Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 43)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là thu thập số liệu liên quan trực tiếp hoă ̣c gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được xử lý và công bố như sách, báo, báo cáo tài chính,…cu ̣ thể:

- Báo cáo thực hiê ̣n kế hoa ̣ch, báo cáo kết quả kinh doanh các ngân hàng thương ma ̣i giai đoa ̣n 2013 - 2015.

- Các tài liệu đã được công bố như luâ ̣n án tiến sỹ, luâ ̣n văn tốt nghiê ̣p, các bài báo khoa học,…

2.2.1.2. Thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp do tác giả tiến hành điều tra phỏng vấn chuyên viên bán lẻ ngân hàng, khách hàng cá nhân có tham gia hoạt động giao dịch bán lẻ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở thu thâ ̣p số giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quát về phát triển hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng bán lẻ, từ đó phân tích tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoa ̣t đô ̣ng tín dụng bán lẻ các ngân hàng thương ma ̣i trên đi ̣a bàn tỉnh Thái Nguyên, qua đó thấy được những mă ̣t tích cực cần phát huy, khắc phu ̣c những điểm yếu trong quá trình phát triển hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng bán lẻ của các ngân hàng thương ma ̣i.

- Quy mô điều tra:

+ Cán bộ ngân hàng: Điều tra toàn bộ nhân viên với số lượng là 38 người đang triển khai hoạt động bán lẻ tại các ngân hàng Viettinbank - Chi nhánh Thái Nguyên, Techcombank - Chi nhánh Thái Nguyên, SeABank - Chi nhánh Thái Nguyên.

+ Khách hàng: Theo công thức Slovin (1984), công thức Slovin được tác giả sử dụng để xác định cỡ mầu khảo sát theo công thức sau:

n = N/(1 + Ne2) Trong đó:

N: số quan sát tổng thể

e: sai số cho phép (thường lấy bằng mức ý nghĩa alpha trong xử lý) Theo số liệu thống kê, tính đến hết năm 2015 tổng số khách hàng tại 3 NHTM nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 2.056 người, trong đó ngân hàng Viettinbank - Chi nhánh Thái Nguyên có số khách hàng là 902, Techcombank - Chi nhánh Thái Nguyên có số khách hàng là 605, SeABank - Chi nhánh Thái Nguyên có số khách hàng là 549, với mức sai số cho phép là 10%, cỡ mẫu được xác định là n= 96. Để đảm bảo tính đại diện, nghiên cứu lấy n=100. Căn cứ vào số lượng khách hàng thực tế ta ̣i mỗi ngân hàng, số lượng mẫu được lấy như sau ngân hàng Viettinbank - Chi nhánh Thái Nguyên lấy 40 quan sát, Techcombank - Chi nhánh Thái Nguyên lấy 30 quan sát, SeABank - Chi nhánh Thái Nguyên lấy 30 quan sát. Khách hàng sử du ̣ng sản phẩm, di ̣ch vụ có tính tương đồng cao nên được cho ̣n ngẫu nhiên để phỏng vấn.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

* Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp này được tác giả sử dụng để chia thành 3 nhóm số liệu đại diện cho 3 ngân hàng; phân chia số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ tín dụng của các ngân hàng.

* Bảng thống kê

Các số liệu thu thập được sẽ được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Sử dụng phương pháp thống kê

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế; bao gồm giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và độ lê ̣ch tiêu chuẩn; và phân tích tần số xuất hiện của các đối tượng nghiên cứu.

Thống kê mô tả để phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm của ngân hàng nhằm phản ánh thực trạng về phát triển sản phẩm dịch vụ tại các ngân hàng thương ma ̣i trên đi ̣a bàn.

