chi phí hoạt động, tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Thứ ba: Thúc đẩy các nghiệp vụ liên quan cùng phát triển. Các nghiệp vụ có liên quan chặt chẽ, mật thiết với nhau cùng phát triển. Huy động vốn tạo nguồn cho hoạt động tín dụng và phát triển dịch vụ, chỉ khi thực hiện đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng mới đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng, linh hoạt.

Thứ tư: Tăng khả năng cạnh tranh của NHTM trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong điều kiện có rất nhiều ngân hàng sở hữu khác nhau, các quỹ tín dụng, đã tạo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng. Như vậy, ngân hàng nào muốn tồn tại, muốn phát triển, đạt được lợi nhuận mong muốn đều phải thay đổi, cải tiến hoạt động, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng bằng việc đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng.

1.1.4.2. Gia tăng lượng khách hàng cá nhân vay vốn

Đây là nội dung đánh giá phát triển cho vay đạt được kết quả như thế nào. Số lượng khách hàng cá nhân vay vốn tăng chứng tỏ ngân hàng đang gia tăng số

lượng khoản vay và doanh số cho vay, từ đó cho thấy ngân hàng đang gia tăng thị phần khách hàng cá nhân trên địa bàn hoạt động của mình và phản ánh các sản phẩm ngân hàng đưa ra được khách hàng chấp nhận.

1.1.4.3. Gia tăng lượng vốn cho vay khách hàng cá nhân

Doanh số cho vay: Doanh số cho vay khách hàng cá nhân là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với khách hàng cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số cho vay cho biết quy mô cho vay của ngân hàng đối với từng đối tượng khách hàng và với cả nền kinh tế. Doanh số cho vay phụ thuộc vào nguồn vốn huy động, chính sách tín dụng của ngân hàng, chu kỳ kinh tế, môi trường pháp lý.

Tổng dư nợ cho vay tăng: Phản ánh số nợ mà các đơn vị vay chưa hoàn trả đến một thời điêm nhất định khi thống kế thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chỉ tiêu này thường được phân chia theo thời gian hoặc theo danh mục sản phẩm.

1.1.4.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay

Nâng cao chất lượng dịch vụ là những gì ngân hàng phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng gay gắt khi nhiều sản phẩm dịch vụ không có nhiều sự khác biệt thì giá trị gia tăng của việc sử dụng dịch vụ là điều quan trọng.

1.1.4.5. Nâng cao hiệu quả cho vay

a.Tăng thu nhập từ cho vay khách hàng cá nhân

Đây là một chỉ tiêu đánh giá kết quả phát triển cho vay khách hàng cá nhân, gia tăng thu nhập cho ngân hàng trong xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các NHTM. Việc tăng doanh số cho vay phải có kết quả là tăng thu nhập trên tổng doanh số cho vay thì phát triển mới coi là hiệu quả. Thu nhập cho vay khác hàng cá nhân năm sau phải cao hơn năm trước.

Lãi suất cho vay ảnh hưởng lớn đến doanh số cho vay và thu nhập của ngân hàng. Lãi suất cho vay phụ thuộc vào chính sách tín dụng từng thời kỳ, thời

gian vay càng dài thì lãi suất càng cao, do ngân hàng phải bù đắp rủi ro và chi phí cho vay như: ngân hàng huy động vốn ngắn hạn cho vay dài hạn, chi phí quản lý khoản vay,...

b. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm

Hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động rủi ro cao. Chính vì vậy đánh giá tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng nó phản ánh rõ nét hiệu quả của công tác cho vay.

Tỷ lệ nợ quá hạn thấp có nghĩa là ngân hàng thực hiện tốt các bước của quy trình cho vay, thu nợ đầy đủ và đúng hạn, đồng thời ít tốn chi phí hơn cho quản lý nợ quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn cao hay thấp thì cần so sánh với tỷ lệ chung của ngành. Việc đánh giá tỷ lệ này mang tính chất tương đối. Thông thường tỷ lệ này là 5% là có thể chấp nhận được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)