2.2.3.2. Sử dụng phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh tại đề tài là: Chất lượng dịch vụ của ngân hàng qua các năm, so sách các kết quả trước so với năm sau. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, với cùng nội dung, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng của ngân hàng.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích SWOT của bản thân cá c ngân hàng thương

mại trên đi ̣a bàn trong hoạt động tín dụng bán lẻ

Phương pháp SWOT được nghiên cứu sử dụng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với việc phát triển tín dụng bán lẻ của các

ngân hàng thương ma ̣i trên đi ̣a bàn tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của các NHTM trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Lý thuyết về Ma trận SWOT như sau: Điểm mạnh (Strengths - S) Điểm yếu (Weaknesses - W) Cơ hội (Opportunities – O) Thách thức (Threats - T)

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Dư nợ tín dụng bán lẻ

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng bán lẻ của mô ̣t ngân hàng. Dư nợ tín du ̣ng bán lẻ càng cao chứng tỏ hoa ̣t đô ̣ng tín dụng bán lẻ của ngân hàng càng phát triển về lượng thông qua đánh giá chỉ tiêu tốc độ phát triển dư nợ tín du ̣ng bán lẻ:

Tốc độ phát triển dư nợ tín du ̣ng bán lẻ = Dư nợ tín du ̣ng bán lẻ năm (t+1)/Dư nơ ̣ tín du ̣ng bán lẻ năm (t) *100%

2.3.2. Sự phát triển thi ̣ phần

Đây là mô ̣t chỉ tiêu quan tro ̣ng để đánh giá bất kỳ mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh nào. Trong cuô ̣c đua chiếm lĩnh thi ̣ phần bán lẻ của ngân hàng ngày càng gay cấn việc thu hú t khách hàng đến với ngân hàng ngày càng nhiều thể hiện ngân hàng đó hoạt động thành công, sản phẩm di ̣ch vu ̣ của ngân hàng đó đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Thi ̣ phần tín dụng bán lẻ được xác đi ̣nh như sau:

Thi ̣ phần tín du ̣ng bán lẻ = Dư nợ tín du ̣ng bán lẻ của mô ̣t ngân hàng/Tổng dư nơ ̣ tín du ̣ng bán lẻ của toàn hê ̣ thống ngân hàng.

2.3.3. Hệ thống kênh phân phối

Chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển của hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng.

Kênh phân phố i truyền thố ng: Thông qua các chi nhánh, phòng giao

dịch và các đơn vị trực thuô ̣c đươ ̣c phân bổ theo lãnh thổ đi ̣a lý. Với đă ̣c điểm của khách hàng cá nhân là số lươ ̣ng lớn dàn trải, muố n giao di ̣ch gần khu vực sinh sống, trong khi các ngân hàng luôn cạnh tranh nhau và các phòng giao di ̣ch hiê ̣n hữu khắp nơi. Vì vậy, ngân hàng có ma ̣ng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng lớ n sẽ giúp ngân hàng dễ dàng tiếp câ ̣n khách hàng ở nhiều đi ̣a bàn khác nhau.

Kênh phân phố i hiện đại: dựa trên nền tảng công nghê ̣ thông qua điện

thoại, máy tính ngân hàng đưa các sản phẩm đến khách hàng. Ngày nay, với xu thế phát triển củ a công nghê ̣, nhu cầu khách hàng ngày càng nâng cao muốn đáp ứng nhu cầu tại nhà, nơi làm việc,…bằng các sản phẩm trực tuyến. Vì vâ ̣y, việc triển khai ngân hàng trực tuyến đã rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian giữa khách hàng và ngân hàng đồng thời giúp ngân hàng giảm bớ t áp lực phát triển ma ̣ng lưới rô ̣ng khắp.

2.3.4. Tỷ lê ̣ nợ xấu

Phá t triển hoạt động tín dụng bán lẻ cần đảm bảo tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ với chất lượng tín dụng bán lẻ. Chất lượng tín dụng bán lẻ được thể hiê ̣n thông qua chỉ tiêu tỷ lê ̣ nợ xấu. Thông qua chỉ tiêu này ngân hàng có thể đánh giá được khả năng thu hồi nợ:

Tỷ lê ̣ nơ ̣ xấu tín du ̣ng bán lẻ = (Nợ xấu tín du ̣ng bán lẻ/Dư nợ tín du ̣ng bán lẻ)*100%

Tại Viê ̣t Nam viê ̣c phân loa ̣i nơ ̣ và trích lâ ̣p dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đươ ̣c thực hiê ̣n theo Quyết đi ̣nh 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 củ a Thống đố c Ngân hàng Nhà nước; QĐ 22/VBHN-NHNN ngày 4/6/2014 củ a Thống đố c Ngân hàng Nhà nước; Ngày 6/7/2015 Thống đốc Ngân hàng

Nhà nước có văn bản 5057/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín du ̣ng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiê ̣n phân loa ̣i nơ ̣ theo thông tư 02/2013/TT-NHNN, việc phân loa ̣i nơ ̣ đươ ̣c thực hiê ̣n như sau:

- Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): là các khoản nợ dưới 10 ngày được các TCTD đánh giá có khả năng thu hồ i đầy đủ cả gố c và lãi quá hạn, thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời ha ̣n còn la ̣i.

- Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý): là các khoản nợ từ 10 ngày đến dưới 90 ngày được các TCTD đánh giá có khả năng thu hồ i gố c và lãi quá ha ̣n nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nơ ̣.

- Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): là các khoản nợ từ 181 ngày đến 360 ngày được các TCTD đánh giá không có khả năng thu hồ i gốc và lãi quá ha ̣n, gố c và lãi đến ha ̣n của khoản vay và có khả năng mất một phần vốn.

- Nợ nhóm 4 (nơ ̣ nghi ngờ): là các khoản nợ trên 360 ngày được TCTD đánh giá có khả năng mất vốn cao.

- Nợ nhóm 5 (nơ ̣ có khả năng mất vốn): là các khoản nợ từ 91 ngày đến 180 ngày đươ ̣c các TCTD đánh giá không còn khả năng thu hồ i nơ ̣, mất vố n.

Tỷ lệ nơ ̣ xấu của ngân hàng càng thấp càng tốt. Nhưng trên thực tế trong kinh doanh luôn chứa đựng nhiều rủ i ro, vì vâ ̣y ngân hàng chấp nhâ ̣n một tỷ lê ̣ nhất đi ̣nh đươ ̣c coi là ngưỡng an toàn trong kinh doanh, thường tỷ lê ̣ nợ xấu là dưới 3%.

2.3.5. Thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ

Để đánh giá hiệu quả hoa ̣t đô ̣ng của tín du ̣ng bán lẻ sử du ̣ng chỉ tiêu thu nhập tín dụng bán lẻ hoă ̣c tỷ tro ̣ng thu lai từ hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng bán lẻ trong tổng thu lãi từ tín dụng của ngân hàng. Thu nhâ ̣p ở đây đươ ̣c tính bằng chênh lệch giữa chi phí đầu vào và các chi phí khác cho hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng với thu lãi đầu ra, cu ̣ thể:

Thu nhập tín dụng bán lẻ = Thu từ tín dụng bán lẻ - Chi phí cho tín dụng bán lẻ

Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá đươ ̣c hiệu quả hoa ̣t đô ̣ng tín dụng bán lẻ trong toàn bô ̣ hoạt đô ̣ng kinh doanh của ngân hàng.Từ đó đi ̣nh hướng rõ ràng trong phát triển hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng bán lẻ nhằm đa ̣t được kế hoạch đã đề ra.

2.3.6. Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng bán lẻ

Đa dạng hóa sản phẩm là mô ̣t chỉ tiêu đánh giá sự tâ ̣p trung phát triển tín du ̣ng bán lẻ, qua đó phản ánh năng lực ca ̣nh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này. Vì vậy, các ngân hàng cần luôn có ý thức “làm mới” mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong quá trình hô ̣i nhâ ̣p nhưng cần có sự cân đối hài hòa giữa nguồn lực hiê ̣n có của ngân hàng với mức đa dạng hó a sản phẩm để tránh trong hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh kém hiê ̣u quả do dàn trải nguồ n lực quá mức.

Đa da ̣ng hóa sản phẩm là thế mạnh và mũi nho ̣n để phát triển tín du ̣ng của mỗi ngân hàng, đặc biê ̣t là tín du ̣ng bán lẻ. Ngân hàng cần ứng du ̣ng công nghệ vào sản phẩm của mình để đáp ứng yêu cầu ca ̣nh tranh, tâ ̣n du ̣ng các kênh phân phố i để đa dạng hóa sản phẩm, mở rô ̣ng và phát triển tín du ̣ng bán lẻ. Ngoài ra, các ngân hàng có thể chủ đô ̣ng ca ̣nh tranh bằng cách bán chéo sản phẩm liên quan đến sản phẩm tín du ̣ng bán lẻ như quản lý tài sản đảm bảo, bảo hiểm tín du ̣ng,… giúp ngân hàng tăng lợi nhuận và bớt được rủi ro trong kinh doanh.

2.3.7. Tính minh bạch, ổn đi ̣nh trong chính sách tín dụng bán lẻ

Đây là mô ̣t chỉ tiêu tổng hợp không thể đánh giá qua tiêu thức cu ̣ thể mà phải đánh giá nó thông qua so sánh chính sách tín dụng của ngân hàng khác. Tính minh bạch, ổn định của chính sách tín du ̣ng bán lẻ thể hiê ̣n ở lãi suất vay, cam kết giải ngân, các khoản phí liên quan đến khoản vay.

- Chính sách lãi suất cho vay: được thể hiê ̣n ở lãi suất huy đô ̣ng, phương thức tính lãi, biên đô ̣ và kỳ hạn thay đổi lãi suất.

- Cam kết giải ngân: được thể hiện ngân hàng có sãn sàng giải ngân ngay sau khi hợp đồng tín dụng có hiê ̣u lực và khi khách hàng có nhu cầu sử dụng vố n vay hay không.

- Các khoản chi phí liên quan đến khoản vay như: phí thẩm đi ̣nh khoản vay, phí định giá tài sản đảm bảo, phí thu xếp vốn, phí cam kết rút vốn, phí trả nợ trước ha ̣n, phí châ ̣m trả,…

Chương3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐI ̣A BÀN

TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Tổng quan về hê ̣ thống ngân hàng thương ma ̣i trên đi ̣a bàn tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hê ̣ thống ngân hàng trên đi ̣a bàn tỉnh Thái Nguyên bàn tỉnh Thái Nguyên

Ngày 6-5-1951, tại lán Hang Bòng, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam ngày nay. Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là bước ngoặt lịch sử đánh dấu quá trình xây dựng hê ̣ thống tiền tê ̣, tín du ̣ng đô ̣c lập, tự chủ của nước Viê ̣t Nam Dân chủ Cô ̣ng hòa. Ta ̣i Thái Nguyên, ngày 1- 6-1951 chi nhánh Ngân hàng tỉnh được thành lâ ̣p, đây là mô ̣t trong những chi nhánh ngân hàng cấp tỉnh đầu tiên ra đời phu ̣c vu ̣ công cuô ̣c kháng chiến thực dân Pháp tại chiến khu Viê ̣t Bắc.

Trải qua hai cuô ̣c kháng chiến của dân tộc, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã thực hiện tốt nhiê ̣m vụ củng cố thị trường, giữ cho tiền tê ̣ ổn đi ̣nh, phát triển tín du ̣ng góp phần phu ̣c hồi kinh tế Miền bắc và củng cố sức người, sứ c của cho chiến trường Miền nam. Ngân hàng tỉnh Thái Nguyên luôn thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ kháng chiến, phát triển tăng gia sản xuất.

Trong quá trình thực hiê ̣n đổi mới đất nước, năm 1988, hê ̣ thống ngân hàng được tách thành ngân hàng hai cấp: NHNN Việt Nam thực hiê ̣n chức năng quản lý Nhà nước về tiền tê ̣ và hoa ̣t đô ̣ng ngân hàng; các NHTM thực hiê ̣n chức năng kinh doanh tiền tê ̣, tín dụng, thanh toán, ngoa ̣i hối và di ̣ch vụ ngân hàng.

Tính đến tháng 4- 2016, trên đi ̣a bàn tỉnh có 24 chi nhánh cấp I của các tổ chứ c tín du ̣ng, trong đó có 21 chi nhánh NHTM, 1 chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hô ̣i, 1 chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Ka ̣n - Thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 43)